SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XV TN, A , 2023 (Mt 13, 1- 23) DỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNG – KẾT QUẢ HẠT GIỐNG GIEO

Thưa quý vị và các bạn, chủ đề Lời Chúa Chúa Nhật 15 TN, A , hôm nay cho chúng ta biết về “GIÁ TRỊ CỦA LỜI CHÚA”. Như vậy, Lời Chúa ví như hạt giống cứ gieo vãi trên trần gian, tùy nơi Hạt Giống Lời Chúa rơi xuống và ở lại đó. Chúa Giê-su dùng dụ ngôn thật dễ hiểu, nhưng Người thường dùng dụ ngôn và chính Người giải thích cho các tông đồ biết tai sao Người dùng dụ ngôn rồi.

Theo Tin Mừng thánh Mat-thêu cho chúng ta biết khởi đầu từ Chương 13, Chúa Giê-su bắt đầu dùng dụ ngôn. Rõ ràng, trong Tin Mừng theo thánh Mat-thêu trình bày rõ ràng, phần số 2, của Phần IV : MẦU NHIỆM NƯỚC TRỜI. Từ Chương 10. Bài Giảng Bằng Dụ Ngôn.Theo đó, Đoan Tin Mừng được đọc trong Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay khá dài 14 câu. Có 03 phần rõ ràng.

– DỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNG: Từ câu 4 – 9
– TẠI SAO ĐỨC GIÊSU DÙNG DỤ NGÔN MÀ NÓI ? Từ câu 10 – 17
– GIẢI NGHĨA DỤ NGÔN NGƯỜI GIEO GIỐNG: Từ câu 18 – 23

Phần dẫn nhập từ câu 1 – 3 của đầu Chương 13 kể cho chúng ta bối cảnh xuất phát Chúa Giêsu dùng dụ ngôn giảng dạy rất thú vị.

“ 1 Hôm ấy, Đức Giê-su từ trong nhà đi ra ngồi ở ven biển Hồ. 2 Dân chúng tụ họp bên Người rất đông, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi, còn toàn thể đám đông thì đứng trên bờ. 3 Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều.”( Mt 13, 1- 3)

Sau đó, Người dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều . “ Dụ ngôn người gieo giống” Từ câu 4 – 9 . Vậy, Dụ ngôn là gì ? Thưa, đó là lời dẫn chứng từ một ví dụ nào đó, có thể dùng từ tượng hình, hoặc tượng thanh để đưa người nghe là thính giả hiểu được điều mình muốn truyền đạt.

Và chính Chúa Giêsu đã giải thích tại sao Người dùng dụ ngôn. Vì thế, Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn chim trời, cá nước, hạt cải, men trong bột v… v.

Theo đó, đám đông ấy chưa được mặc khải Ơn Thần Khí. Từ đó, chúng ta hiểu được Lời Chúa không phải ai đọc cũng hiểu, ai nghe cũng thấu, và ai nhìn cũng tỏ đâu? Lời Chúa là Thần Khí và là sự sống. Lời Chúa thật quý giá theo ý nghĩa siêu nhiên mang lại gía trị sự sống đời đời và Thần Khí tức siêu nhiên và vĩnh hằng vì thế phải có Ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần ban ơn trợ lực vào soi sáng thì nhân thế mới hiểu được Lời Chúa. Ngay các môn đệ khi chưa được lãnh nhận Thần Khí, thì các ông cũng không hiểu mà. Thưa Thầy tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ ?

Sự sống nhân loại là nhờ vào việc ăn uống, cử chỉ ăn uống, hành động ăn uống nói lên sự thiết yếu của đời sống nhân loại, nhưng là sự sống tự nhiên, còn siêu nhiên thì sao?

Từ đó, Lời Chúa là Thần Khí và là Sự Sống, vì, Chúa có Lời ban sự sống đời đời. Nên chi, Lời Hằng Sống trong Tân Ứơc chính là Bánh Hằng Sống cho nhân loại. Vậy Lời Chúa nói chung là Kinh Thánh, Lời Chúa Tân Ứơc là Tin Mừng và là PHÚC ÂM , tức Lời nói mang lại sự sống đời đời cho kẻ tin.

Như vậy, dựa vào câu 14 -15 Mt 13 hôm nay , Chúa Giêsu căn cứ vào ngôn sứ I-sa-i-a rằng :

” Các ngươi có lắng tai nghe cũng không hiểu, có trố mắt nhìn cũng không thấy. Vì lòng dân nầy đã ra đần độn, chúng đã nặng tai, còn mắt chúng nhắm lại, kẻo mắt chúng thấy, tai chúng nghe được, và lòng hiểu được và hoán cải, rồi Ta lại chữa cho chúng lành chăng?”

