SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM (C) 2022 (Lc 21, 25 – 28 ; 34 -36) NGÀY QUANG LÂM

Thưa quý vị, và các bạn người ta thường nhắc tới hai từ “ tận thế”, nhưng, từ tạo thiên lập địa đến tận thế là một khoảng giữa vô định, chưa từng xảy ra, nên chi, chưa ai biết được.

Khi có một hiện tượng lạ nào đó, thì người ta thường nghĩ đến “tận thế”. Tận thế là một hiện tượng kết thúc thế giới hữu hình, để mở ra, hay trở về thế giới siêu nhiên.

Vậy, thế giới nào mới là thế giới của sự sống ? Theo đó, tận thế hay chưa, không phải là vấn đề, mà là thế giới của sự sống mới là vấn đề.

Bước theo Chúa Giê-su, chúng ta sẽ có “ thế giới của sự sống”. Vâng, đó là vấn đề. Vì, nếu chúng ta không bước theo Chúa Giê-su, thì ngay hôm nay chúng ta cũng thật bất hạnh rồi, thì cần gì chờ đến ngày quang lâm đáng sợ ấy.

Như vậy, trong trang Tin Mừng theo thánh Luca hôm nay, Chúa Giê-su cho chúng ta biết ngày Chúa Ngự đến thế giới hữu hình lần thứ II, gọi là “Ngày quang lâm”.

Ngày “Quang Lâm”, tức là ngày Đấng Cứu Thế xuất hiện lần thứ II, khác với lần thứ I, Người đến với hình dạng một trẻ thơ, một cuộc đời âm thầm, khiêm hạ, để dạy cho loài người sự khiêm hạ đích thực. Hầu trở nên Hy Tế đền tội muôn dân, nhưng, khi đến lần thứ II,thì khác với lần thứ I.

Uy quyền và oai nghiêm ,công thẳng khiến cho tất cả ngũ hành và tính tú, vũ trụ nầy phải khiếp sợ. Theo đó, Ngày quang lâm hay ngày chung thẩm là ngày mà mọi loài , mọi vật phải trả lời trước Vị Thẩm Phán Chí Công. Giáo Hội vừa cho chúng ta mừng Lễ Đức Giê-su – Ki-tô Vua Vũ Trụ vào ngày cuối cùng của năm Phụng Vụ. Khác với lịch của niên lịch, lịch Phụng Vụ được bắt đầu từ Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng và kết thúc vào Lễ Đức Giê-su – Ki-tô Vua Vũ Trụ. Điều ấy cho thấy, Đức Ki-tô là KHỞI NGUYÊN và CÙNG TẬN , nghĩa là Alpha và Ômêga, lấy theo chữ cái Hy-lạp, chữ cái đầu tiên và sau cùng. Vì thế, Lễ Đức Ki-tô Vua Vũ Trụ là Chúa Nhật 34, cuối cùng của năm Phụng Vụ. Vì vậy, tuy Mùa Vọng được bắt đầu từ cuối năm 2021, nhưng, là Mùa Vọng 2022, để chuẩn bị cho Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh 2022, vì lịch phụng Vụ khác với Tây Lịch là như vậy, vì tính theo lịch Phương Đông, dù Tây lịch cũng được tính theo ngày Con Thiên Chúa Giáng trần.

Theo đó, Lễ Đức Giê-su – Kitô Vua Vũ Trụ, cũng như Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng cho thấy Vương Quyền của Người trên vũ trụ. Chỉ khác là để khởi đầu và kết thúc một năm Phụng Vụ. Như vậy, Đức Ki-tô hôm qua cũng như hôm nay, khởi đầu và kết thúc,cũng là một, khởi nguyên và cùng tận. Người đứng trên mọi vương quyền, mọi loài , mọi vật. Chúng ta thấy, Người là Vị Tử Đạo tiên khởi, Người đã chịu chết vì Đạo, vậy ai chịu Tử Đạo, người ấy sống và chết vì Đức Ki-tô.

