SUY TƯ MÙA CHAY, MÙA CHAY – MÙA CẦU NGUYỆN – THIÊN CHÚA KHÔNG PHẢI LÀ KHUNG HÌNH PHẠT

Thưa quý vị và các bạn, cao điểm của năm phụng vụ, đó là Mùa Chay Mùa. Cao điểm của Mùa Chay đó là: TUẦN THÁNH, cao điểm của Tuần thánh là: TAM NHẬT VƯỢT QUA. Chóp đỉnh của Lễ Vượt Qua là Mầu Nhiệm PHỤC SINH.

Nhưng, khởi đầu Mùa Chay là Thứ Tư Lễ Tro. Lễ Tro là hình thức đạo đức bình dân, thuần túy , theo phong tục thói quen có từ thế kỷ 14, chứ không phải là mê tín, hay bùa phép gì.

Lễ Tro được bắt đầu cho Mùa Chay để nói lên thân phận tro bụi của nhân thế, sự mỏng manh, như cát bụi. Khi có ngọn gió thổi lên, cát bụi sẽ tan biến theo, không có gì là vĩnh cửu ở trần gian. Sự thay đổi, biến thiên theo sự tuần hoàn của vũ trụ, thời tiết, sẽ làm cho cát bụi đời người ta biến theo.

Vậy, điều gì là vĩnh cửu, thưa đó là: LINH HỒN.Điều gì thiên nhiên là siêu nhiên vĩnh cửu, nhưng, thiên nhiên cũng do sự tạo thành bởi Đấng Tạo Thành, đó là Thiên Chúa, thì,thiên nhiên ấy cũng thay đổi thay sự tuần hoàn của quy luật siêu nhiên, huống chi là thế nhân cát bụi.

Cảm nghiệm điều ấy, biết bao văn nhân, triết sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, giáo sĩ, tu sĩ, học sĩ, hiền triết, hiền sĩ đã cảm nghiệm rõ triết lý ấy, và đã dùng tài năng của mình để chia sẻ cảm nghiệm của cát bụi thế nhân cho nhân loại.

Qua sự hiện hữu của hữu hình, nhân loại đôi lúc lu mờ chân giá trị của kiếp nhân sinh tro bụi.

Họ không tin, không biết có LINH HỒN. Linh Hồn là sự sinh tồn trong cõi siêu nhiên đời đời theo sự Tạo Thành Bởi Thiên Chúa. Linh Hồn là sự sống bất tử của kiếp nhân sinh vô hình, mà chỉ có Thiên Chúa mới cầm giữ được. Linh hồn là một sáng kiến chia sẻ Tính Thần Linh, Thần Tính của Thiên Chúa cho nhân thế cát bụi. Chỉ có duy nhất một mình Thiên Chúa mới là THẦN.

THẦN của sự sống, THẦN của quyền năng, THẦN của tri giác. Đó là THẦN TOÀN NĂNG, TOÀN TRI và TOÀN GIÁC, đó là THIÊN CHÚA. Vì thế, Thiên Chúa không biểu lộ sự hữu hình, nhưng, là vô biên, siêu nhiên, Cực Thánh.

Chúng ta thấy “điện năng” do nhân thế phát minh, nhưng “nguồn” điện năng , do đâu? Trên thế gian nầy điều gì mạnh hơn điện năng? Nhân thế không thể nhìn thấy điện năng, nhưng , sức mạnh của điện năng không gì sánh được. Vâng, rõ ràng, điện năng là nguồn của ánh sáng, cụ thể là ánh sáng mặt trời, một trong muôn vạn hành tinh của vũ trụ mà được Thiên Chúa tạo thành.

Nhân loại gồm có sự hữu hình là thân xác cát bụi và linh hồn bất tử, đó là một hành tinh, sáng kiến tạo thành yêu quý nhất của Thiên Chúa. Dù mong manh, đó là cát bụi hữu hình, nhưng, phần kia của siêu nhiên, đó là LINH HỒN bất tử, bởi được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa.

