SUY TƯ VỀ ĐỨC CỐ HỒNG Y PHANXICO XAVIER NGUYỄN VĂN THUẬN (1928 -2002) THÁNH GIÁ – TÌNH YÊU VÀ SỰ THẬT DUY NHẤT

Thưa quý vị, Thánh giá là Mầu Nhiệm của sự đau khổ, ai cũng biết. Nhưng, trên sự đau khổ là gì? Há chẳng phải là “Sự Thật và Tình Yêu“ hay sao?! Vì, tình yêu phát sinh sự hy sinh, đó là sự thật, mà có sự thật nào bằng Mầu Nhiệm Thánh giá. Một sự thật phát sinh từ Thiên Chúa, đó là “Chân Lý”, chân lý đó phát xuất từ “Tình Yêu” của Thiên Chúa qua Đức Giê-su – Ki-tô cách duy nhất. Bởi vì, ngoài Thiên Chúa ra không tạo vật nào thực thi được.

Vì, Thánh giá minh chứng, hay biểu lộ sự thật của một tình yêu, vì thế, chúng ta được dạy rằng:” THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU”.

Khi nói đến tình yêu, chúng ta thường liên tưởng đến “nụ hôn”, hay tình cảm lứa đôi. Nhưng, sự thật, tình yêu đích thực và duy nhất đó là THIÊN CHÚA, bởi vì, “bản chất” của tình yêu là “sự hy sinh”, sự hy sinh càng nhiều tình yêu càng lớn.Ai gặp được tình yêu đích thực thì người đó hạnh phúc. Bởi vì, tình yêu đích thực chính là sự hy sinh đích thực. Vì thế, sự đau khổ chính là sự giả dối bị gặp phải. Nên chi, sự giả dối đưa đến sự đau khổ cho tha nhân, vì thế “sự đau khổ” không phải là tình yêu. Nhưng, Thánh giá chấp nhận gánh lấy đau khổ của nhân loại và vì nhân loại. Vì, không có sự thật và tình yêu nào lớn hơn sự đau khổ trên Thánh giá, vì thế sự đau khổ nơi Thánh giá được gọi là “Mầu Nhiệm”. Mầu Nhiệm là sự “kỳ bí”, một sự lạ lùng, huyền nhiệm và siêu nhiên mà phàm nhân không thể hiểu.

Tại sao có satan ? Bởi vì, nó không thể hiểu Mầu Nhiệm Thánh giá và không chấp nhận sự hy sinh tột đỉnh của một Ngôi Vị Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Đối với Thiên Chúa “đau khổ” không phải là một Mầu Nhiệm, vì Thiên Chúa không tạo dựng đau khổ. Satan mới là nguyên nhân và đầu mối của sự đau khổ.

Vì thế, Đức Ki-tô đã gánh lấy đau khổ vì tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại, nên chi, sự đau khổ của nhân loại mà satan gieo rắc vào thế gian được Đức Ki-tô gánh lấy và đưa lên Thánh giá, từ đó, sự đau khổ đã trở nên một Mầu Nhiệm.

Như vậy, sự đau khổ của nhân loại qua mầu nhiệm HY SINH cao độ là TÌNH YÊU của Thiên Chúa qua Đức Ki-tô được biểu lộ trên Thánh giá đã trở nên Mầu Nhiệm cho chúng ta.Như vậy, đối với những ai TIN vào Đức Ki-tô, thì đau khổ đã trở nên Mầu Nhiệm của Tình Yêu, đó là sự Cứu Độ của Thiên Chúa. Từ đó, sự đau khổ đối với những ai TIN vào Người không còn đơn thuần là sư đau khổ, mà là một mầu nhiệm của tình yêu.Đó là sự hy sinh, một sự hy sinh tột đỉnh là “Mầu Nhiệm Thánh giá”.

