SUY NIỆM PHÚC ÂM, CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN NĂM B (28/1/2024) CHÚA GIÊSU GIẢNG DẬY CHO DÂN CHÚNG VÀ TRỪ KHỬ THẦN Ô UẾ

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Trong một gia đình thế nào cũng có một hai đứa con không thích nghe lời cha mẹ. Trong một lớp học thế nào cũng có dăm ba học sinh lơ đễnh với lời giảng dậy của thầy cô. Trong một xã hội bát kỳ, cũng có một số người không quan tâm đến những lời hay lẽ phải của người lớn tuổi, người khôn ngoan. Nhưng các bậc cha mẹ, các thầy cô và những người người lớn tuổi, người khôn ngoan vẫn không phải vì thế mà không nhắc nhở khuyên răn con cái, học trò hay người trẻ tuổi quanh mình.
Bài Phúc âm Chúa Nhật VII Mùa Thường Niên năm B hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu giảng dậy trong hội đường Carphanaum và được dân chúng Israel ca ngợi. Chúa Giêsu cũng đã dùng lời mà ra lệnh cho thần o uế ra khỏi người bị chúng ám khiến dân chúng càng ngạc nhiên và ngưỡng mộ Người hơn nữa. Lời giảng dây của Chúa Giêsu có sức mạnh thuyết phục người nghe và trấn áp quỷ dữ vì đó là lời của Thiên Chúa. Vậy chúng ta có học được gì từ câu chuyện của bài Phúc âm hôm nay không?

II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 1,21-28: (Đến thành Capharnaum) ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: “Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”. Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: “Hãy im đi và ra khỏi người này!” Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Cái gì vậy? Đấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người”. Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.
III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 1,14-20: Bài Phúc âm hôm nay có thể được xem xét trong hai giai đoạn, và trong mỗi giai đoạn chúng ta đều thấy có hai đối tượng tương tác với nhau. Trong giai đọan 1 thì một bên là Chúa Giêsu, một bên là dân chúng. Còn trong giai đọan 2 thì một bên là Chúa Giêsu một bên là thần o uế:
3.1 Trong giai đọan 1:
3.1.1 Một bên là Chúa Giêsu
a) Chúa Giêsu đã chủ đông vào hội đường Capharnaum để giảng dây, vì hai lý do: một là vì Người là Lời của Thiên Chúa, Người có sứ mạng nói Lời Thiên Chúa cho hết mọi người để soi sáng hướng dẫn những tâm hồn chính trực trong dân chúng; hai là vì dân chúng khát khao được nghe những lời từ miệng Đấng Mêsia để tiến bước trong hành trình về Nhà Cha
b) Chúa Giêsu đã giảng dây có uy quyền lôi cuốn và thuyết phục được người nghe vì lời Người nói là lời chân thật có sức mạnh của thần khí
3.1.2 Một bên là dân chúng:
a) Dân chúng là những người khát khao Lời Chúa vì họ đói khát Lời từ miệng ngôn sứ của Thiên Chúa.
b) Dân chúng nghe say sưa và bái phục tài ăn nói giảng dậy của Chúa Giêsu. Họ hoàn toàn bị lôi cuốn và thuyết phục bởi những gì Chúa GIêsu nói với họ.
3.2 Trong giai đọan 2:
3.2.1 Một bên là Chúa Giêsu
a) Chúa Giêsu không đính chính điều mà thần ô uế đã “bật mí” với những người xung quanh.
b) Chúa Giêsu ra lệnh cho thần o uế để chúng yên lặng và ra khỏi người mà chúng đang ám hại
3.2.2 Một bên là thần ô uế
a) Thần ô uế là quỷ dữ chuyên làm hại những người mà chúng có thể hay được phép ám hại.
b) Thần ô uế được Thiên Chúa ban cho khả năng nhận ra Chúa Giêsu là ai và có nhiệm vụ phải xưng tụng công khai Chúa Giêsu để giúp những người xung quanh nhận ra Chúa Giêsu..
IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Mc 1,14-20
4.1 Chúng ta hãy lắng nghe Chúa Giêsu giảng dây: Việc đầu tiên chúng ta phải làm là lắng nghe Chúa Giêsu dậy bằng cách đọc và tìm học Phúc âm và bằng cách nghe các Giám Mục, các Linh mục giảng Thánh Kinh trong thánh lễ. hay trong
các lớp.

4.2 Chúng ta hãy đem ra thực hành những gì chúng ta nghe được từ Chúa Giêsu: Việc thứ hai chúng ta phải làm là đem ra thực hành những gì chúng ta đã nghe được từ Chúa Giêsu. Không thực hành thì Lời Chúa vẫn như hạt lúa trơ trụi trọng mảnh đất tâm hồn chứng ta thôi. .
Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN
KHAI MỞ: Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu Kitô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô. Người đã giảng dậy trong các hội đường và trên đừong làng cho mọi thành phần dân chúng. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin
1.« (Đến thành Capharnaum) ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường» Chúng ta hãy dâng lời cấu xin cho càng ngày càng có nhiều người tìm nghe Chúa Giêsu rao giảng.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
2.- «Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ » Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho Đức Thánh Cha Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả giáo dân để mọi Kitô hữu biết dựa vào thần khí của Thiên Chúa mà rao giảng về Chúa Giêsu chho ngườ xung quanh.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
3.- «Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: “Hỡi ông Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai, là Đấng Thánh của Thiên Chúa”» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi giáo dân vững tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
4.- «Thần ô uế liền dằn vặt người ấy, thét một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: “Cái gì vậy? Đấy là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả thần ô uế và chúng vâng lệnh Người”. Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho những người luơng dân để họ được dịp chứng kiến những việc lạ lùng mà Thiên Chúa thực hiện trong loài người.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
LỜI KẾT:
Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu cho chúng con. Chúa Giêsu đã giảng dẫy cho dân chúg và trù khử thần ô uế ám hại con người. Xin cho chúng con biết lắng nghe và thực hành những gì chúng con nghe được từ miệng Chúa Giêsu phán ra. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, Con Cha, Chúa chúng con. Amen.
Sàigòn ngày 27 tháng 1 năm 2024
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội