Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư Tuần II MC

Thứ Tư Tuần II MC
Bài đọc: Jer 18:18-20; Mt 20:17-28.
1/ Bài đọc I: 18 Chúng nói: “Hãy đến đây ta cùng nhau bàn mưu tính kế hại Giê-rê-mi-a. Vì thiếu tư tế, lề luật không chết, thiếu hiền nhân, không thiếu ý kiến, thiếu ngôn sứ, không thiếu lời dạy bảo. Đến đây, ta hãy dùng lời nó mà hại nó, và phải hết sức để ý đến mọi lời nó nói.”
19 Lạy ĐỨC CHÚA, xin để ý đến con
và nghe những kẻ tố cáo con nói đó.
20 Nào có ai lấy oán đền ơn?
Thế mà chúng lại đào hố nhằm làm con mất mạng.
Xin Ngài nhớ cho: con đã từng đứng ra trước nhan Ngài
để nói tốt nói hay cho chúng,
để ngăn cơn thịnh nộ của Ngài khỏi giáng lên đầu chúng.
2/ Phúc Âm: 17 Lúc sắp lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đưa Nhóm Mười Hai đi riêng với mình, và dọc đường, Người nói với các ông:
18 “Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người,
19 sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba, Người sẽ trỗi dậy.”
20 Bấy giờ bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều.
21 Người hỏi bà: “Bà muốn gì? ” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây, một người ngồi bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.”
22 Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không? ” Họ đáp: “Thưa uống nổi.”
23 Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”
24 Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó.
25 Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân.
26 Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em.
27 Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.
28 Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lãnh đạo bằng phục vụ và chịu đau khổ.
Con người ham quyền hành, chức tước, và địa vị quan trọng trong xã hội; vì khi họ nắm quyền hành, họ sẽ được ra lệnh; khi có chức tước, họ sẽ được mọi người biết tới; và khi làm lớn, họ sẽ được dân chúng hầu hạ. Để đạt được những điều này, nhiều người đã dùng mọi cách để có ưu thế trước, ngay cả việc dùng những thủ đọan để hạ bệ người khác. Điều này được coi là thông thường với các nhà lãnh đạo thế gian, nhưng bị Thiên Chúa ngăn cấm với các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Các Bải đọc hôm nay xoay quanh hai cách lãnh đạo khác nhau này. Trong Bài Đọc I, tiên tri Jeremiah khó chịu khi làm việc lành cho dân, đã không được họ biết ơn thì chớ, lại còn bị các nhà lãnh đạo trong dân hội họp nhau, để lập mưu hãm hại ngài. Trong những trường hợp như thế, nhà lãnh đạo tôn giáo dễ nản chí, bỏ cuộc, và ngay cả xin Thiên Chúa báo thù. Trong Phúc Âm, khi Chúa Giêsu loan báo Cuộc Khổ Nạn sắp tới của Ngài lần thứ ba, người mẹ của hai môn đệ Giacôbê và Gioan đến xin Chúa Giêsu cho hai con được “một đứa ngồi bên tả và một đứa ngồi bên hữu trong Nước Chúa.” Điều này gây chia rẽ giữa các môn đệ. Chúa Giêsu phải dạy dỗ để các ông hiểu cách lãnh đạo của người môn đệ Chúa: phải phục vụ mọi người và hy sinh chịu gian khổ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lấy óan đền ơn.
1.1/ Người ngôn sứ phải chịu bắt bớ đau khổ: Điều này hiển nhiên, vì họ phải nói những gì Thiên Chúa nói; và những điều Thiên Chúa nói, nhiều khi là những điều con người không thích nghe. Các ngôn sứ giả nói những điều thiên hạ muốn nghe, nên được mọi người yêu thích. Còn Jeremiah, ông phải nói những gì thiên hạ không muốn nghe như loan báo: chiến tranh, phá hủy và lưu đày. Vì thế, không lạ gì mà ông phải chịu đau khổ. Họ nói với nhau: “Hãy đến đây ta cùng nhau bàn mưu tính kế hại Jeremiah. Vì thiếu tư tế, lề luật không chết; thiếu hiền nhân, không thiếu ý kiến; thiếu ngôn sứ, không thiếu lời dạy bảo. Đến đây, ta hãy dùng lời nó mà hại nó, và phải hết sức để ý đến mọi lời nó nói.” Họ quên rằng Thiên Chúa là Đấng quan phòng mọi sự xảy ra trong trời đất: họ có thể làm cho Jeremiah chịu đựng đau khổ, nhưng không ngăn cản được những gì Thiên Chúa sắp đổ xuống trên họ.
