SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT THỨ II MÙA CHAY NĂM ( B ) 2024 (Mc 9, 2-10) CHÚA GIÊ-SU TIẾT LỘ “MẦU NHIỆM PHỤC SINH”

Thưa quý vị, và các bạn có nhiều ý nghĩa thiêng liêng trong Mùa Chay, vì thế, khi bước vào Mùa Chay, Giáo Hội định nghĩa là : ” Mùa luyện tập chiến đấu thiêng liêng”.

Thực ra , Mùa Chay có nhiều ý nghĩa lắm, như : Mùa Chay = Mùa cám dỗ, Mùa ăn năn, Mùa đền tội, Mùa hãm mình, Mùa làm việc thiện, làm phúc bố thí , Mùa cầu nguyện …

Tại sao Mùa Chay có nhiều ý nghĩa tích cực về đời sống nội tâm, tâm linh như vậy? Thưa, vì là Mùa mà chính Đấng Cứu Thế khởi sự cuộc hành trình đầy đau khổ để gánh tội cho loài người, là khởi sự cho công trình cứu chuộc nhân loại tội lỗi bởi Thiên Chúa qua Đức Ki-tô – Giê-su. Được gọi là Mầu Nhiệm Vượt Qua, tức cuộc hành trình chịu Tử Nạn của Chúa Giê-su. Đồng thời, nhắc lại hình ảnh Thời Cựu Ứơc, Thiên Chúa đã giải thoát dân Israel thoát khỏi vua Ai Cập là Pharaol. Hành trình giải thoát ấy là sự Vượt Qua của Thiên Chúa, được đánh dấu máu chiên trên cửa sổ. Và, hành trình vượt qua Biển Đỏ khô chân của dân Israel.

Nhưng, nhắc nhớ hành trình Vượt Qua để ăn Lễ Vượt Qua chỉ là giai đoạn thứ nhất về hành trình Tử Nạn của Đức Giê-su – Ki-tô. Nhưng, đích điểm là MẦU NHIỆM PHỤC SINH của Người.

Mầu Nhiệm Phục Sinh diễn tả cao độ tình thương là Bản Chất Toàn Năng cao độ bởi Thiên Chúa.

Vì, nhân loại tội lỗi sẽ chết trong Ađam thế nào, thì cũng sẽ được Phục Sinh trong Đức Ki-tô- Giê-su như vậy.

Chúng ta thấy Khởi đầu Mùa Chay là thứ Tư Lễ Tro, lễ Tro không phải lễ trọng, Lễ Buộc, Lễ Kính, Lễ nhớ, mà là Lễ thường thôi. Nhưng, người tín hữu tham dự rất sốt sắng và đông đảo. Vì, họ ý thức giá trị ý nghĩa của Lễ Tro, là dịp để nhắc nhớ thân phận bụi tro nơi thân xác hữu thể.

Căn cứ vào Tin Mừng thì Mùa Chay là Mùa cám dỗ, Mùa mà Thiên Chúa cho phép satan đi cám dỗ nhân loại tính, thì người tín hữu là : Mùa chịu cám dỗ. Rõ ràng là như thế. Vì, chính Chúa Giê-su mang lấy nhân loại tính, thì Người cũng chịu satan cám dỗ.

Mục đích cám dỗ là xấu, nhưng ,Thiên Chúa vẫn cho phép cám dỗ xảy ra , vì phương cách, phương tiện cám dỗ thì đa dạng, nhưng không xấu, khi sa chước cám dỗ mới xấu. Vì, cám dỗ là sự thử thách hay thách thức challenge.

Mục đích cám dỗ của satan đối với nhân loại là gì? Thưa, là để xa lìa tình thương của Thiên Chúa.Tất cả những gì satan cám dỗ con người, đó là sự giả trá của thế gian. Tại sao, biết được điều đó, thưa vì , là phương diện hữu hình. Satan không ban gi được cho nhân loại, vì, nó không cám dỗ được điều thiêng liêng cao quý, mà chỉ là những sự hữu hình. Nhưng, hữu hình của satan là những bã vinh hoa giả trá. Vì, bộ mặt thế gian sẽ qua đi. Nhưng, Lời Chúa mới vĩnh hằng.Theo đó, cụm từ : CẦU NGUYỆN là cụm từ được nhắc nhớ trong Mùa Chay. Vì, Mùa Chay là Mùa LÀM PHÚC BỐ THÍ. Nếu, CẦU NGUYỆN mà không LÀM PHÚC BỐ THÍ, thì giá trị của lời cầu nguyện chưa cao. Giáo Hội luôn nhắc nhớ cầu nguyện, cầu nguyện quanh năm ngày tháng, chứ không phải Mùa Chay mới cầu nguyện. Nhưng, lời cầu nguyện Mùa Chay có giá trị hơn vì, làm phúc bố thí. Để làm gì ? Thưa, để kẻ khó nghèo có cơm ăn, áo mặc.

Như vậy, việc ăn chay của người tín hữu mới có giá trị trước mặt Chúa. Ý nghĩa của việc ĂN CHAY là: Kiêng bớt chớ mê ăn uống. Điều nầy có trong “ Bảy Mối Đức “ , tức “Cải tội Bảy Mối có Bảy Đức.

“ Khiêm nhường- chớ kiêu ngạo

– Rộng rãi , chớ hà tiện.

– Giữ mình sạch sẽ, chớ mê dâm dục.

– Hay nhịn, chớ hờn giận.

– Kiêng bớt, chớ mê ăn uống.

– Yêu người , chớ ghen ghét.

– Siêng năng việc Đức Chúa Trời, chớ lười biếng.”

