Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật IV Thường Niên, Năm B

Chủ Nhật IV Thường Niên, Năm B

Bài đọc: Deut 18:15-20; I Cor 7:32-35; Mk 1:21-28.
1/ Bài đọc I: 15 Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy.16 Đó chính là điều mà anh em đã xin với Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, tại núi Khô-rếp, trong ngày đại hội; anh em đã nói: “Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết.”17 Bấy giờ Đức Chúa phán với tôi: “Chúng nói phải.18 Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy. 19 Kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó. 20 Nhưng ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết.”
2/ Bài đọc II: 32 Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều gì. Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người.33 Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ,34 thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng. 35 Tôi nói thế là để mong tìm ích lợi cho anh chị em, tôi không có ý gài bẫy anh chị em đâu, nhưng chỉ muốn đề nghị với anh chị em một điều tốt, để anh chị em được gắn bó cùng Chúa mà không bị giằng co.
3/ Phúc Âm: 21 Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy.22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên24 rằng: “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa! “25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này! “26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.27 Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh! “28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Vai trò của ngôn sứ
Ngôn sứ hay tiên tri là người nói thay cho Thiên Chúa, chứ không phải là những người nói trước về tương lai. Trong Cựu Ước, ngôn sứ chỉ là một thiểu số nhỏ, được Thiên Chúa tuyển chọn giữa dân để nói thay cho Ngài, nhất là trong thời miền Bắc và miền Nam bị rơi vào tay ngọai bang và bị lưu đày.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong vai trò của vị ngôn sứ. Trong Bài Đọc I, tác-giả Sách Đệ Nhị Luật cho biết lịch sử tại sao có ngôn sứ, và vai trò quan trọng trong sứ vụ trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô giải thích cho cộng đòan Corintô biết lý do cụ thể của những người không có gia đình, họ có nhiều thời giờ hơn để làm những chuyện của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu là vị Ngôn Sứ Tối Cao, vì Ngài là chính Lời của Thiên Chúa. Ngài giảng dạy như một ngôn sứ có uy quyền chứ không giống các Kinh-sư; và Ngài có quyền trục xuất thần ô uế ra khỏi con người.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Lời tiên tri về vị ngôn sứ Thiên Chúa hứa ban:

1.1/ Sự cần thiết của ngôn sứ: Truyền thống Do-Thái tin khi một người nhìn thấy Thiên Chúa, người đó sẽ phải chết. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa không xuất hiện để nói với dân, nhưng Ngài dùng những nhà lãnh đạo như Moses và Aaron, để thực thi những gì Thiên Chúa muốn. Để chứng nhận uy tín của những người lãnh đạo này, Thiên Chúa cho dân thấy một phần quyền năng của Ngài như khi dân Israel được triệu tập ở Horeb trong ngày đại hội. Nhưng dân chúng không thể chịu đựng nổi, dù chỉ một phần uy quyền của Thiên Chúa, nên họ nói với Moses: “Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết.”
Vì lý do này, con người có lời hứa của Thiên Chúa: “Từ giữa anh em, trong số các anh em của anh em, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như tôi để giúp anh em; anh em hãy nghe vị ấy.” Nói cách khác, ngôn sứ là người được chọn giữa con người, để trở thành trung gian giữa Thiên Chúa và con người. Lời hứa này ám chỉ tất cả các ngôn sứ trong Cựu Ước Thiên Chúa gởi đến cho con người. Tuy nhiên, đó cũng là lời hứa về Đức Kitô, vị Ngôn Sứ tòan hảo của Thiên Chúa. Ngài cũng là người giữa con người, nhưng có uy quyền và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Ngài là người trung gian hòan hảo giữa Thiên Chúa và con người.

1.2/ Mối liên hệ bộ ba giữa Thiên Chúa, ngôn sứ, và con người: Một sự hiểu biết về mối liên hệ này sẽ giúp chúng ta nhận ra bổn phận và trách nhiệm của từng người:
(1) Thiên Chúa và ngôn sứ: Thiên Chúa chọn ngôn sứ và gởi ông đến với dân để giúp họ, ông không tự chọn mình để làm ngôn sứ. Bổn phận của ngôn sứ là nói những gì Thiên Chúa muốn nói với dân như lời Thiên Chúa phán: “Ta sẽ đặt những Lời của Ta trong miệng người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền cho người ấy.”
(2) Ngôn sứ và con người: Con người phải vâng nghe những gì ngôn sứ nói với họ; vì “kẻ nào không nghe những lời của Ta, những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội nó.” Lời của Thiên Chúa là lời của ngôn sứ; bất tuân lời ngôn sứ là bất tuân Thiên Chúa, và con người sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa. Con người dễ khinh thường các ngôn sứ, lý do vì ngôn sứ cũng là người yếu đuối như họ; chẳng lạ gì mà con người hay có thái độ, “gần chùa gọi bụt bằng anh!” Con người không được quên họ là ngôn sứ của Thiên Chúa.
(3) Ngôn sứ và Thiên Chúa: Ngôn sứ phải nói những gì Thiên Chúa nói; vì “ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết.” Ngôn sứ phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa, vì ông có trách nhiệm nói Lời của Thiên Chúa. Các ngôn sứ dễ có khuynh hướng không nói Lời của Thiên Chúa, vì những lý do sau:
– Con người không muốn nghe sự thật vì sự thật mất lòng. Họ thích nghe những gì vui vẻ, tếu táo, không đòi suy nghĩ, và nhất là không khơi dậy mặc cảm tội lỗi nơi những việc họ đang làm. Khán giả cũng không thích ngôn sứ nói đến tội lỗi, chết chóc, chiến tranh, hy sinh, từ bỏ, chịu đau khổ, vác Thánh Giá; vì thế, vị ngôn sứ dễ tránh né những chủ đề này.
– Sợ những hậu quả xảy ra: không trở nên nổi danh, bị khán giả ghét bỏ, và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu động chạm đến nhà cầm quyền và các thế lực mạnh.
– Dùng danh Thiên Chúa để mưu cầu lợi lộc: nói khôi hài để được khán giả ưa thích, nói vuốt đuôi để được thăng quan tiến chức, và nói văn chương để tỏ cho khán giả tài năng của mình.

2/ Bài đọc II: Làm đẹp lòng Thiên Chúa hay đẹp lòng người đời?

2.1/ Ngôn sứ có bổn phận làm đẹp lòng Thiên Chúa: Truyền thống Do-Thái rất chú trọng đến đời sống gia đình, và coi đó như một bổn phận thánh. Chỉ có một trường hợp miễn trừ cho một người không phải kết hôn là để có nhiều thời giờ nghiên cứu Lề Luật của Chúa. Trong cộng đòan tín hữu Côrintô, có lẽ cũng có sự so sánh giữa 2 ơn gọi: độc thân để làm việc cho Chúa và ơn gọi gia đình; ơn gọi nào tốt hơn? Thánh Phaolô cho các tín hữu một cái nhìn thiết thực qua hai ví dụ:
(1) Các nam tu: “Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa, họ tìm cách làm đẹp lòng Người; còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi.”
(2) Các nữ tu: “Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng.”
Lý luận căn bản của Thánh Phaolô: Vì người độc thân không phải lo nghĩ đến người phối ngẫu nên họ có thời giờ và dành mọi tập trung lo việc của Thiên Chúa. Người có gia đình phải dành thời giờ và lo lắng cho người phối ngẫu, nên họ sẽ có ít giờ hơn để lo việc của Thiên Chúa, và tâm trí họ bị chia đôi. Đấy là chưa kể thời giờ phải lo cho các con nữa.

2.2/ Hãy chu tòan bổn phận trong ơn gọi của mình: Điều quan trọng không ở chỗ là tranh luận xem ơn gọi nào quan trọng hơn ơn gọi nào; nhưng ở chỗ mọi người hãy chu tòan ơn gọi của mình. Nếu ở bậc độc thân mà không chịu lo việc của Thiên Chúa, cũng chẳng làm lợi gì cho Ngài. Bậc nào cũng phải cộng tác với nhau và góp phần vào việc làm vinh quang Thiên Chúa.

3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu là ngôn sứ kiểu mẫu của Thiên Chúa.

3.1/ Uy quyền giảng dạy: “Đức Giêsu và các môn đệ đi vào thành Capernaum. Vào ngày Sabbath, Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.” Trình thuật không nói rõ sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và các Kinh-sư, nhưng chúng ta có thể dựa vào những trình thuật khác, nhất là xung đột ý kiến giữa Ngài và họ, để liệt kê một số điều như sau:
(1) Chúa Giêsu chú trọng đến tâm hồn bên trong như: kính sợ Thiên Chúa, lòng thương xót, thực thi ý Thiên Chúa, và bảo vệ sự sống; trong khi các Kinh-sư chú trọng đến việc giữ các lễ nghi và Lề Luật hời hợt bên ngòai: giữ ngày Sabbath và các luật thanh tẩy (Mk 2:23-24).
(2) Chúa Giêsu không sợ nói và đối diện sự thật (Mk 3:23-27); trong khi các Biệt-phái và Kinh-sư luôn tìm cách che đậy những toan tính gian ác trong tâm hồn (Mk 3:2-6).

