SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU (C) 2022 (Lc 15, 3 -7) TÌNH YÊU ĐỨNG TRÊN UY LỰC

Thưa quý vị và các bạn, Đạo Công giáo được mệnh danh là ”ĐẠO BÁC ÁI”, vậy “bác ái” là gì? Thưa , đó là “sự yêu thương”. Vì thế, Đạo là “Con đường” hay “lộ trình” đường là để đi, vì thế con đường phải rõ ràng, minh bạch, thoáng đãng, thẳng táp và phẳng phiu, không gồ ghề mới đi được êm ái và thoải mái.

Vì thế, Đạo Công giáo không thể tách rời “Tình yêu thương” vì chân lý của Tin Mừng, nên được mệnh danh là ”ĐẠO BÁC ÁI”. Có nghĩa : “ĐẠO YÊU THƯƠNG”. Vì thế, Đạo Công giáo luôn luôn gắn liền với chữ” YÊU”, nếu ngày nào đó, mất đi chữ YÊU thì, Đạo Công giáo sẽ bị nhạt nhẽo, như cá không có muối vậy.

Vậy, “YÊU” là gì ? Thưa, “YÊU” là ”ÁI “, BÁC là “RỘNG LỚN, BAO LA, MÃI MÃI ”, một tình thương phổ quát, không giới hạn, không biên giới, không phân biệt.

Trong phạm vi chia sẻ theo Tin Mừng năm ( C ) theo thánh Luca hôm nay( Lc 15, 3-7) về LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊ-SU, chỉ xin chia sẻ theo phạm vi Tin Mừng.

Chúng ta thường nghe nói :” Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ ”, vâng, cái nào cũng khổ, yêu cũng khổ , không yêu cũng khổ. Vì, lỗ cũng khổ, mà khổ cũng lỗ. Vậy thì, thà chịu khổ hơn chịu lỗ. Như thế thì thà yêu mà khổ còn hơn bị lỗ. Triết lý tình yêu là “KHỔ và LỖ”.

Biết vậy, để không thể “chối từ” tình yêu được. nếu đi tu mà không biết “YÊU” thì không thể tu được, bởi vì như đã nói ở trên Đạo Công giáo là “ĐẠO TÌNH YÊU”,”ĐẠO BÁC ÁI”.

Vì thế, đi tu bên Đạo Công giáo, người ta phải yêu “mãnh liệt”, chứ không phải chán đời mới đi tu. Yêu đến quên mình, yêu đến chết và chết trên Thập giá. Nhưng, tình yêu ấy không phải là tình yêu chỉ có hai người, tình yêu đôi lứa, nam nữ, hạn hẹp, mà là tình yêu phổ quát. Tình yêu rộng lớn cho toàn nhân loại, đó là ”BÁC ÁI”.

Người ta nói điều nầy hơn hai ngàn năm qua, biết bao sách vở , biết bao vĩ nhân, tại sao cần gì ông nói nữa. Vâng, thưa quý vị, chúng ta biết câu:” Biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhưng, tại sao vẫn phải nói, thưa vì, tình yêu gắn liền với sự sống, nếu sự sống tách rời tình yêu thì không còn sự sống nữa, mà Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, vì vậy, Đạo Công giáo luôn nhắc đến “TÌNH YÊU”.
Khi nói đến tình yêu, người ta sẽ mắc cỡ, tức e thẹn, shy. Vì, thường nghĩ sang tình dục, nhưng, tình yêu đích thực , đó là “NGUYÊN LÝ” của sự sống. Đạo Công giáo gắn liền với tình yêu, bởi vì, Thiên Chúa là NGUYÊN LÝ CỦA SỰ SỐNG, vì vậy, không thể thiếu “HƯƠNG VỊ TÌNH YÊU”.

Chúng ta nên biết “BÁC ÁI” và tình yêu đôi lứa hoàn toàn khác xa nhau. Bác Ái là tình yêu xả kỷ, vị tha, tức vì người khác , quên mình đi. Còn tình yêu nam nữ là vị kỷ bất vị tha. (tha ở đây là tha nhân chứ không phải tha thứ).

Vì thế, Đao Công giáo hướng nhân loại đến tình yêu ”XẢ KỶ, VỊ THA” là như vậy. Nếu tình yêu đôi lứa , tình yêu nam nữ , tình yêu hôn nhân Công giáo biết “XẢ KỶ, VỊ THA” thì sẽ đem lại hạnh phúc và bình an. Còn , nếu như tình yêu nam nữ của nhân loại không biết đến “ XẢ KỶ, VỊ THA”, mà “ VỊ KỶ BẤT VỊ THA”, thì xã hội nhân loại thật khủng khiếp.

Từ đó, Chúa Giê-su đã mạc khải LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa qua THÁNH TÂM của Người. Một THÁNH TÂM vô cùng,vô hạn, đó là BÁC ÁI KI-TÔ Giáo.

Vì Chúa đã yêu thương đến cùng, không phải chỉ các môn đệ của Người mà thôi. Chúng ta đừng tưởng rằng, Chúa chỉ “rửa chân” cho các tông đồ ngày xưa mà thôi, mà là, Người rửa chân cho từng người môn đệ yêu dấu là mỗi người chúng ta, mỗi một người Ki-tô hữu chúng, những ai được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy, trở nên Ki-tô hữu đích thực.

Đó là các Phép Bí Tích, Bảy Bí Tích đó là Bảy Mầu Nhiệm tình yêu được phát ra từ “CẠNH NƯƠNG LÓNG” của Người, và rồi cho đến thế kỷ 16, Chúa mạc khải cho thánh nữ Magaritta Alacoque, Người phán cho thánh nữ rằng:”TRÁI TIM NẦY ĐÃ YÊU DẤU LOÀI NGƯỜI QUÁ BỘI, ĐẾN NỖI CHẲNG TIẾC SỰ GÌ CÙNG NÓ.”