Giá trị đau khổ của người Ki-tô hữu khi và chỉ khi, họ biết tháp nhập vào Mầu Nhiệm Tình Yêu trên Thánh giá của Đức Giê-su- Ki-tô.

Như vậy, bản chất của Tình Yêu là sự hy sinh chứ không phải là “hưởng thụ”, và bản chất của hy sinh là sự đau khổ. Rõ ràng, đau khổ vì tha nhân là một hy tế dâng lên Thiên Chúa Cha, Đấng là Nguồn mạch của yêu thương đời đời và duy nhất.

Vì vậy, Cựu Ứơc là máu chiên bò, nhưng Tân Ứơc là Máu của Đức Ki-tô, Đấng Thiên Sai. Tất cả những điều đó là Mầu Nhiệm, vì chúng ta không nhìn thấy, nhưng, qua mầu nhiệm mạc khải của Thiên Chúa, chúng ta cảm nghiệm và là đức tin. Vì thế, sự đau khổ của người Ki-tô hữu, qua mầu nhiệm mạc khải trên Thánh giá, chúng ta trở nên giá trị Cứu Độ cho tha nhân, đó là : “thế giá của đau khổ”.

Như vậy, nhờ Thánh Gía và cuộc khổ hình sinh ơn Cứu Độ của Đức Ki-tô, sự đau khổ của chính chúng ta trở nên có giá trị.

Qua đó,chúng ta hiểu được từng đoàn người nối tiếp nhau bước theo Đức Ki-tô để cùng vác Thánh giá với Người mỗi ngày không phải chỉ vác lấy đau khổ mà chính là vác lấy Tình yêu của Thiên Chúa. Vì, bản chất đích thực của Tình Yêu là sự Hy Sinh, tự hiến vì tha nhân. Tại sao vậy, bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu.
Tình yêu thụ hưởng không phải tình yêu đích thực, vì , nếu Thiên Chúa không hy sinh vì nhân loại, mặc nhiên nhân loại không có sự sống, và Ngài chỉ đơn độc không có bạn hữu.

Vâng, phàm nhân thánh thiện chính là bạn hữu của Thiên Chúa, đến độ thánh Gioan miêu tả:” Thiên Chúa quá yêu thế nhân, đến độ sai Con Một của Ngài đến thế gian, để ai tin vào Người Con đó thì không phải hư mất, nhưng, được cứu độ.”

Như vậy, Thiên Chúa cứu độ nhân loại bởi tình yêu thương của Ngài, nhưng, bản chất đích thực của yêu thương là HY SINH, mà hy sinh không thể thiếu hương vị của khổ đau, vì thế, đau khổ được chính Ngôi Hai Thiên Chúa gánh lấy và đưa lên Thánh giá, để sự đau khổ tột cùng của nhân loại được Người gánh lấy, hầu trở nên một Mầu Nhiệm Cứu Độ, chứ không đơn thuần là sự khổ đau vô nghĩa.Bởi thế , cho nên , đau khổ của người có niềm tin vào Đức Ki-tô ,đau khổ trở thành hy tế dâng lên Thiên Chúa Cha.

Như vậy, sự đau khổ mà người Ki-tô hữu gặp phải, chịu đựng, mang vác, và bước theo Đức Ki-tô, là một hành trình tiến về Thiên Đàng.

Thiên Chúa không sinh ra đau khổ, nhưng, quá trình hình thành đau khổ vẫn có nguồn gốc của nó. Bởi vì, sự đau khổ vẫn trở nên bị “không chế” bởi sự nhiệm mầu của tình yêu. Từ đó, các thánh là những thành phần cảm nghiệm tình yêu qua đau khổ của Đức Ki-tô và sẵn sàng vác lấy, mang theo cách trung tín cho đến cùng. Nhưng, sự hữu hạn của phàm nhân không thể gánh lấy đau khổ cách dễ dàng thành công, mà là chính trên Thánh giá, Chúa Giê-su đã gánh lấy cho chúng ta. Bước đi trong đau khổ, kẻ khôn ngoan của thế gian không chấp nhận như vậy,vì sự đau khổ được thế nhân loại bỏ, vì, họ không thể đương đầu, bởi vì, thế gian không đủ hương vị tình yêu như Thiên Chúa để gánh lấy đau khổ.