Thiên Chúa không dựng nên thân xác con người nhân loại để rồi trở nên cát bụi, vì, Thiên Chúa đã dựng nên cát bụi rồi. Nhưng, sự chết, tức sự phá hủy của satan đã xâm nhập thế gian. Vì vậy, thân xác hữu hình vốn dĩ được dựng nên bằng cát bui, là đất, khi án phạt nguyên tổ là sự chết , thì nó phải tiêu tan. Vậy, điều tồn tại vĩnh hằng sâu thẳm trong thân xác ấy là gì? Há, chẳng phải là”TÂM HỒN” hay sao? Tâm Hồn là gì? Há chẳng phải là nơi chính giữa của tâm điểm xuất phát của một sinh linh hay sao? HỒN: Có nghĩa là siêu nhiên rồi. Siêu nhiên, há chẳng phải là do bởi Thiên Chúa hay sao? Vậy, Tâm hồn là nơi chính giữa của sự sống vĩnh cửu, là Thần linh Tính mà Thiên Chúa ban cho loài người, hay gọi là Linh Hồn.

Như vậy, Linh Hồn mới là sự sống của nhân sinh trong phương diện siêu nhiên, vì, rõ ràng điều gì siêu nhiên mới bất tử.

Vì thế, điều gì Thiên Chúa sinh ra, thì Ngài không để cho mất đi, đó là: ”Sinh Linh” của nhân thế trong phương diện siêu nhiên, đó là : LINH HỒN người ta.

Nếu nhân thế không tin có linh hồn thì thật vô lý. Vì, một điều mà con người cho là vật chất là : NƯỚC. Nước mang lại sự sống cho con người nhân thế, vậy, Nước cũng là một: Hành Tinh. Vì, Nước mang lại sự sống cho con người. Nhưng, Nước vừa là vật thể, vừa là hiện tượng. Vì sao vậy? Thưa, Nước vừa được nhìn thấy, vừa không được nhìn thấy. Trước khi Nước được nhìn thấy, thì không ai có thể nhìn thấy Nước, vì, nước ở trong long đất, Nước chưa được bốc hơi, Nước chưa tụ lại thành mây, gặp sức nóng và rơi xuống thành mưa. Vậy, khi nào Nước rơi xuống, nhân thế mới nhìn thấy và cho là Nước mưa.

Thường, người ta nghĩ một “hành tinh”, phải là tinh tú, tức ngôi sao trên bầu trời. Hành là : Sự chuyển động, không đứng yên, như vận hành, đồng hành, lưu hành, học hành, song hành, bộ hành , nghĩa là phải hành động. Chữ “hành” có nghĩa là : “Động” là như vậy. Như, Giáo Hội hiện nay có cụm từ “Hiệp Hành”, có nghĩa là : Công giáo là : Hiệp Thông. Sự hiệp thông đó phải chuyển động , chứ không đứng yên, thì gọi là ”HIỆP HÀNH”. Nói lên Giáo Hội Công giáo hoàn vũ phải năng động hơn, tích cực hơn, sáng kiến hơn, mới mẻ hơn, tức khơi dậy tiềm năng bị bỏ ngõ để đưa nhân loại đến với ƠN CỨU ĐỘ cách tích cực hơn, vâng, đó là “HIỆP HÀNH”. Có nghĩa là : HIỆP THÔNG – THAM GIA – SỨ VỤ. Hiệp Thông là tháp nhập vào, là tham gia, sự tham gia ấy phải ĐỘNG, chứ không phải TĨNH, vì, sự Tham gia ấy là một SỨ VỤ, vì thế phải HÀNH. Vậy, từ ngữ “HÀNH”, không khó hiểu, đó là “ĐỘNG”. Hành động là làm cho “SỐNG” vậy.

Nghĩa là mọi thành phần dân Chúa, mọi cá nhân phải năng động hơn, trách nhiệm hơn. Nhưng, tính chất Giáo Hội là một cơ cấu, nói đến cơ cấu phải có phẩm trật, nói đến phải trật là nói đến sự bảo tồn của trật tự. Vì thế, người giáo dân khó tham gia vào sứ vụ của mình là KI-TÔ HỮU.