Cùng lúc, Chúa Giê-su lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Truyền Chức Thánh, tức Bí Tích Linh Mục, để ở lại muôn đời với nhân loại. Từ đó, Linh Mục là một Bí Tích, mà Bí Tích là Mầu Nhiệm Linh mục là một Mầu Nhiệm yêu thương được phát sinh từ Thánh Tâm Chúa Giê-su, chứ Linh Mục không phải là một “nghề nghiệp” của thế nhân. Bí Tích nào cũng phải sinh hoa trái theo ân sủng củ nó. Nhận nhiều thì phải trả nhiều, chức linh mục được trao ban cho con người là chức linh mục thừa tác, nghĩa là làm theo sự truyền lại. Còn Thiên Chức Linh Mục duy nhất chỉ có nơi Chúa Giê-su- Ki-tô, là Đấng được xức dầu tấn phong, là Đấng Cứu Dộ duy nhất của nhân loại.

Vì thế, Thánh Tâm Chúa Giê-su là hiện thân của LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa. Tất cả các Bí Tích đều dành cho nhân sinh, tức sự sống của nhân thế. Theo đó, các Bí tích đều là tình yêu bởi Thánh Tâm Chúa Giê-su là “TRÁI TIM “của Thiên Chúa. Như vậy, tình yêu là ở giữa. tình yêu là trung tâm, là tâm điểm của sự sống, là tâm điểm của vũ trụ. Bộ não phát ra lý trí, lý trí để phân định, nhưng trái tim để yêu thương vì trái tim phát ra tình cảm. Lý trí để tác tạo, nhưng tình cảm để tái tạo, mà “TÌNH CẢM” của Thiên Chúa đó là THÁNH TÂM Chúa Giê-su.

Các tôn giáo cũng gọi là đạo, là con đường tâm linh, tức cũng căn cứ vào “CÁI TÂM”. Cái Tâm của Đạo Phật là ”TỪ BI”, có nghĩa là Hiền Lành tròn đầy. Nhưng, nếu hiền lành không có khôn ngoan thì sinh ra nhu nhược, cam chịu. Còn TÌNH YÊU của Ki-tô giáo có yếu tố KHÔN NGOAN, vì vậy, khôn ngoan và hiền lành sinh ra tình yêu. Khôn ngoan là sự nhẫn nại, kiên nhẫn, mềm mỏng, và khéo léo , có nghĩa là có cái đầu lạnh và trái tim nóng, như Lời dạy của Chúa Giê-su là :”Hiền lành như chim bồ câu, nhưng khôn ngoan như con rắn”, đó là “BÁC ÁI “ Ki-tô giáo vậy.

Như vậy, THÁNH TÂM Chúa Giê-su chính là LINH MỤC, bởi vì trong Trái Tim Chúa đầy tràn sự yêu thương. Một thứ TÌNH YÊU không vụ lợi dám chấp nhận HY SINH bỏ lại chín mươi chín con chiên , để đi tìm con chiên lạc duy nhất. Đó là TÌNH YÊU của sự “HIỀN LÀNH và KHÔN NGOAN”.

Ngày LỄ THÁNH TÂM Chúa Giê-su cũng là ngày thế giới xin ơn Thánh Hóa Linh Mục. Xin Chúa Giê-su “UỐN LÒNG CÁC LINH MỤC”để tình yêu duy nhất của Người luôn tuôn đổ dồi dào không ngừng trên các thừa tác viên chức Thánh, hầu ân sủng đó lan tràn trên các tín hữu Chúa.

Trong Thánh Kính Thánh Tâm Chúa Giê-su, các giáo phận đều có truyền chức Linh Mục như Giáo Phận Huế, Giáo Phận Buôn Mê Thuột, Giáo Phận Sài Gòn. Riêng Giáo Phận Sài Gòn có truyền chức linh mục cho 19 Tân Phó Tế ngay đúng Ngày Lễ THÁNH TÂM Chúa Giê-su, đồng thời là ngày thế giới xin ơn Thánh Hóa các Linh Mục.

Xin chúc mừng 19 Tân Linh Mục trong Giáo Phận Sài gòn. Tổng Giáo Phận Sài Gòn có 08 Giáo Phận. Nên gọi là “Tổng Giáo Phận Miền Nam” từ Giáo Phận Phan Thiết đến Giáo Phận Cần Thơ. Vì, Tòa Tổng Giám Mục được đặt tại Sài Gòn, nên gọi là Tổng Giáo Phận Sài Gòn. Theo đó, nên gọi là TỔNG GIÁO PHẬN MIỀN BẮC, TỔNG GIÁO PHẬN MIỀN TRUNG, và TỔNG GIÁO PHẬN MIỀN NAM thì chính xác hơn.

Lạy THÁNH TÂM Chúa Giê-su, là nguồn mạch yêu thương, xin Chúa uốn lòng chúng con nên như Rất Thánh Trái Tim Chúa. Một Thánh Tâm hoàn toàn vô vị lợi, dám chọn 1%, chứ không chọn 99%. Xin cho những ai dám can đảm bước theo chân Chúa, thì cũng dám chấp nhận 1%, chứ không chọn 99%, như vậy, họ mới xứng đáng là môn đệ của Người. Vì, những ai có trái tim mục tử , họ mới xứng đáng mang trong lòng họ THÁNH TÂM của Chúa, vì , TÌNH YÊU ĐỨNG TRÊN UY LỰC ./. Amen

24/06/2022
Phê-rô Trần Đình Phan Tiến