Sự đau khổ và tình yêu tự bản chất ban đầu không phải là một, nhưng, qua quá trình triển nở, tình yêu mạnh hơn sự chết, từ đó đau khổ trở nên một Mầu Nhiệm.

Đau khổ trở thành mầu nhiệm, mặc nhiên nó được “ĐỒNG HÀNH”với tình yêu.
Vì vậy, người Công giáo, nếu khước từ đau khổ là khước từ tình yêu, mà Tình Yêu chính là Thiên Chúa duy nhất và đời đời. Từ đó, chúng ta biết được rằng, ngoài Thiên Chúa không có ơn cứu độ.

Thiên Chúa như Người gieo giống, Ngài gieo tình yêu vào thế gian, nhưng, satan cướp lấy, từ đó, sự đau khổ hình thành trong thế gian là do satan.Vì vậy, giữa mầu nhiệm tình yêu và đau khổ được chính Mầu Nhiệm Thánh giá hóa giải và cân bằng. Bởi thế cho nên, “Thập giá là cây gỗ “giết người”, nhưng,Thánh giá là nguồn phát sinh ơn cứu độ “. (lời của Đức cố HY F.X Nguyễn Văn Thuận).

Thánh giá biểu lộ sự chân thật tuyệt đối từ Thiên Chúa, đó là sự sống vĩnh cửu, minh chứng Đấng cứu độ duy nhất và đời đời, nơi mà satan phải bại trận, vì, Đức Ki-tô đã đưa sự đau khổ “lên ngôi”. Vì, chính Thánh giá đem lại nguồn sống bất diệt cho nhân loại. Như vậy, sự đau khổ nơi kiếp người tất yếu không tách rời mầu nhiệm đau khổ. Thánh giá biểu lộ sự vinh quang tuyệt đối chính là sự hy sinh cao độ của Ngôi Hai Thiên Chúa làm Người. Vì, chính lúc được treo lên Thánh giá, phần Thiên Tính của Người chấp nhận “lùi bước”, để phần Nhân Tính chu toàn cách hoàn hảo nhất. Sự trần trụi, hai tay giang rộng biểu lộ một chân lý cách tuyệt đối nơi tình yêu mà chưa từng được mặc khải bao giờ.

Giá trị tình yêu, sự sống, nơi Thánh Thể Tử Nạn trở thành một biểu tượng sự thật minh chứng Thiên Chúa hiện hữu.Thánh giá thể hiện mầu nhiệm đau khổ, nhưng, sự đau khổ chóng qua, dù là tột đỉnh của khổ đau, nhưng, phân Nhân Tính của Chúa Giê-su đã gánh lấy cho nhân loại. Vì thế, trên Thánh giá phải là Thánh Thể Tử Nạn, KHÔNG THỂ THAY THẾ Chúa Giê-su Phục Sinh. Nếu, trên Thánh giá treo hình Chúa Giê-su phục sinh, thì hoàn toàn không phù hợp với Mầu Nhiệm đau khổ. Không thể có Mầu Nhiệm Phục Sinh, nếu không có Mầu Nhiệm Thánh giá. Mầu Nhiệm đau khổ nơi Thánh giá Chúa Giê-su mới thật sự chiến thắng tử thần. Vì, Mầu Nhiệm đau khổ đi trước Mầu Nhiệm Phục Sinh, tuy nhiên , nếu ,không có Mầu Nhiệm Phục Sinh, thì sự đau khổ của Đức Ki-tô không phải là một Mầu Nhiệm, mà là một cực hình của kẻ bại trận và yếu thế, nhưng, Mầu Nhiệm Phục Sinh hoàn tất Mầu Nhiệm đau khổ, tuy hai mà một là như vậy.

Như chúng ta biết, chỉ có một thế lực xấu xa duy nhất, đó là satan và bè lũ của nó.Nhưng, Mầu Nhiệm đau khổ nơi Thánh giá Đức Ki-tô phát ra bởi tình yêu duy nhất bởi Thiên Chúa TRÊN SỰ DỮ VÀ SỰ CHẾT.Vì vậy, ai nhìn lên và tin vào Thánh giá, thì được cứu độ. Tuy nhiên, sự dữ và sự chết vẫn được phép hiện diện song hành, hầu tách người lành và kẻ dữ, phân biệt Thiên Đàng và hỏa ngục. Thiên Chúa VẪN LUÔN YÊU THƯƠNG NHÂN LOẠI, nhưng, sự dữ và sự chết vẫn tồn tại ở thế gian. Điều đó cho thấy, thế gian chính là chốn tạm ở giữa hai đầu thưởng phạt phân minh, đó là Thiên Đàng và hỏa ngục. Theo đó, người Công giáo chân chính không sợ hãi đau khổ, mà là vững tin vào Chúa Giê-su hầu khôn ngoan chấp nhận đau khổ, như Thánh giá là “dấu chỉ” phục sinh.

Đau khổ và sự chết nơi thân xác thế gian, là hệ lụy tất yếu trong gang tấc, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đối với bất cứ ai. Nhưng, người Công giáo biết phó thác, khi am tường sự đau khổ như một dấu chỉ của tình yêu, cùng với Thánh giá mà họ tôn thờ mỗi ngày, mặc nhiên, sự đau khổ lúc ấy trở nên một Mầu Nhiệm.

Tuy nhiên, sự mong manh của thân phận con người, những sự đau khổ lơn lao, dường như là một ách “quá tải”, mà con người không thể đương đầu.Theo đó, ơn Chúa sẽ giúp chúng ta mỗi ngày, nếu chúng ta biết kết hiệp với Ngài, trong Chúa Giê-su cùng với Chúa Thánh Thần.

Vì thế, một người con ưu tú của Giáo Hội Công giáo Việt Nam, ngài không phải là chứng nhân Tử Đạo được đổ máu đào, nhưng, sự sống đạo (Sống Đạo) của ngài như một thiên tình sử dành cho Thiên Chúa và Hội Thánh.

Trên bước đường tuyên thánh, Đức cố HY FX. Nguyễn Văn Thuận như một dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa giữa thời đại ngày nay.

Tuy nhiên, nếu so sánh trên Hội Thánh hoàn vũ, thì ngài cũng chỉ nhỏ bé thối. Háng ngũ các thánh xưa và nay hầu hết là trong qua khứ xa xưa và được ghi lại, nếu được Tử Đạo bằng một nhát dao như biết bao vị Tử Đạo, tiêu biểu và cận đai là gương cha F.X Trương Bửu Diệp, tại Tắc Sậy, Bạc Liêu.

Nhưng, gương Sống Đạo, đời tù đay, một thời gian dài 13 năm trong lao tù cộng sản, thì cũng thật hiếm. Thời gian qua, trên Hội Thánh hoàn vũ , Hội Thánh tuyên phong nhiều bậc thánh, có những vị chịu lao tù vì ý thức hệ cộng sản, hiểu lầm, bị đàn áp không hiếm .Nhưng, riêng trường hợp Đức HY Thuận, ngài biểu lộ sự sống đạo cách nhẹ nhàng, dung tình thương cân bằng công lý, dùng lý trí chế ngự sự bất mình, dung hy biến thành của lễ, trở nên hy tế đời mình cách hữu hiệu và bền bỉ với thời gian. Lao từ cộng sản có đòn roi đánh đập, biệt giam, tăm tối theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Lao động nặng nhọc, mỗi ngày chỉ hai bữa sang chiều ,cơm tù đạm bạc khổ biết bao nhiêu. Nhưng, tinh thần vẫn mạnh mẻ, co lúc tưởng chừng không gượng nổi, nhưng, ơn Chúa nơi Thánh giá sớm chiều vực dậy, nâng đỡ ngài mỗi giây trong tăm tối ngục tù. Gương thánh ấy, ngày nay được nhìn thấy, mẫu người thời đai gần chúng ta. Mười ba năm mất tất cả, nhưng, ơn Chúa ban thật là lạ, thiếu thốn đủ điều, nhưng, ơn Chúa vẫn chứa chan. Hồng ân Thánh giá vẫn hiên ngang, dẫu âm thầm, cao sâu, mầu nhiệm. Chín năm biệt giam như “khâm liệm”, chết cho chính mình để sống vì tình yêu.Vì, Tình Thiên Chúa đỗi cao siêu, tình cha mẹ, tình đồng bào ruột thịt. ngẫm cảnh lao tù tối tăm mù mịt. Gương chứng nhân anh dung thi hành. Trong đêm tối, tuy chóng vánh, mong manh, nhưng, ngày nối tiếp ngày, ôi thật sự kinh khủng quá.Ngày bước vào mọi thứ đều xa lạ, suy nghĩ dần , mọi thứ trở thành quen.Ân sủng Chúa soi sang liên mien, đời tù ngục, nhưng chan hòa bóng cả. Soi rọi tâm trí, ôi thật lạ ! Ánh bình minh từ khe cửa giọi vào, ấn sủng Chúa , đời nào khô cạn. Chính nhờ đó, ngài vô cùng sang lạng, bởi tâm can được giọi chiếu tình thương. Lấy đó, ngài được minh mẫn lạ thường, vẫn soạn được những gì ngài đã học.Viết từ điển tám ngôn ngữ học.Soan sách từ điển bằng giấy báo nhật trình, gian khó hy sinh viết từng trang nhật ký. Tia hy vọng không làm chùn ý chí, “Đường Hy Vọng” làm kim chỉ cho”tối tăm”. Gương Hy vọng, ngài cảm nghiệm nằm lòng.Không khoe mình , nhưng , gương chứng nhân, phải được đặt trên giá. Đời tù đày, không phải mình ngài có, nhưng, gương hy sinh, ai nghĩ cũng” rùng mình”. Đời mục tử không chỉ duy mình ngài, đời giám mục cũng không mình ngài co. Đời tín hữu càng thật là khó, đức hy sinh mấy người vượt qua.Khi đến thời, Chúa bảo ngài ra, ôi thật lạ, ngài mạnh khỏe như thường. Gương nhân đức như trui rèn qua đau khổ. Gương chứng nhân không hờn giận kẻ giam mình.Ngài cảm nghiệm một chân lý cao minh, đó là: Tình Thiên Chúa là ÁNH SÁNG ĐƯỜNG HY VỌNG. Qua chân lý tưởng mất mà lại còn, từ sứ vụ tự do, chuyển qua sứ vụ bị giam cầm. Nhưng, Ơn Thánh Thần, ngài làm mục vụ trong ngục thất. Như vậy, ai dám bảo, đời tù ngục không làm thánh được. Vẫn ung dung với Thánh giá ngục tù. Nhận Chúa và bước theo Người, đừng nhận việc của Chúa với nụ cười mãn nguyện. Cảm nghiệm được tình yêu dâng hiến, cùng đời mình tiến dâng lệ hy sinh. Đời tù ngục, ôi thật là đẹp! Vì, trở nên tù nhân của tình yêu, chứ không phải phạm nhân của tội lỗi. Đời tù ngục trong sang , nơi tăm tối, chiếu bình minh sưởi ấm nơi lạnh bang. Đó là đời tù đày của Đức cố HY.F.X NGUYỄN VĂN THUẬN.