Điều nây cho thấy lòng dạ con người thế nhân dễ thay đổi, dễ bưng tai bịt mắt, khi nhu cầu tự nhiên của họ bị ảnh hưởng. Từ thời Cựu Ứơc, Thiên Chúa đã cứu thoát họ nhiều lần, nhiều cách, họ mong ước Đấng Cứu Thế đến, song khi Người đến, họ lại không nghe. Lời nầy tiên tri cho họ biết, nếu họ chịu mở lòng ra thì, vì lòng thương xót Chúa lại chữa lành cho họ, mà như thế Ơn Cứu Độ không được thực thi.

Vì thế, việc dùng dụ ngôn của Chúa Giê-su khi Người rao giảng mang chiều kích mầu nhiệm, để Lời ấy nhờ Thần Khí soi dẫn, thì người đón nhận thật sự theo Thần Khí chứ không phải vì lợi ích tự nhiên mà họ xu theo.

Theo đó, thời đại các tông đồ và những ai tin vào Chúa Giêsu đều nhận được ơn mạc khải từ ánh sáng Lời Chúa thì :

” 16 Còn anh em , mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe. 17 Quả thật, Thầy bảo thật anh em có nhiều người ngôn sứ công chính, đã mong mỏi muốn thấy điều anh em đang thấy mà không được thấy , muốn nghe điều anh em đang nghe mà không được nghe.” ( Mt 13, 16 -17)

Rõ ràng, ơn mạc khải mầu nhiệm hiểu Lời Chúa phải có Thần Khí, Lời Chúa Giê-su nói phải có Thần Khí đi kèm, và Thần Khí ấy ban cho ai thì tùy theo Người. Được gọi là :“Được mạc khải dưới ánh sáng Lời Chúa”.

Chúng ta thấy , nhờ Lời Chúa soi dẫn đó là ơn mạc khải dưới anh sáng Lời Chúa thật quan trọng. Vì, chúng ta thường nghe câu tục ngữ Việt nam nói là ”nước đổ đầu vịt”, hay “ nước chảy lá khoai” để chỉ cho những ai chưa kịp hiểu là như vậy.

– Giải nghĩa dụ ngôn người gieo giống. câu 18 -23)

Chính Chúa Giêsu giải thích tại sao nghe Lời Chúa ( Lời rao giảng Nước Trời) mà KHÔNG HIỂU, đó là quỷ dữ đến cướp mất điều đã gieo trong lòng người ấy.

– Kẻ đã được gieo bên vệ đường: Nghe mà không hiểu, là quỷ dữ đến cướp và lấy đi.
– Kẻ được gieo nơi sỏi đá : Nghe và đón nhận, nhưng không đâm rể, là kẻ nhất thời, khi gặp gian nan, thử thách, hay bị ngược đãi vì Lời Chúa, nó vấp ngã ngay.
– Kẻ được gieo vào bụi gai: Nghe Lời, nhưng lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý bóp nghẹt khiến Lời không sinh hoa trái gì.
– Kẻ được gieo trên đất tốt : Là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu mươi, kẻ được ba mươi”.

Như vậy, có 04 đối tượng nghe Lời Chúa:

1/ Bên vệ đường : Nghe mà không hiểu. Bị quỷ dữ cướp.
2/ Nơi sỏi đá : Nghe hiểu và đón nhận, nhưng hời hợt chóng qua, không đâm rễ.
3/ Nơi Bụi gai : Nghe Lời, nhưng tham lam của cải trần thế, bã vinh hoa, phú quý bóp nghẹt.
4/ Nơi đất tốt : Nghe Lời và thực thi, đâm rễ sâu , sinh hoa kết quả. Sinh sản tùy theo ân sủng siêu nhiên của mỗi người.

Kết luận : Lời Chúa chính là Hạt Giống và Hạt Giống ấy được gieo vào lòng người. Thiên Chúa gieo vào lòng người, nhưng mảnh đất tâm hồn người ta có sinh hoa kết quả hay không, nhiều hay ít còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và môi trường tiếp nhận .

Như vậy, điều mà người ta chưa được Thiên Chúa mạc khải , thì họ gọi là ”luật nhân quả”. Nhân quả là hạt giống mình gieo và gặt, là việc mình làm, tốt , xấu đều có kết quả nhận lại.

Còn Nhân Qủa của Công giáo là : Chính là nhận thức đón nhận Lời Chúa và cố gắng thực thi thì sẽ có kết quả tốt, đó là nhân quả Ki-tô giáo vậy.

Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã dạy chúng con muốn nghe Lời Chúa có kết quả tốt, thì hãy biết trở nên mảnh đất tốt, bằng cách đón nhận Lời Chúa và buông bỏ mọi thứ làm cản trở việc tăng trưởng Lời Chúa trong tâm hồn, khi ấy Lời Chúa sẽ là hạt giống tốt sinh hoa kết trái dồi dào trong tâm hồn chúng con ./. Amen

P. TRẦN ĐÌNH PHAN TIẾN