3.2/ Uy quyền trên các thần ô uế: Truyền thống Do-Thái tin có nhiều quỉ thần trong thế giới, và chúng thường sống trong những nơi nhơ bẩn, hoang dã, và huyệt mả. Chúng thường đe dọa những khách độc hành, đàn bà có thai, cô dâu chú rể, và trẻ em ra ngòai ban đêm. Chúng thường họat động nhiều vào giữa trưa và khỏang thời gian giữa mặt trời lặn và mặt trời mọc. Có nhiều thứ quỉ thần khác nhau, và chúng thường chuyển những tính xấu của chúng tới những người chúng sở hữu như quỉ mù, phong cùi, dâm dục … Chúa Giêsu nhiều lần khai trừ quỉ thần ra khỏi con người như trình thuật hôm nay, và ngày xưa, “chức trừ quỉ” là một trong 7 chức thánh được ban cho các linh mục.
(1) Chúa Giêsu không sợ áp lực của khán giả: Trình thuật kể ngay sau khi Chúa Giêsu giảng dạy xong; lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông Giêsu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” Chúng ta không ngạc nhiên về điều này, vì sứ vụ của Chúa Giêsu và sứ vụ của quỉ thần hòan tòan đối nghịch nhau: Ngài đến để giải thóat con người khỏi mọi quyền lực của tội; trong khi các quỉ thần cố gắng giữ con người làm nô lệ cho tội.
(2) Chúa Giêsu trục xuất quyền lực ô uế đang ở trong khán giả: Ngài quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. Điều khác biệt giữa Chúa Giêsu và các nhà trừ quỉ khác, Ngài dùng uy quyền của chính Ngài biểu tỏ qua mệnh lệnh ngắn và đơn giản; chứ không nhân danh một thứ quyền lực khác, và phải xử dụng một công thức cố định.
(3) Khán giả được chữa lành: Khi chứng kiến những gì Chúa Giêsu làm, mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Chúng ta đều là những ngôn sứ của Thiên Chúa. Bổn phận của chúng ta là phải tìm hiểu, nói, sống, và làm chứng cho sự thật.
– Chúng ta sẽ phải đương đầu với những quyền lực chống lại sự thật của thế gian và ma quỉ. Hậu quả có thể là không được chấp nhận, phỉ báng, tù đày, và ngay cả nguy hiểm tính mạng.
– Chúng ta không được sợ hãi, để rồi thay vì nói sự thật của Thiên Chúa, chúng ta nói những gì khán giả muốn nghe. Hãy nhớ chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mắt Thiên Chúa; Ngài sẽ đòi nợ máu chúng ta về sự hư đi của những người chúng ta đã không có can đảm nói sự thật cho họ.
– Chúng ta phải tôn trọng những người có bổn phận rao giảng Tin Mừng, cho dẫu họ nói những gì chúng ta không muốn nghe, nhưng là sự thật của Thiên Chúa.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Sunday of the 4 OTB

Readings: Deut 18:15-20; I Cor 7:32-35; Mk 1:21-28.

1/ First Reading: RSV Deuteronomy 18:15 “The LORD your God will raise up for you a prophet like me from among you, from your brethren — him you shall heed — 16 just as you desired of the LORD your God at Horeb on the day of the assembly, when you said, `Let me not hear again the voice of the LORD my God, or see this great fire any more, lest I die.’ 17 And the LORD said to me, `They have rightly said all that they have spoken. 18 I will raise up for them a prophet like you from among their brethren; and I will put my words in his mouth, and he shall speak to them all that I command him. 19 And whoever will not give heed to my words which he shall speak in my name, I myself will require it of him. 20 But the prophet who presumes to speak a word in my name which I have not commanded him to speak, or who speaks in the name of other gods, that same prophet shall die.’
2/ Second Reading: RSV 1 Corinthians 7:32 I want you to be free from anxieties. The unmarried man is anxious about the affairs of the Lord, how to please the Lord; 33 but the married man is anxious about worldly affairs, how to please his wife, 34 and his interests are divided. And the unmarried woman or girl is anxious about the affairs of the Lord, how to be holy in body and spirit; but the married woman is anxious about worldly affairs, how to please her husband. 35 I say this for your own benefit, not to lay any restraint upon you, but to promote good order and to secure your undivided devotion to the Lord.
3/ Gospel: RSV Mark 1:21 And they went into Capernaum; and immediately on the sabbath he entered the synagogue and taught. 22 And they were astonished at his teaching, for he taught them as one who had authority, and not as the scribes. 23 And immediately there was in their synagogue a man with an unclean spirit; 24 and he cried out, “What have you to do with us, Jesus of Nazareth? Have you come to destroy us? I know who you are, the Holy One of God.” 25 But Jesus rebuked him, saying, “Be silent, and come out of him!” 26 And the unclean spirit, convulsing him and crying with a loud voice, came out of him. 27 And they were all amazed, so that they questioned among themselves, saying, “What is this? A new teaching! With authority he commands even the unclean spirits, and they obey him.” 28 And at once his fame spread everywhere throughout all the surrounding region of Galilee.
——————————————————————————————————————————————————————————-
I. THEME: The prophet’s role

According to Jewish prophetic tradition, a prophet is the one who speaks for God, not foretells things which shall happen in the future; even though he sometimes does it. He is God’s mouthpiece. In the Old Testament, prophets were the minority, selected amongst people to speak for God, especially during before, during and after the exile.
Today readings highlight the prophet’s role. In the first reading, the author of Deuteronomy gave us the reason why the Israelites have prophets: they are the mediators between God and His people. In the second reading, St. Paul gave the Corinthians a practical reason to be single, so that they could have more time to do God’s works. In the Gospel, Jesus is the most important prophet because he is the Word of God. He preached as an authorative prophet, not as scribes. He had power to expel unclean spirits from people.

II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The prophecy about the prophet whom God promised to give.

1.1/ The necessary role of a prophet: According to the Israel tradition, when one sees God, he shall certainly die except when God permits him to see. In the Old Testament, God didn’t appear to speak to the Israelites; but He used leaders and prophets such as Moses and Aaron to communicate His wills to people. To certify their leadership, God let people see some of His power when the Israelites were gathered at Horeb mountain. People couldn’t stand though it was only a part of God’s power; and they said to Moses: “Let us not hear again the voice of the Lord my God, or see this great fire any more, lest we die.”
Because of this, God promised to His people: “They have rightly said all that they have spoken.I will raise up for them a prophet like you from among their brethren; and I will put my words in his mouth, and he shall speak to them all that I command him.” In other words, God shall choose a prophet among people so that he shall be the mediator between God and His people. This promise was fulfilled by all prophets of the Old Testament; however, it was also fulfilled by Christ, the exemplar of all prophets of God. He lived in the midst of people but had God’s power and wisdom. He is the perfect mediatior between God and men.
1.2/ The relationship between God, prophet and people: Today passage outlined the relationship, duties and responsibilities of each member.
(1) God and the prophet: God is the one who chooses and send the prophet to help the people. None can volunteer to be a prophet. The main duty of the prophet is to speak to people what God wants: “I will put my words in his mouth, and he shall speak to them all that I command him.”
(2) The prophet and people: People must obey what the prophet told them, because “whoever will not give heed to my words which he shall speak in my name, I myself will require it of him.” When the prophet speaks in the name of God, his word is God’s word; to disobey his word is to disobey God, and people must endure consequences of their disobedience before God.
People are easy to disobey the prophet because they think he is also a human being like them. They forget that he is chosen and sent by God to them.
(3) The prophet and God: The prophet must speak what God wants him since “whoever will not give heed to my words which he shall speak in my name, I myself will require it of him.”Not everything that the prophet speaks are of God, but only what God commands him to speak and what he speaks in the name of God.
Prophets have a tendency not to speak what God commands due to the following reasons:
– The prophet knows people don’t want to hear the truth because it hurts them. People want to hear jokes, funny stories, things that don’t require to think much. They don’t want to hear about laws, sin, death, war, sacrifice, suffering and carrying their daily cross; therefore, the prophet has a tendency to avoid these topics.
– The prophet is afraid of bad results that could happen, such as: not being popular, be hated by audience, be persecuted by government or powerful people.
Moreover, some prophets use their office to gain material things, to become popular, to show their talent or to get advance. They forget God’s warning: “the prophet who presumes to speak a word in my name which I have not commanded him to speak, or who speaks in the name of other gods, that same prophet shall die.”

