SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH ( C ) 2022 (Mt 2, 1- 12) BA CHIÊM TINH GIA

Thưa quý vị và các bạn, toàn thể các dân tộc Á Châu đều là ngoại giáo, đừng nói chi người Công giáo Việt Nam “tự hào” là Đạo gốc, Đạo dòng.

Nhìn qua Nước Trung Hoa, chúng ta tưởng rằng, họ là lương dân , hay Phật giáo, vì chữ viết và thắp nhang, dễ ảnh hưởng đến tín ngưỡng phật giáo. Còn hơn thế, Nước Việt Nam bị ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa hơn 1000 năm, vì thế Dân Tộc Việt Nam dễ bị ảnh hưởng đến việc thờ cúng tổ tiên. Nhưng, thật ra, người Trung Hoa Công giáo đón nhận Đức Tin trước người Việt Nam.

Việc giữ vững Đức tin của người Công giáo Trung Hoa rất đáng nể phúc. Còn Ấn Độ, đất Nước Phật giáo, có đến hơn 30 triệu tín hữu Công giáo, Sri-lan-ca cũng sát bên Ấn Độ cũng có vài triệu tín hữu Công giáo, và những Nước lân cận như Phi-lip-pines, In –do-nê-si-a, Miến Điện(My-an-ma) Pa-kis-tan, Ma-lai-si-a, Thai-land, Laos, Cam-bo-di-a đều có số tín hữu Công giáo khá đông. Riêng Phi-lip-pines có số lượng tín hữu hơn 90%, Nhật Bản cũng đón nhận Đức Tin Công giáo trước Việt Nam, nhưng số lượng thì ít hơn. Những dân tộc gần Trung Hoa kể trên đều là dân gốc Trung Hoa, trừ Ấn Độ , Sri-lan-ca, Pa-kis-tan không thuộc gốc Trung Hoa.

Như chúng ta biết, Ấn Độ và Trung Hoa là hai Nước lớn và có dân số đông , đồng thời là đất nước Phật giáo, nhưng lại được đón nhận Đức Tin Công giáo trước Việt Nam, đó là nhờ công ơn Truyền giáo của thánh Phan-xi-cô Xa-vi-er, vị tông đồ dòng Tên lừng danh.

Ngài chưa đặt chân đến Việt Nam, thì đã qua đời tại Trung Hoa. Theo bước chân truyền giáo của vị tông đồ lừng danh Phan-xi-cô Xa-vi-er, các nhà Thừa sai Truyền giáo dòng Tên, thuộc Quốc Tịch Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp đã truyền giáo đến Đất Nước Việt Nam, có lẽ Việt Nam là Nước được truyền giáo sau cùng trong vùng Châu Á, chỉ trước Nước Lào.

Theo đó, vào năm 1553, Đạo Công giáo mới được truyền vào cửa biển Hội An, thuộc Tỉnh Quảng Nam. Sau đó, mới đến Trà Lũ, Bùi Chu, Nam Định, rồi đến Quy Nhơn 1618. Rồi tiếp đến , mới có chữ Quốc Ngữ An Nam như hiện nay, vì trước đây sử dụng chữ Hán, vì ảnh hưởng Trung Hoa. Như vậy, nhờ công lao Truyền giáo của Dòng Tên, sau đó Hội Thừa Sai Paris.

Ngày nay, chữ Quốc Ngữ Việt Nam được khắc ghi và công nhận do công lao của các vị Thừa Sai dòng Tên là lInh mục Pigno và Alexandroh. Năm 2020, có một nữ tiến sĩ người Việt , không phải tín hữu Công giáo, đã trình luận án tiến sĩ về đề tài chữ Quốc Ngữ Việt Nam cho thế giới, thì phía Việt Nam, mới tranh cãi và muốn phủ nhận công lao của các nhà Truyền Giáo dòng Tên.

Thưa quý vị, tại sao Lễ Hiển Linh mà lại đề cập đến vần đề trên, Thưa, điều gì cũng có lịch sử của điều ấy.Chúng ta biết Dân Thiên Chúa cũng có một lịch sử vĩ đại, và điều ghi lại lịch sử đó là”THÁNH KINH”, hay là “KINH THÁNH”. Có nghĩa là ”SÁCH của THIÊN CHÚA”, hay “SÁCH nói về THIÊN CHÚA”, Đấng làm CHỦ lịch sử nhân loại. KINH THÁNH, là sách Thánh, hay THÁNH KINH , cũng là sách Thánh, hai từ ngữ đều đúng.