Như vậy, việc ăn chay có quanh năm, nhưng, Mùa Chay tích cực hơn. Để làm phúc bố thí. Vậy, làm phúc bố thí là để kiện toàn việc cầu nguyện và ăn chay.

Nhưng, hai từ : BỐ THÍ, nghe có vẻ không thuận tai bằng, Bác ái, và chia sẻ

Thự ra, bên nhà Phật, họ vẫn dùng hai từ “ BỐ THÍ ”. Bố có nghĩa là Ban . Thí, có nghĩa là cho. Thánh Phaolo vẫn dạy: ” Cho thì có phúc hơn nhận. Như vậy, cụm từ “BỐ THÍ” là cụm từ “có phúc”. Như vậy, CHO và NHẬN , thì người cho đi, là ngườii có phúc hơn người được nhận. Nhưng, YÊU THƯƠNG thì mới cho, chứ ghét không ai cho, vì vậy, dùng từ bác ái và chia sẻ. Quà tặng thì thể hiện tình yêu, tình thương cách tự nguyện. Còn, bố thí đôi khi miễn cưỡng, chứ không hẳn là yêu thương. Vì thế, cụm từ BỐ THÍ xem ra không được cổ vũ. Như, nếu nó đi với Mùa Chay, thì cụm từ BÓ THÍ rất tích cực vậy. Vì, Mùa Chay là Mùa CẦU NGUYỆN, Mùa yêu thương, Mùa Chay cải tà quy chánh, vì vậy, Mùa Chay là MÙA YÊU THƯƠNG hơn.

Yêu thương để đền bù tội lỗi, yêu thương để cải tà quy chánh. Vì , vậy Bố th1i trong Mùa Chay giúp thực thi Lời Chúa , vì: ” Khi các người cho kẻ đói rách, ăn , mặc, kẻ túng quẫn có phương kế độ nhật, thì Ta sẽ nhận lời ngươi, khi ngươi kêu cầu.Sẽ bênh vực ngươi, khi ngươi bị áp bức. Vì, đây là giờ Ta thi ân, là ngày Ta giáng phúc.”

Theo đó, việc Bố Thí vào Mùa Chay thật sự có giá trị vậy, khi được kết hợp với cầu nguyện và ăn chay. Nhưng, Ba việc trên phải thực thi cách kín đáo. Theo đó, khi cầu nguyện là vào phòng đóng kín cửa lại và cầu nguyện cùng Thiên Chúa là Cha trên Trời, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn sẽ nhận lời chúng ta. Bởi vì, cầu nguyện không phải cho người ta nhìn thấy để được khen ngợi, mà là kính cẩn tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa, đó là ”CẦU”, “NGUYỆN “, là mong ước được điều chúng ta cầu. Chứ, không phải cầu nguyện là buộc Chúa phải thực thi ý của ta.

Hôm nay, Chúa Nhật thứ 02 Mùa Chay, Lễ Chúa Giê-su biến hình trên núi.

Sự kiện Biến Hình là biểu lộ vính quang Thần Tính của Chúa Giê-su, củng cố niềm tin vào Người.

Nâng đỡ Mầu Nhiệm Vượt Qua, cái chết của Người trên Thánh giá.

Tiên báo, ý nghĩa tiên trưng Mầu Nhiệm Phục Sinh vinh hiển của Đức Ki-tô.

Núi cao ý nghĩa tiếp xúc với Thiên Chúa, ba môn đệ được Chúa dẫn theo lên núi là nhân chứng “bộ ba”, cũng như Chúa Giê-su , Moise và Elia. Bộ Ba cũng có ý nghĩa có cùng Ba Ngôi Thiên Chúa cùng hiện diện.

Theo đó, dù là Mùa chay, nhưng từ Thứ Tư Lễ Tro đến nay khoảng 10 ngày chay. Hôm nay, phụng vụ dường thay đổi hẳn, hầu biểu lộ vinh quang Thần Tính của Đấng Cứu Thế.

Sự kiện Biến Hình có một chi tiết quan trọng nhất , đó là: ” Lời tuyên bố của Chúa Cha”: ” Đây là Con Ta yêu dấu , hãy vâng nghe Lời Người”.( c 7b)

Theo đó, Lời Chúa là trọng tâm cho nhân loại bước theo để được cứu độ.

Lời Chúa xua tan sự cám dỗ, Lời Chúa củng cố niềm tin, Lời Chúa mang lại sự sống đời đời.

Tin Mừng trình thuật sự kiện Biến Hình như là một Dung Mạo Thiên Tính của Chúa Giê-su trước khi Người bước vào Mầu Nhiệm Thương Khó.

Nội dung Tin Mừng trình thuật chi tiết quang cảnh Biến Hình trên Núi cao của Đấng Cứu Thế cho thấy mầu nhiệm tiên trưng của Mầu Nhiệm Phục Sinh, mà chính Chúa Giê-su đã tiết lộ cho các môn đệ của Người.Nhưng, mầu nhiệm Phục Sinh không thể diễn ar công khai ngay lúc nầy, khi mà Mầu Nhiệm Vượt Qua chưa diễn ra.

Lạy Chúa Giê-su, Đấng từ Trời xuống thế để gánh lấy tội lỗi nhân gian, Người đã chu toàn Thánh Ý Chúa Cha, thi hành Mầu Nhiệm Vượt Qua trước khi bước vào vinh quang Phục Sinh.

Xin cho chúng con lắng nghe tiếng Chúa Cha để vâng nghe Lời Chúa Giê-su, là Ngôi Vị Thiên Chúa làm Người cách tỏ tường mà vâng nghe Lời Người ./. Amen

CN II MC 2024

P. A Trần Đình Phan Tiến