HIỆP THÔNG – THAM GIA – SỨ VỤ, có nghĩa là đừng kéo lại đàng sau, như Chúa Giê-su quở thánh Phê-rô , nhưng chính là CÔNG GIÁO TÍNH , ý của Giáo Hội là tiến tới một Giáo Hội Công giáo năng động hơn, tích cực hơn đế tiến đến ngàn năm thứ ba của Giáo Hội Chúa Ki-tô ở trần gian nầy. Có nghĩa là làm cho sứ mạng Công giáo của Giáo Hội tiến lên bằng cách thúc đẩy sứ vụ của mỗi người Ki-tô hữu, vâng, đó là sứ mạng của từng người tín hữu, chứ không chỉ riêng Đức Giáo Hoàng. Với , một cụ già u90 sức khỏe giới hạn, mà ngài hướng dẫn con thuyền Hội Thánh trong sứ mạng mục tử hoàn vũ, thật đáng khâm phục, nhờ ơn Chúa giúp cho ngài.

Vâng, xin trở lại ý nghĩa Mùa Chay. Mùa Chay có thể nói là Mùa Thánh Thiêng, Mùa Thức Tỉnh, Mùa Hồng Phúc. Vì, sao vậy? Thưa, vì, Thiên Chúa không muốn kẻ có tội phải chết, nhưng muốn nó ăn năn để được CỨU . Khởi đi từ thứ Tư Lễ Tro, Giáo Hội cho chúng ta ý thức thận phận tội lỗi của mình, đồng thời chỉ rõ Mùa Chay là Mùa luyện tập chiến đấu thiêng liêng.

-Ý nghĩa Cựu Ứơc: Nhắc nhớ hành trình ơn giải thoát người Israel Vượt Qua khỏi sự áp bức, nô lệ của vua Ai-cập. Nhiều lần chứ không phải chỉ một lần. Vượt Qua 40 trong sa mạc, vượt qua Biển Đỏ khô chân. Rồi trong hành trình vượt qua, dân Israel xúc phạm đến Thiên Chúa và được thứ tha.

-Ý nghĩa Tân Ứơc: Nhắc nhớ Mầu Nhiệm Vượt Qua, Tử Nạn và Phục SInh của Chúa Giê-su, Đấng Cứu Độ nhân loại. Đấng đến trần gian chịu khổ nạn để chuộc tội cho nhân loại, đó là làm vinh Danh Thiên Chúa Cha.

Như vậy, khi nói đến ƠN CỨU ĐỘ, mặc nhiên phải có LINH HỒN, vì Thiên Chúa không cứu độ thân xác thế nhân, mà Thiên Chúa muốn cứu độ linh hồn người ta. Rõ ràng, ngoài Thiên Chúa không có ơn cứu độ, mà ơn cứu độ được ban nhưng không, nghĩa là vô điều kiện, mà là: ”điều kiện siêu nhiên”, đó là lòng TIN.

Không phải xin lễ bằng tiền mà là thân nhân chúng ta được ƠN CỨU ĐỘ đâu, mà chính là do LÒNG TIN của chúng ta. TIN vào chính Đấng Cứu Độ GIÊ-SU – KI-TÔ.

Như vậy, Mùa Chay là Mùa Cầu Nguyện, vì Mùa Chay là Mùa Hồng Phúc. Vì, Mùa Chay là dịp thuận tiện để: CẦU NGUYỆN – BÁC ÁI và CHAY TỊNH. Tất cả các việc đạo đức ấy nhằm để cầu nguyện cho chính chúng ta và thân nhân ông, bà, cha , mẹ, anh em … chúng ta. Mùa để ăn năn, sám hối, nhìn lại sự bất xứng, xúc phạm của chúng ta đối với Thiên Chúa là Cha và sự trở về của chúng ta.

Như vậy, CẦU NGUYỆN có nhiều hình thức, nhưng chỉ có một ý nghĩa quan trọng đó là “HƯỚNG VỀ VỚI CHÚA”. Như, thân xác cần lương thực để sinh tồn, thì linh hồn cũng cần sự CẦU NGUYỆN để sinh tồn đời đời. Ngoài gía trị cao cả của việc tham dự Thánh Lễ Misa là sự cầu nguyện hữu hiệu, đáng giá và không gì có thể thay thế được, tức là gía trị vô song. Thì, việc cầu nguyện riêng là điều không thể thiếu trong mọi ngày, mọi nơi, mọi lúc được. Thì, Mùa Chay phải tích cực hơn, nhiều hơn, tha thiết hơn và suy tư hơn.

