NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN – SUY TƯ VỀ BA NGÀY TẾT THEO TINH THẦN CÔNG GIÁO, KẾT HỢP VỚI ĐỨC KI-TÔ – GIÊ-SU (Pl 4, 7c)

Thưa quý vị và các bạn, ngày Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới, tân niên, để đánh dấu sự hình thành có trật tự, có quy tắc, có mở đầu, có kết thúc. Ngày mở đầu của một năm Âm Lịch thì được gọi là ” Nguyên Đán”.

Nguyên là “mới”, là bắt đầu, Đán là ”mở ra”, có nghĩa là ngày đầu năm mới, hay gọi là Tân Niên. Theo đó, để đón chào ngày Tân Niên, thì phải chuẩn bị chu đáo, vui mừng , thì được gọi là Tết, nếu có cái gì đó vui, thì người ta nói : Vui như tết. như vậy, ý nghĩa ngày tết là mang đến : Niềm Vui.

Vâng, đó là ý nghĩa thứ nhất của ngày Tết.

Nhưng, Từ ngữ ” Tết “có ý nghĩa là Khí Tiết của Trời Đất Mùa Xuân mở ra một chu kỳ mới. Khí Tiết mùa xuân thì hơn hẳn các mùa khác, vì nó mới, nó đẹp, nó xanh tươi. Vì thế, nó được gọi là mùa xuân. Từ XUÂN có nghĩa là xanh tươi, xinh đẹp, mới mẻ. Cái tiết của mùa xuân nó mang lại ý nghĩa đó.

Một năm thời tiết có bốn mùa: Xuân, Hạ , Thu , Đông, ai cũng biết. Đồng thời có 08 tiết xoay vần, đó là sự tuần hoàn của vũ trụ.

Bốn mùa, tám tiết vần xoay
Tạ ơn Tạo Hóa đã bày thiết ra
Để cho trời đất chan hòa
Cỏ cây, nhân thế chung nhau sống đời.

Vâng, thưa quý vị, Nho học thâm thúy, theo triết lý Phương Đông, thì văn minh Tây Phương cũng có nhưng giá trị phong phú tuyệt vời. Nên chi, theo đó, sự sống của nhân sinh phụ thuộc vào hai yếu tố ÂM –DƯƠNG. Không thể thiếu Âm mà sống được, hoặc thiếu Dương mà sinh tồn.

Ngũ Hành và Càn, Khôn, Gió, Sấm sét. Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa. Đó là vũ Trụ. Rõ ràng, có một Đấng tạo dựng vũ trụ, đó là Thiên Chúa.

Chúng ta thấy, Thiên Chúa không tạo nên một Hành, mà là ngũ Hành. Hành, có nghĩa là xoay vần, chuyển động, tuần hoàn, nối tiếp nhau theo trật tự. Cũng vậy, Thiên Chúa không dựng nên một Quái, mà là Bát Quái. Quái, có nghĩa là sự kỳ lạ, kỳ diệu, khác thường. Nhân thế không làm được, chỉ có mình Thiên Chúa.

Như vậy, điều mà con người hẳn nhiên nhìn thấy được, đó là sự hữu hình, vật chất, vật thể. Nhưng, con người không thể nhìn thấy sự siêu nhiên, con người là “con Thượng Đế”, được sinh ra trong sự tuần hoàn của vũ trụ. Vì thế, nhân loại không thể biết được sự thai nghén của vũ trụ.

Theo đó, bốn mùa, tám tiết vần xoay, thì mùa xuân là mùa bắt đầu của một chu kỳ khí tiết. Khí tiết sinh ra thời tiết, hai mùa mùa năng có hỏa, có thủy, là hai hành chân sinh.

Nhân sinh là loài thụ tạo, nên chi phải chịu sự bất toàn, giới hạn. Dù, tài giỏi đến đâu, con người chỉ có một vài tài năng, không thể toàn năng. Chỉ duy một mình Thiên Chúa mới là Đấng Toàn Năng. Vì thế, khi bị, gặp thất bại nơi nhân sinh là lẽ đương nhiên, đường oán thán, than trách, đó là khiêm nhường. Từ đó, nhân sinh phải biết nhân ra Thiên Chúa và bước theo Ngài, phó thác , cậy tin, cầu nguyện, để được sống trong ân sủng của Thiên Chúa.

Thời Tân Ước là Thời Cứu Độ bởi Thiên Chúa qua Đức Giê-su – Ki-tô, vì vậy, nhân sinh không thể đón nhận được Ơn Cứu Độ, nếu không Tin vào Đức Giê-su – Ki-tô.

Bài đọc II, Thánh Thư theo thánh Phaolo gởi cho giáo đoàn philipphe, được trinh bày trong Thánh lễ Tân Niên Mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024, Chương 4 câu 7c, cho chúng ta biết được điều quan trong trong đời sống nhân sinh, đó là Ơn Bình An, mà Ơn Bình An đến từ đâu? Thưa, đó là đến từ sự kết hợp với Đức Giê-su – Ki-tô.

Đời sống nhân sinh không phải là tài sản vật chất mà là Ơn Bình An đến từ Thiên Chúa. Như vậy, ngày Mùng 1 Tết Nguyên Đán, Giáo Hội Xin Ơn Bình An, cầu Bình An năm mới là điều quan trọng nhất trong năm.

Ngày mùng 1 Tết, cầu Bình An Năm mới.

BÌNH AN – KHÔN NGOAN.

Một năm 365 ngày, được chia ra 04 mùa, xuân , hạ , thu , đông.Mỗi mùa có 90 ngày, tương đương ba tháng, nhưng, theo phong tục, nhân sinh chuộng mùa xuân hơn, vì là mùa bắt đầu của bốn mùa. Tiết trời, hay Khí trời mùa xuân thật ôn hòa, ấm áp, vạn vạn tốt tươi, sinh sôi nảy lộc, đâm chồi, tạo nên một cảnh sắc xin đẹp, nên thơ, thật thú vị. Tạo nhiều cảm xúc cho con người, trong đó có giới văn thơ, thi sĩ, nhạc, họa, người ta thích thú sáng tác nhiều tác phẩm để ca ngợi vũ trụ, thiên nhiên , môi trường cảnh sắc. Bên cạnh đó, người có Đức tin, tín ngưỡng, họ cũng cảm tác rất nhiều sự thi vị của đất trời vào xuân, để ca ngợi Thượng Đế.

Theo Công giáo, 10 Điều Răn của Thiên Chúa hướng về điều cốt lõi của thiện hảo, đó là “MẾN CHÚA và YÊU NGƯỜI”. Mến Chúa là thờ phượng, tôn thờ, mến yêu cảm tạ Thiên Chúa, Đấng sáng tạo vũ trụ, vũ hoàn . Đồng thời, yêu thương mọi người thọ sinh như chính mình. Tuy 03 Điều Răn đứng đầu quy về tôn thờ Thiên Chúa, nhưng, tóm lại chỉ là YÊU MẾN Thiên Chúa trên hết mọi sự. Đó là thứ tình yêu tuyệt đối của loài thụ tạo đối với Đấng Tạo Thành là Thiên Chúa.Vì , Thiên Chúa ban cho loài người mọi thứ , tất cả mọi sự trên mặt đất nầy. Nhưng, chỉ có hai điều thiện và ác, con người phải biết làm và tránh.

Hằng ngày, Thiên Chúa vẫn ban bình an cho con người, đó là ân huệ lớn lao nhất và cần thiết hơn tiền bạc, của cải. Hội Thánh thay mặt Thiên Chúa chúc bình an cho người tín hữu một năm 364 ngày, trừ ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy Tuần Thánh.

Theo đó, từ ơn bình an đến từ Thiên Chúa, được Hội Thánh kêu cầu ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 nầy. như vậy, cứ 12 năm mới có một năm Thìn là con rồng, cứ 60 năm mới có một năm Giáp Thìn. Từ đó, chúng ta biết được, mỗi năm đều có ngày Tết, Tân Niên, nhưng muốn có năm con rồng phải chờ 12 năm, muốn có một năm Giáp thin, hoặc Bính Thìn… thì phải mất 60 năm, và 12 con giáp đều như vậy.