Ngày ngài được tự do , ngài được tròn 60 tuổi.
Ngày ngày được thụ phong linh mục là 24 tuổi. (năm 1952). Sau khi chịu chức lm, ngài bị lao phổi phải nằm nhà thương 09 tháng, nhưng, nhận được phép lạ chữa lành.
Ngày ngài được du học Roma là 04 năm. ( 1956 )
Ngày ngài tốt nghiệp tiến sĩ triết học, môn giáo luật tại Roma là năm 1959
Ngày ngài được tấn phong giám mục là 39 tuổi.
Ngày ngài được tấn phong tổng giám mục là 47 tuổi.( 8 năm gm), cũng là năm bắt đầu sứ vụ mới, nơi giáo phận mới lạ. Giáo phận thì bao la, nhưng, nhà thờ chính tòa thì chật hẹp, con chiên thì nhiều thành phần.
Ngày ngài chào đời là 1928.
Ngày ngài giảng tình tâm cho Giáo Triều là 72 tuổi năm 2000.
Ngày ngài mãn phần trần thế là 74 tuổi.Như vậy, tính đến na8y, ngài qua đời được 19, chỉ còn vài tháng nữa là tròn 20 năm, ngài ngài qua đời.
Ngày ngài được tự do và sống cuộc đời còn lại là 14 năm.
Đến nay ngài được 93 tuổi (1928 -2021).

Nếu tính từ năm 1975, ngài được 47, từ năm 1975 đến nay còn 01 năm nữa ngài đủ số tuổi như 47 năm trước từ ngày ngài chào đời đến 1975. Như vậy, trừ ra 47 năm “vàng son”, ngài có 47 năm được chia thành ba giai đoạn.

– Tính từ năm 1975 đên năm 1988, (ngài được 47 -60 tuổi) . Gia đoan thử thách, nhưng “vàng son” kiểu mới.
– Tính từ năm 1988 đến năm 2000, (ngài được sống đời tự do, làm sứ vụ mơi) . Giai đoan nầy cũng là thời kỳ “vàng son”, nhưng, vàng son thật sự. Được dảm nhận chức vụ từ phó rồi đến chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh.
– Tính đến năm 2000, ngài được mời giảng tĩnh tân cho Giáo Triều .Sau năm 2000, ngài được vinh thăag Hồng Y, đến năm 2002, ngài qua đời. Hưởng thọ 74 tuổi.

Như vậy, so với 13 năm đời tù đày, Đức cố H.Y F.X Nguyễn Văn Thuận cũng có 14 năm đời phục vụ với tư cách cao hơn. Cuộc đời của ngài co thể thể nói là truân chuyên, nhưng, thnah1 tín trong bổn phận, mà ngài co một dấu ấn vang dội khắp năm Châu, bốn Bể.Phải chăng không nhờ tinh thần của Mầu Nhiệm Thánh giá, mà ngài đã thấm nhuần sao ?!

Xin Đức cố HY F.X xin cầu cho chúng con.

Kính Lạy Chúa Giê-su ,Chúa đã muốn dùng Thánh giá Chúa mà chuộc tội cho thiên hạ, xin Chúa thương đến chúng con là những kẻ hèn mọn cũng muốn tham dự vào mầu nhiệm cao cả ấy, nhưng,vì sức yêu pham hèn nên chúng con đã sa ngã. Vì vậy, trong số đó, Chúa đã chọn những con người trung kiên như các thánh, trong đó có Đức cố Hồng Y Thuận, là con người thành tín cách xuất sắc. Nhờ, tình thương của Chúa , ngài đã chu toàn phận sự cách vẻ vang. Xin ban cho chúng con còn ở dưới thế nầy, biết noi gương can đảm và hy sinh, hầu vác Thánh giá bước theo Chúa đến cùng ./. Amen

20/10/2021
Phê-rô Trần Đình Phan Tiến