Vì, CẦU NGUYỆN mới sinh ra BÁC ÁI, BÁC ÁI mới sinh ra CHAY TỊNH, CHAY TỊNH mới sinh ra TÌNH THƯƠNG, TÌNH THƯƠNG mới sinh ra chia sẻ cho tha nhân, gọi là BỐ THÍ.

Bên nhà Phật họ vẫn có TỪ BI và BỐ THÍ. Vì, hai từ BỐ THÍ, không phải là khinh dễ người khó nghèo, mà là người được bố thí phải biết khiêm nhường, không phải dành cho người cho phải KHIÊM NHƯỜNG, mà người nhận cũng phải khiêm nhường nữa.

Theo đó, việc cầu nguyện là: KẾT NỐI với Thiên Chúa. Từ : “ CẦU” , đó là sự “KẾT NỐI”. “NGUYỆN “ là “MONG ƯỚC” hay “MONG MUỐN ĐƯỢC VẬY”.

Như vậy, “CẦU NGUYỆN “ là kết nối với Thiên Chúa và mong muốn mình được điều mình muốn. Nhưng, trước khi chúng ta cầu thì Thiên Chúa đã biết rồi. Nhưng, yếu tố có được ơn hay không, thì Thiên Chúa muốn “LÒNG THÀNH TÍN” của người cầu nguyện.

Theo đó, muốn cầu nguyện có hiệu quả thì :

– Lòng thành tín của người cầu nguyện : Đó là của lễ đẹp lòng Chúa.

– Ngôn từ cầu nguyện, lời lẽ của người cầu nguyện: Đừng đặt điều kiện với Chúa, đừng yêu cầu Chúa phải thực thi ý mình. Mà nên nói: “Lạy Chúa , xin thương xót con, thương xót gia đình con…”. Vì,con không đáng được xót thương, nhưng con tin: LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT con thì lớn hơn sự bất xứng của con.

– Hiểu được điều cầu nguyện: Nếu Chúa muốn , thi xin Chúa nhậm lời con xin trong lúc con đang gặp khó khăn, thử thách nầy, xin cho con vượt qua . Để Danh Chúa và uy quyền Chúa thể hiện trên tất cả mọi sự khó khăn của con, kể cả tội lỗi của con.

– Tính chất của việc cầu nguyện: Tính chất quan trọng của việc cầu nguyện không phải là “XIN ƠN “phần xác. Mà là Muốn xin vinh Danh Chúa và kết nối với Chúa, chứ không kết nối với bất cứ điều gì làm cho xa Chúa. Đó là, ƠN SIÊU NHIÊN.

“Xin cho con nhận thấy và nhìn ra dịp tội để con xa tránh, hầu làm vinh Danh Chúa và mưu ích cho các linh hồn”. Đó cũng là một sự cầu nguyện. Và điều CẦU NGUYỆN tuyệt vời nhất là CẦU NGUYỆN theo KINH LẠY CHA, Lời Cầu Nguyện sáng giá nhất mà chính Chúa Giê-su dạy chúng ta.

Như vậy, khi đó, lời CẦU NGUYỆN TÍN THÀNH sẽ mang lại hoa trái cho người cầu nguyện, nhất là trong Mùa Chay./. Amen.

Đơn cử một lời cầu nguyện sáng giá của thánh Gioan Bosco:” Xin cho con các linh hồn, còn mọi sự xin cứ lấy đi.”

Còn Mẹ thánh Teresa Calcutta thì nói:” Cầu nguyện sinh bác ái,
bác ái sinh tha thứ,
tha thứ sinh nhẫn nhục,
nhẫn nhục sinh ra hy sinh,
hy sinh sinh ra tình yêu,
tình yêu sinh ra khiêm nhường,
khiêm nhường sinh ra CẦU NGUYỆN.”

Như vậy, CẦU NGUYÊN sinh ra lòng mến Thiên Chúa, và yêu thương tha nhân, đó là BÁC ÁI Ki-tô giáo vậy.

Con xin dâng sự chia sẻ nầy như lời cầu nguyện cho các linh hồn mà con thường cầu nguyện.

Mùa Chay 2024 (Bước theo)