2/ Reading II: To please God or human beings

2.1/ A prophet must please God: Jewish tradition pays a special attention to marriage, they consider it as a holy duty. The only exception for not getting marry is to dedicate one’s whole life to study God’s Law. In the community of the Corinthians, there might be a discussion between the faithful to see which vocation is better, to get marry or to remain single. St. Paul gave his opinion on this topic.
(1) Unmarried men: “The unmarried man is anxious about the affairs of the Lord, how to please the Lord;but the married man is anxious about worldly affairs, how to please his wife,and his interests are divided.”
(2 Unmarried women: “The unmarried woman or girl is anxious about the affairs of the Lord, how to be holy in body and spirit; but the married woman is anxious about worldly affairs, how to please her husband.”
His main logic is that the unmarried men or women don’t have to worry about their spouses, so they can use all their time and effort to worry about God’s things. The married men and women must spend time with their spouse and care for their children, so they shall have little time to worry about God’s things and their minds were distracted by worldly things.
2.2/ Let fulfill our vocation: The important thing, according to St. Paul, isn’t about which vocation is better; but on how everybody fulfill their vocation. If one remains single and doesn’t spend time to do God’s work, what good can he achieve? All have duty to glorify God and make contribution in the expansion of God’s kingdom.

3/ Gospel: Jesus is the perfect exemplar of God’s prophets.

3.1/ Jesus’ authority to preach: Mark reported: “And they went into Capernaum; and immediately on the sabbath he entered the synagogue and taught.And they were astonished at his teaching, for he taught them as one who had authority, and not as the scribes.”
The passage didn’t describe what are the differences between Jesus and scribes; we must rely on other passages, especially the conflicts between Jesus and them, to list out some of their differences.
(1) Jesus paid a special attention to what are inside men, such as: the reverence of God, having compassion, doing God’s will, protecting life even on the sabbath; while scribes paid their attention on following strictly ceremonies, keeping the laws from outside, long prayers, keeping the sabbath and purification (Mk 2:23-24).
(2) Jesus isn’t afraid of speaking the truth and facing the conflict (Mk 3:23-27);
while the scribes and Pharisees always find a way to hide their wicked and calculated intention of their mind (Mk 3:2-6).
3.2/ Jesus had power to expel unclean spirits: Jewish tradition believes there are many unclean spirits in the world; they used to live in dirty places, deserts and cemeteries. They threaten lonely voyagers, pregnant women, and children. They are active at noon and during nightime, the time between dusk and dawn. There are different spirits, and they transmit their bad qualities to those were possessed by them, such as: blind, leper, fornication… Many times Jesus expelled unclean spirits from people; today passage is an example. Exorcism is one of the seven holy offices which are given to those who are going to become priests.
(1) Jesus was not afraid of unclean spirits: Mark reported: “And immediately there was in their synagogue a man with an unclean spirit;and he cried out, “What have you to do with us, Jesus of Nazareth? Have you come to destroy us? I know who you are, the Holy One of God.””
It isn’t a surprise when the unclean spirit said something like this sentence because Jesus’ mission is completely opposed with the unclean spirit’s mission. Jesus comes to liberate people from the power of sins while the evil tries to confine people in sins.
(2) Jesus expelled the unclean spirit from the man: “But Jesus rebuked him, saying, “Be silent, and come out of him!” And the unclean spirit, convulsing him and crying with a loud voice, came out of him.” There is a difference between Jesus’s power and other exorcists. Jesus used his power by saying a short and simple command, not in the name of other power or using a fixed formula.
(3) The man was healed and people’s reaction: Witnessed what people did, people were all amazed, so that they questioned among themselves, saying, “What is this? A new teaching! With authority he commands even the unclean spirits, and they obey him.”And at once his fame spread everywhere throughout all the surrounding region of Galilee.

III. APPLICATION IN LIFE:
– By Baptism, we are all God’s prophets. Our duties are to learn, to speak, to live and to witness for the truth.
– As prophets, we must face those who are opposed the truth, such as the devil and the world. We might be rejected, ridiculed, persecuted, put in prison, or died.
– We shouldn’t be afraid all these so we shall speak God’s truth, not what people want to hear. Let remember that we must be responsible to God, He shall demand our blood for those who are destroyed because we have no courage to speak the truth to them.
– We must respect those who are God’s prophets, even though they say something we don’t want to hear; but they are God’s words.