Trang Tin Mừng hôm nay theo thánh Luca ( Lc 21, 25 -28 ; 34 -36), nằm ở phần V lớn, nữa chương 19 đến 21. Phần V lớn nầy nói về sự Rao Giảng của Chúa tại Giê-ru-salem. Phần nầy nói về sự Khải Huyền, một sự Mặc Khải điều Huyền Nhiệm, tức tiên tri, vì chưa xảy ra. Theo đó, sự Cánh Chung, hay Tận Thế, Quang lâm. Nhưng, hại từ Quang Lâm chỉ về chính Đấng Cứu Thế sẽ đến lần thứ II trong vinh Quang.Vậy, Mùa Vọng là Mùa Tĩnh Thức, chuẩn bị tâm hồn, đón mừng Lễ Con Thiên Chúa Giáng Trần, đến lần thứ I trong thế gian. Và , mong đợi Người lại đến lần thứ II trong vinh quang.

Theo đó, trang Tin Mừng Chúa Nhật thứ I Mùa Vọng năm ( C ) cho chúng ta hai phần:

– Phần thứ I: Từ câu 25 -28. Chính Chúa Giê-su cho chúng ta biết những hiện tượng khi Người Quang Lâm.

Cụm từ “Quang Lâm” là cụm từ duy nhất chỉ về sự xuất hiện lần II của Đấng xét xử, là Đấng Cứu Thế.

– Phần thứ II: Từ câu 34 -36, khuyên bảo chúng ta phải tỉnh thức và cầu nguyện. Vì, muốn tỉnh thức phải cầu nguyện.

Những , hiện tượng quang lâm, khi Con Người Ngự đến là một sự “đảo lộn” trật tự của ngũ hành, mang yếu tố thay đổi điều tự nhiên trong thiên nhiên, như động đất, ôn dịch, lỡ núi, song biển gầm thét.v..v… Người ta hoảng sợ đến hồn xiêu, phách lạc, các quyền lực trên trời, dưới đất sẽ bị lay chuyển, lúc bấy giờ, Con Người sẽ ngự đến trong vinh quang giữa mây trời, đó là Quang Lâm. Như vậy, để chuẩn bị cho ngày quang lâm của Đức Ki-tô, nhân loại phải biết tỉnh thức và cầu nguyện. Tỉnh thức là làm cho tâm hồn chúng ta luôn luôn “sáng suốt” , không mê muội, u ám, luôn theo đường lối của Thiên Chúa, nghĩa là không” trật đường rầy”, không lệch hướng, lệch pha, lệch tâm. Tỉnh thức là lúc nào cũng ở trong ánh sáng của Thiên Chúa, không làm điều mờ ám, nói cách khác là sống một lương tâm trong sạch, sống một tâm trạng mong chờ sự xuất hiện của Đấng quang lâm. Tỉnh thức là sống một cuộc sống không lo âu, không sợ hãi, không ngạo mạn, không dựa vào điều kiện vật chất. Muốn vậy, phương cách hữu hiện nhất là phải cầu nguyện. Cầu nguyện làm cho chúng ta luôn luôn tỉnh thức, vì lúc nào cũng có Chúa ở cùng, vì cầu nguyện mới giúp tâm trí chúng ta tỉnh thức được.

Như vậy, hai yếu tố để có được tâm hồn đón chờ Chúa đến trong ngày Đại Lễ Giáng Sinh và ngày Người Quang Lâm là phải tỉnh thức và cầu nguyện, chúng ta không thể tỉnh thức , nếu chúng ta không cầu nguyện, cũng như chúng ta không thể cầu nguyện, nếu chúng ta không tỉnh thức.

Sống tỉnh thức là sống một cuộc sống có chừng mực, một cuộc sống tiết độ, một cuộc sống biết chia sẻ, một cuộc sống đức hạnh, một cuộc sống không vì mình, mà vì người cần đến mình, một cuộc sống tỉnh thức là một cuộc sống khôn ngoan, không ăn quá no, không lừa lọc người khác, để tiến thân, để vinh thân phì da, không ăn trên đầu, trên cổ người khác, không bóc lột kẻ yếu thế, cô thân, giàu không nịnh, đói rách không khinh, không thượng đội, hạ đạp, không gian lận, gian manh. Như vậy, tâm hồn tỉnh thức ấy đáng sống một Mùa Vọng ngày nay và mai sau.