Chiêm tinh có nghĩa là ngành thiên văn học, chiêm tinh gia là người nghiên cứu về ngành thiên văn học.

Tinh là tinh tú, nghĩa là ngôi sao. Chiêm là nhìn ngắm, nghiên cứu, suy nghĩ sâu sắc một vấn đề. Như, CHIÊM NIỆM là thả hồn sâu và lập đi, lập lại về Thiên Chúa,

Ngày xưa gọi là ”Lễ Ba Vua”, tức Ba nhà Đạo Sĩ, chứ không phải là vua của một Nước, “Đạo sĩ” có nghĩa là người học Đạo. Ngày xưa họ học đạo, nghiên cứu về vũ trụ, càn khôn, để tìm hiểu về vũ trụ, nhân sinh, sinh , tử, tìm ra tiết lý sống, triết lý nhân sinh, nhân sinh quan, vũ trụ quan…

Từ đó, suy ra ba nhà đạo sĩ là những người có trình độ, học thức, nhưng, họ vẫn chưa thỏa mãn những nhu cầu tâm linh, tức nhu cầu của đời sống siêu nhiên, vô hình.

Vì thế, nghiên cứu tính tú, họ chợt nhìn thấy được một VÌ TINH TÚ đặc biệt là “NGÔI SAO LẠ”. Vâng, đối với họ là một Ngôi Sao lạ, bởi vì từ khi nghiên cứu đến nay, họ chưa từng thấy Ngôi Sao nào giống như thế. Bởi vì, theo khoa tinh tú học, mỗi ngôi sao trên bầu trời là một nhân mạng. Khi một ngôi sao xuất hiện là có một nhân mạng ra đời, khi một ngôi sao băng”xẹt” qua, thì họ biết có người chết, bọi là” băng hà”. Vua chúa trần gian khi qua đời, thì gọi là “băng hà”, băng là bước qua, hà là sông. Khi chết có nghĩa là ”QUA SÔNG”, người Việt Nam , thì gọi là ”qua đời”.

Điều nầy cho thấy Ơn mặc khải Thiên Chúa dành cho ba nhà đạo sĩ nghiên cứu thiên văn học, biết có một Đấng Cứu Tinh cho nhân loại ra đời.

Theo đó, định nghĩa Đức Tin là gì? Thưa , đó là Thiên Chúa mời gọi, con người đáp trả. Đó là ĐỨC TIN. Đặc tính của Đức Tin là gì? Thưa , đó là CHÂN LÝ và TÌNH YÊU. Nếu, chúng ta làm gì nhân danh chân lý và tình yêu, đó là Thiên Chúa. Chân lý là Sự thật, Tình Yêu là Sự hy sinh.

Hy Sinh vì Sự Thật, hay là vì Sự Thật dù phải Hy Sinh thì đó là Thiên Chúa.

Lễ Hiển Linh là lễ Thiên Chúa tỏ mình cho mọi dân, mọi Nước, được hiểu là ơn cứu độ phổ quát. Ngày xưa , người ta gọi là lễ Ba Vua theo ý nghĩa nầy, có nghĩa là ba nhà đạo sĩ tượng trưng cho các dân tộc ngoài dân Israel được mặc khải ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Đối với các dân tộc ngoài dân Dothai, thì được gọi là dân ngoại, mà ba vị đạo sĩ nầy được Thiên Chúa tỏ mình và tìm đường đến chiêm bái Hài Nhi Giê-su, Ba nhà đạo sĩ, ba màu da, chứng tỏ các ngài ở ba nước khác nhau, nhưng đối với mọi thế hệ ngoài dân tộc Israel thì , các vị nầy là” vua”, có nghĩa là người “đứng đầu”.Theo đó, Ba vua, hay các đạo sĩ, các chiêm tinh gia đều đúng.

Các nhà chiêm tinh đến với hài Nhi Giê-su đã dược loan báo từ ngôn sứ Isaia, nghĩa là vị ngôn sứ nầy cách Đắng Cứu Thế 700 trăm năm, nhưng, là vị ngôn sứ nói về Đấng Cứu Thế nhiều nhất.

Chúng ta thấy, trên đường sau khi nhận biết ngôi sao, ba vị đạo sĩ cũng gặp vô cùng khó khăn về đường đi, về lạc đường, về sự lừa dối, mưu mô của vua Hê-rô-đê. Nhưng, sau khi được báo mộng, các vị đã tìm đường khác mà về xứ sở mình.

Ba món quà dâng tiến Hài Nhi Giê-su, là:

– VÀNG : Tượng trưng cho Vương Quyền, cho ánh sáng của Người. Nghĩa là Đấng Cứu Thế chính là Vua, Vua bình an, Vua nhân từ, Vua tình yêu, Vua Thương xót. Vua cõi lòng, và đồng thời Vua chí công, Vua trên các vua, Chúa của muôn loài.

– NHŨ HƯƠNG : Có nghĩa trầm hương, chất mũ của cây trầm hương được người ta tinh chế để làm chất trầm hương, xông cho cung điện nhà vua. Điều nầy tượng trưng Hài Nhi Giê-su được tôn thờ là Chúa của muôn loài, được thờ phượng muôn đời khắp mọi nơi.

– MỘC DƯỢC : Cây gỗ thuốc, có nghĩa ám chỉ sự mai táng, sự chết của Người. Dù là Đấng Cứu Thế, nhưng Người phải trở nên Hy Lễ để chuộc tội nhân loại.

Như vậy, VÀNG, NHŨ HƯƠNG và MỘC DƯỢC là ba vật phẩm tượng trưng cho cuộc đời Chúa Cứu Thế. Sinh ra để Làm Vua, chính vì điều nầy mà Người đến trong thế gian. Rồi là Chúa của mọi loài, được phượng thờ duy nhất cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, nhưng, cuộc đời của Người phải trở nên Hy Tế trên Thập giá, để gánh tội muôn dân.

Theo đó, Lễ Vật dâng tiến Hài Nhi Giê-su tượng trưng cho cuộc đời Chúa Cứu Thế co ý nghĩa như vậy, và phù hợp với ý nghĩa : Vương Quyền – Tư Tế và Ngôn Sứ của Người. Sứ mạng Cứu Thế của Người Vừa là Vua, vừa là Chủ Tế vừa là Lễ Vật, vừa là bàn thờ vừa là Con Chiên, vừa là ngôn sứ là Đấng giảng dạy, vừa là Hy Tế, Lễ Vật để đền tội cho nhân loại. Vì, thế Người chính là Đấng Cứu Chuộc.

Như vậy, VÀNG – NHŨ HƯƠNG – MỘC DƯỢC tương quan với VƯƠNG QUYỀN – TƯ TẾ – NGÔN SỨ.

Như vậy, NGÔN SỨ đồng nghĩa với Hy Tế.

Điều nầy cho thấy mọi Ki-tô hữu bước theo Thầy Chí Thánh Giê-su đều trở nên Vương Đế- Tư Tế -Ngôn Sứ, cho thấy ngôn sứ phải trở nên lễ vật hy sinh như Người.

Vì, Chúa Giê-su là Ánh Sáng, ánh sáng chiếu soi bóng đêm, người tín hữu bước theo ánh sáng cũng phải trở nên ánh sáng nư Ánh Sáng GIÊ-SU là ÁNH SÁNG MUÔN DÂN , Ánh Sáng thật chiếu soi tăm tối, đó là sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vì thế, ai có Chúa Giê-su, người ấy có khôn ngoan là ánh sáng bởi ánh sáng thật. Vì, có nhiều thứ ánh sáng giả, như ánh đèn điện, ánh sáng nhân tạo. Ngụ ngôn có câu:” Đừng thấy lấp lánh tưởng là vàng”.

Như vậy, dù người đời có xảo trá, mư mô, nhưng chúng ta có Chúa Giê-su, chắc chắn chúng ta không mắc mưu thế gian như Ba nhà đạo sĩ xưa.

Lạy Chúa Giê-su Hài Đồng, chúng con không có Vàng, Nhũ Hương và Mộc Dược, để dâng cho Chúa, nhưng chúng con xin dâng tấm lòng chân thành của chúng con như ba nhà đạo sĩ xưa. Để cho thế gian nhận biết Chúa là Đấng Cứu Thế vì Chúa đã Hiển Linh ơn Cứu Độ phổ quát cho muôn dân./. Amen

02/01/2022

P.Trần Đình Phan Tiến