Con Rồng, theo Giáo Hội Công giáo là con vật không được cổ vũ, tuy nhiên Rồng được xem là linh vật, tượng trưng cho vương quyền trần gian, vua chúa trần thế. Nhất làĐất Nước Trung Hoa, họ rất yêu chuộng con rồng. Rồng, trong Kinh Thánh Sách Khải Huyền là con mãng xà, tượng trưng cho satan.

Nhưng, tại Việt Nam, rồng mang biểu tượng linh vật, trong cung điện vua chúa phong kiến, rồng tượng trưng cho linh vật oai phong, mạnh mẽ , giàu sang và quyền thế. Đền, chùa, miếu mạo tại Việt Nam luôn cho xây dựng linh vật rồng.

Tại Viện Nam tại Thủ Đô Hà Nội trước đây là Thăng Long, nghĩa là rồng bay. Ở Huế thì có Kim Long, là rồng vàng, ở Miền Tây thì có Vĩnh Long là rồng vĩnh viễn, Cửu Long là chín con rồng.. Và con nhiều địa phương khác cũng dùng “Long” để đặt cho vùng đất của mình, như ở Biên Hòa, Đồng Nai, có Long Bình, ở Bình Phước, có Bình Long, Phước Long…

Đến độ tại Việt Nam, ngày xưa vua chúa được gắn liền với hình ảnh con vật nầy, và những gì của vua đều gọi là long, như áo vua thì gọi là long bào, giường vua thì gọi là long sàn, mặt vua thì gọi là long nhan, râu vua thì gọi là long tu, tóc vua thì gọi là long phát, vua đi thì gọi là long bộ, vua có đôi mắt đẹp thì gọi là long lanh.

Từ đó, Đạo Công giáo không tôn thờ bất cứ linh vật, nào ngang hàng với Thiên Chúa, vì, Thiên Chúa là Đấng Tòan Năng, Tạo Thành nên trời đất muôn vật. vì thế, không có vật nào, dù là linh vật mà đứng trên Thiên Chúa được.

Ngày Mùng Hai Tết, Kính Nhớ Tổ Tiên.Ông.Bà cha mẹ.

Điều nầy căn cứ vào Điều Răn Thứ Bốn : Thảo kính cha mẹ.

Việc đạo hiếu có từ Kinh Thánh Cựu Ứơc, bắt nguồn từ thời Giacop và Esau, sự chúc phúc của người cha cho Giacop. Lời chúc phúc được bắt nguồn từ tình Phụ Tử giữa Thiên Chúa và con người.

Đạo hiếu thể hiện luân thường đạo lý, trật tự kỷ cương, mang tính bảo tồn, duy trì một trật tự của sự sinh tồn. Kinh Thánh Cựu Ứơc có một bộ sách Huấn Ca. Dạy nhân loại, đặt biệt người Dothai phải biết hiếu kích bậc bề trên ông bà, cha , mẹ.

Vì: Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đấy. Và tất cả các tôn giáo đều dạy hiếu kính ông bà, tổ tiên.

Người Trung Hoa có Thập Nhị Tứ Hiếu rất quý giá. Dạy cho con người biết hiếu kính cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nhưng, thường thì cha mẹ nuôi con cái, thì dễ hơn, con cái nuôi cha mẹ.

Nhưng : “Của dâng cho cha, thì đền bù tội lỗi. của biếu cho mẹ thì không rơi vào quên lãng.”Hc

Theo đó, ngày đầu năm mùng Hai Tết Nguyên Đán, Giáo Hội dạy cầu nguyện cho Tổ Tiên là điều chính đán, phải đạo vậy. Nhưng, trên hết bốn phận đối với thiên Chúa và tổ tiên, ông bà, cha mẹ phải phát xuất từ nội tâm, tư tưởng của chính mình, không phải hiếu kinh hoàn toàn bằng vật chất , mà bằng tâm tưởng vậy.

Cụ thể như, không cho cha mẹ ăn mà đem tiền dâng cúng là không đúng. Điều nầy chính Chúa Giê-su dạy trong Tin Mừng. Hoặc ngược lại không lấy của dư thừa mà dnag cúng, xin lễ cầu nguyện.

Mùng Ba Tết : Ngày cầu mùa- Xin ơn lao động.