Tất cả những điều kiện để sống khôn ngoan, tiết độ là nhờ cầu nguyện, cầu nguyện không tốn tiền mua, nhưng trái lại rất to lớn và hữu ích cho chúng ta.

Có những giá trị cho thân thể chúng ta, mang lại cho sức khỏe rất nhiều, nhưng không tốn tiền mua, mà chúng ta đôi khi lãng phí, không quan tâm đến, cứ tưởng phải ăn những món cao lương, mỹ vị, uống thuốc bỗ dưỡng trường sinh, mật gấu, nhung nai, sừng tê giác, nem công, chả phụng để được sống lâu. Nhưng, thật ra có những thứ vô cùng quý giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta hưởng dùng không mất tiền mua, không tốn kém, đó là : Nước uống, Giấc ngủ, và Đi bộ.

Vâng, và như vậy, chúng ta biết duy trì ba yếu tố ấy, thì chúng ta khỏe mạnh, minh mẫn và sống thọ. Bên cạnh, yêu tố cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh, thì yếu tố tinh thần cũng không kém, mà Chúa Giê-su dạy cho chúng ta, đó là : TỈNH THỨC và CẦU NGUYỆN . Hai điều kiện nầy cũng không mất tiền mua, mà vô cùng hữu ích cho đời sống tinh thần của chúng ta, vì tỉnh thức và cầu nguyện làm cho chúng ta lúc nào cũng có Chúa. Lời cầu chúc của Hội Thánh là : Chúa ở cùng anh chị em.

Như vậy, có Chúa ở cùng chúng ta không mất tiền mua, miễn là chúng ta biết đón nhận.

Sống trên đời có ai cho không ta cái gì, nhưng, Thiên Chúa ban cho chúng ta hoàn toàn miễn phí. Về cả hai phương diện Xác, Hồn, vậy Thiên Chúa không phải chính là Tình Yêu sao ?!

Xin quý vị nhớ cho 05 yếu tố giúp cho đời sống chúng ta mà hoàn toàn miễn phí đó là:

– Nước uống , Giấc ngủ, Đi bộ : Cho cơ thể khỏe mạnh, trước khi đau ốm( phòng bệnh hơn chữa bệnh).

– Tỉnh Thức, Cầu Nguyện : Cho tinh thần khỏe mạnh, vì có Chúa ở cùng.

Như vậy, Thiên Chúa luôn yêu thương và ở cùng chúng ta, ngoài những yếu tố nầy, nếu chúng ta có gặp đau khổ, thì đó chính là hồng ân cho chính chúng ta, vì chúng ta được tham dự vào mầu nhiệm đau khổ của Đức Ki-tô.

Như vậy, Mùa Vọng cho chúng ta chuẩn bị tâm hồn đón chờ Đại Lễ kỷ niệm Con Thiên Chúa Giáng Sinh đến thế gian lần I, và mong chờ Người lại đến lần thứ II, là ngày Quang Lâm.

Thánh Vịnh 24 cho chúng ta biết nâng tâm hồn lên tới Chúa: “Chúa ôi, xin cho con nâng tâm hồn lên cùng Ngài…”

Lạy Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Cha đã ban Đức Giê-su –Ki-tô, cho nhân loại và Người đã đến thế gian lần thứ I, mang ơn Cứu Độ cho thế gian, xin cho chúng con biết hân hoan, chuẩn bị tâm hồn đón mừng CON Chúa bằng một Lễ Giáng Sinh và mong chờ ngày Chúa lại đến lần thứ II trong vinh quang . Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su – Ki-tô./. Amen

CN IMV (C)
P.Trần Đình Phan Tiến