TẢN MẠN VỀ SỰ CHẾT

Thưa quý vị và các bạn, sự chết sao quá gần gũi với chúng ta, gần sát bên sự sống, mới sống đó, rồi chết đó. Phải chăng, sự chết là “bạn thân” của sự sống ? Vâng, dù có sợ hay không, thần chết vẫn gõ cửa. Đó là chân lý, đã là chân lý thì không thể khác được.

Vâng, ông thánh cũng chết, thằng hèn cũng chết, kẻ dữ cũng chết, thằng ác cũng chết, người giàu cũng chết, thằng sang cũng chết. Không trừ ai.

Mỗi ngày có biết bao nhiêu cái chết, chết sông, chết suối, chết núi, chết đồi, chết trôi, chết cạn, chết tai nạn, chết trong nhà thương, chết đường, chết chợ, chết nợ, chết nghèo, chết bệnh tật, chết cô đơn, chết an lành, chết dữ, chết do người khác giết v…v.

Trong ba ngày tết Nhâm Dần vừa qua, có mấy mươi người chết. Vâng, sự chết đến gần quả nhiên như kẻ trộm.Lời Chúa cho chúng ta biết rõ ràng như vậy.

Như vậy, nếu tin vào Chúa cũng chết mà không tin cũng chết. Nhưng, khác nhau ở chổ nào? Chúng ta cùng nhau suy tư nhé !

Địa đàng ở đâu? Thưa, địa đàng là trần gian, vì Thiên Đàng là Nước Trời, câu trả lời có ngay phải không? Như vậy, cái mà chúng ta gọi là ”chết” là gì? Thưa, đó là sự trở về, trở về Nước Trời. Vì, rõ ràng , cái mà thế nhân gọi là chết đó là sự “mất ơn nghĩa” với Đấng Tạo Thành. Vì vậy, sự chết là “tê liệt”, hết hoạt động, sự sống là hoạt động, mà chết là ”HẾT HOẠT ĐỘNG”.

Vậy, thân xác hết hoạt động, thì gọi là chết.Vì, chúng ta biết, thân xác được tạo thành bởi bụi đất, nhưng phàm nhân không thể sống, nếu không có Thần Khí của Thiên Chúa. Điều mà chúng ta gọi là linh hồn, đó là Thần Khí của Thiên Chúa. Thần Khí Thiên Chúa phú vào thân xác chúng ta qua sự tác thành kỳ diệu của một người nam và một người nữa, đó là cha mẹ, mà Thiên Chúa chỉ tạo dựng một lần đầu tiên. Sự truyền sinh và công thành dưỡng dục của cha mẹ là một sự cộng tác vào công trình cao cả vĩ đại và đầy tình yêu thương của Thiên Chúa .Chúng ta thấy, Thiên Chúa thậy kỳ tài và yêu thương , sáng kiến tạo ra một sinh vật, có Thần Khí của Người, được gọi là”sinh linh”.

Vâng, chỉ có sinh ”kỳ diệu” ấy, gọi là ”con người”, vì con người là sinh vật có sinh linh, nghĩa là sự sống thiêng liêng, có thân xác, có linh hồn. Như vậy, thân xác là hữu hình là bụi đất, nhưng có sự linh thiêng, tức Thần Khí Thiên Chúa là vô hình siêu nhiên. Sự hữu hình không nhìn thấy được.

Như vậy, hữu hình và siêu nhiên là hai trạng thái hoàn toàn đối lập nhau. Cũng như địa đàng và thiên đàng vậy. Vậy, người có niềm tin vào Thiên Chúa muốn vĩnh cư nơi địa đàng hay thiên đàng?

Chắc chắc là thiên đàng, vì, sau khi sự chết, tức án phạt nguyên tổ, sự dữ đã xâm nhập địa đàng, con người tức sinh linh nhỏ bé, phải trả lại thân xác bụi đất , để vào chốn THƯỞNG- PHẠT đời đời là như vậy.Theo đó, Thiên Chúa muốn cho sinh linh nhỏ bé của chúng ta được sống bất tử, nghĩa là được thông hiệp vào sự sống bất diệt của Thần Khí, dù thân xác bụi đất co tê liệt, nhưng , phần sinh linh không vơi can, không bất nghĩa với Thiên Chúa, Người vẫn ban cho sinh linh “ƠN CỨU CHUỘC” bởi ĐỨC GIÊ-SU- KI-TÔ, Một Ngôi Vị Hằng Hữu của Thiên Chúa đã chết vì chúng ta, Giá Máu của Người trở nên giá cứu chuộc chúng ta, một “thế giá” bởi chính Người là Hy Tế, từ đó, để cứu mọi sinh linh TIN vào Người, vÌ :” ƠN CỨU CHUỘC NƠI NGƯỜI CHAN CHỨA”. (TV 129, 7b)

Như vậy, bất cứ ai tin vào Đức Ki-tô, không hạn chế số lượng, vô cùng, vô hạn sẽ được sự sống đời đời, đó là sinh linh bất tử được kết hợp vào Thiên Chúa vĩnh hằng. Như vậy, cái mà thế nhân cho là”sự chết” là sự tê liệt của thân xác hữu hình bụi đất, sẽ trở về, trả lại bụi đất , và sinh linh bất tử sẽ nên vĩnh hằng bên Đấng Cứu Chuộc.

Như vậy, cái mà thế nhân gọi là sự chết để phân biệt với sự sống của sinh linh TIN vào Ơn Cứu Chuộc, khác với những sinh linh không có niềm TIN vào Đức Giê-su- Ki-tô, mặc nhiên theo niềm tin của họ, sự trở lại làm người trong thân xác bụi đất nhiều lần, nhiều đời, nhiều kiếp cho đến khi nào được hóa kiêp mới hết kiếp nhân sinh, vì, họ không có “ƠN CỨU CHUỘC”.

Như vậy, dù thân xác có tê liệt, bất động, thì sinh linh của người Ki-tô hữu, nghĩa là người TIN vào Đấng Cứu Chuộc Giê-su- Ki-tô, thì họ nhận được ơn giải thoát, nghĩa là khi được gọi về họ không đánh mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, Đấng tác thành sự sống hữu hình và vô hình cho họ.

Theo đó, chúng ta không hoang mang gì cả, vì, chúng ta có bình an trong Đức Ki-tô. Bình an ấy, Người đã ban cho chúng ta, khi Người từ cõi chết phục sinh.

Lạy Chúa Giê-su, Đấng Cứu Chuộc các linh hồn, xin thương xót chúng con .

Qua phần tản mạn hôm nay, con xin dâng để cầu nguyện cho các Linh Hồn mới qua đời :

Linh hồn mục tử Giuse Trần Ngọc Thanh.O.P.

Linh hồn tu sĩ Giuse Hoàng Văn Đức C.s.s.R.

Linh hồn mục tử Phê-rô Nguyễn Thanh liêm. C.s.s.R và các Linh Hồn những người Thánh Hiến khác mới qua đời. Xin Thiên Chúa thương xót các linh hồn Thánh Hiến nầy.

Linh hồn Giuse Trần Đình Thẩm , thân phụ của con .

Kết luận: Sự chết không đáng sợ, nếu chúng ta cùng chết với Đức Ki-tô, thì chúng ta sẽ cùng phục sinh với Người. Đó là Đức Tin của chúng ta, đó là Đức Tin của Hội Thánh./. Amen

08/02/2022

Phê-rô Trần Đình Phan Tiến