Nhân sinh phải biết lao động, lao động làm cho cuộc sống nhân sinh thăng tiến về mọi mặt. Lao động làm ra của cải vật chất, sản vất để sinh nhai. Lao động đóng góp cho xã hội bằng nhiều cách, tạo ra quỹ phúc lợi xã hội để giúp cho những người không còn khả năng lao động.

Có nhiều cách lao động, làm ra của cải không phải chỉ ích kỷ, mà là giúp thăng tiến cộng đồng.

Những cộng đoàn tu trì nam, nữ , họ làm ra rất nhiều cảu cải để làm từ thiện, nuôi người già neo đơn, trẻ em mồ côi. Các nước trên thế giới, nhất Là Hoa kỳ và các nước Châu Âu. Họ khơi dậy , thành lập rất nhiều cộng đoàn tu trì, để làm từ thiện. Đó là nhờ tinh thần Công giáo, song ngày nay họ cũng sa sút về Đức Tin, vì vậy, ơn gọi và các cộng đoàn từ thiện cũng sa sút. Song tại Việt Nam nhờ ơn Chúa cũng còn phong phú. Mong sao, những cộng đoàn tu trì, các giáo xứ tại Việt Nam ngày nay phát triển tinh thần lao động trong các cộng đoàn tu hội đê có quỹ phúc lợi từ thiện ngày càng phong phú.

ĐI TU và LAO ĐỘNG. Đó là châm ngôn của đa số các dòng tu. ORA et LABORA : CẦU NGUYỆN và LAO ĐỘNG. Cũng như : NÓI VỚI CHÚA, và NÓI VỀ CHÚA. Cũng là lao động.

Thánh Phaolo cho chúng ta biết: “ Những ai không làm thì thà đừng ăn còn hơn”

Nhà Nước Việt Nam họ cũng có câu:” LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG”. LƯỜI BIẾNG LÀ BẠI NÃO.

Nhưng, trên hết , nói gì, thì nói:” Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công…”

Rồi : ” Con đang mải dệt đời minh, bổng tay Chúa cắt đứt ngang hàng chỉ”.

Như vậy, theo đó, lao động là vinh quang, nhưng Thiên Chúa không ban , thì con người đành bất lực.

Vậy, LAO ĐỘNG của người tín hữu Công giáo là lao động trong Chúa. Vì, thánh Augustino cho chúng ta biết:” Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi. Đời con mới được thảnh thơi yên hàn”. Amen

Vâng, con hết lòng khiêm nhường, xin dâng đôi dòng suy tư nầy để chia sẻ cùng quý vị.

Qua đây con xin dâng lời cầu nguyện cho các bậc bề trên, ân sư, ân nhân các vị còn sống như :

Đức HY G.B PHAM MINH MẪN, Nguyên Tổng Giám Mục TGP Sài Gòn.
Đức HY P.R NGUYỄN VĂN NHƠN, Nguyên Tổng GM TGP Hà Nội.
Đức cha G.B BÙI TUẦN GM, Nguyên GP Long Xuyên. (Nghĩa phụ ân sư trong lời cầu nguyện)
Đức cha P.R TRẦN ĐÌNH TỨ, Nguyên GM, GP Phú Cường.
Đức Tổng GIUSE NGÔ QUANG KIỆT, Nguyên Tổng GM TGP Hà Nội.

Cùng toàn thể Qúy Đức Tổng Đạị Diện Tòa Thánh Tại VN và Qúy Đức Tổng Ba Miền cùng toàn thể các Đức Tổng, Đức cha đương, cựu, quý Đức cha hưu dưỡng và bệnh tật hiện diện tại VN, trong 27 giáo phận cả Nước.

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi chúc phúc cho quý ngài, để quý vị được hân hoan vui mừng luôn trong Đức KI-TÔ – GIÊ-SU. Amen

Cùng tất cả các vị đã qua đời mà con nhớ trong lời cầu nguyện. Xin Thiên Chúa ân thưởng Nước Trời cho quý ngài. Xin các vị cầu bàu cho con để con được Thiên Chúa thương xót.

Ngày Mùng Một Tết Giáp Thìn 2024

Phê-rô An-tôn Bước Theo