1.2/ Người ngôn sứ dễ mất kiên nhẫn khi phải đương đầu với bạc bẽo, vong ân: Qua đời sống của các tiên tri, chúng ta học được bài học đau khổ của các ngài: một đàng vì thương dân, không muốn dân phải chịu đau khổ, nên cầu nguyện để xin Thiên Chúa thương xót, và đừng đổ đại họa xuống trên dân; một đàng tức giận vì sự ngoan cố của họ, đã không chịu ăn năn trở lại, mà còn tính kế lập mưu để làm hại những người thương yêu lo lắng cho họ. Tiên tri Jeremiah bày tỏ sự bất mãn của ông với dân lên Thiên Chúa: “Lạy Đức Chúa, xin để ý đến con và nghe những kẻ tố cáo con nói đó. Nào có ai lấy oán đền ơn? Thế mà chúng lại đào hố nhằm làm con mất mạng.
Xin Ngài nhớ cho: con đã từng đứng ra trước nhan Ngài để nói tốt nói hay cho chúng, để ngăn cơn thịnh nộ của Ngài khỏi giáng lên đầu chúng.”
2/ Phúc Âm: Tham quyền và củng cố địa vị.
2.1/ Đấng Thiên Sai phải ngang qua con đường đau khổ: Người Do-Thái, trong đó có các Tông-đồ, và ngay cả chúng ta, không thể nào hiểu nổi thánh ý của Thiên Chúa. Họ và chúng ta không thể nào hiểu nổi tại sao một Thiên Chúa quyền uy không dùng sức mạnh để cứu độ, mà lại chọn con đường gian khổ để cứu độ con người! Đây là lần thứ ba Chúa Giêsu mặc khải cho các môn đệ ý định của Thiên Chúa, các môn đệ không hiểu và cũng không muốn chấp nhận con đường này. Tại sao Đấng Thiên Sai phải chịu đau khổ?
(1) Ngài muốn gánh hình phạt của cả nhân lọai trên vai: Tiên tri Isaiah đã loan báo trước: “Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta … Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành” (Isa 53:4-5).
(2) Con người dễ bị cảm hóa bởi tình yêu hơn lệnh truyền: Trong Cựu Ước, nhiều lần Thiên Chúa truyền qua Lề Luật; nhưng con người vẫn vi phạm. Trong Tân Ước, Thiên Chúa muốn con người nhìn thấy Chúa Giêsu chịu gian khổ, để con người hiểu tình yêu của Ngài dành cho họ; để họ yêu mến Ngài. Khi con người cảm nghiệm được tình yêu, họ sẽ biết sống tốt đẹp.
2.2/ Người mẹ của môn đệ muốn quyền hành cho hai con mình: Điều bà mẹ của Giacôbê và Gioan xin Chúa Giêsu cũng dễ hiểu, nếu xét theo tiêu chuẩn con người; vì có bà mẹ nào không muốn con cái mình có một tương lai yên ấm! Hơn nữa, nếu con được yên ấm, mẹ cũng được hưởng nhờ. Chúa Giêsu rất kiên nhẫn cắt nghĩa cho Bà: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Vì ham muốn chức quyền, nên họ trả lời “Có!” Nhưng nếu hiểu rõ “chén đắng” mà Chúa Giêsu sắp uống là Con Đường Khổ Nạn của Ngài, chưa chắc họ dám trả lời với Ngài như vậy. Các nhà lãnh đạo tinh thần cũng phải noi gương Chúa Giêsu, phải kiên nhẫn cắt nghĩa và làm cho dân chúng hiểu những gì quá sức họ.
2.3/ Mười môn đệ khác tức tối với hai anh em đó: Khó chịu khi thấy người khác hơn mình là điều thường xảy ra cho tất cả mọi người, vì ai cũng muốn làm lớn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nhiều thiệt hại và đổ vỡ trong cộng đòan. Nếu không biết cách sửa chữa kịp thời, cộng đòan sẽ có nguy cơ tan rã. Nhận ra sự nguy hại của điều này, Đức Giêsu gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.”
Chúa Giêsu muốn các môn đệ sự khác biệt giữa hai lý tưởng và hai cách lãnh đạo. Lý tưởng khác thì các lãnh đạo cũng phải khác. Lý tưởng của các môn đệ Chúa là đưa mọi người về cho Thiên Chúa, chứ không phải để đạt được uy quyền danh vọng ở đời này; nên cách lãnh đạo của họ cũng phải khác, họ phải phục vụ và hy sinh chịu gian khổ để người khác được cứu độ. Chúa Giêsu dùng chính gương của Ngài để làm ví dụ cho các ông: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Lòng ham muốn quyền hành, chức tước, và địa vị, xâm nhập khác nơi; ngay cả trong hàng ngũ lãnh đạo tôn giáo và trong gia đình. Người môn đệ Chúa phải đề phòng những ham muốn này; nếu không, họ sẽ cảm thấy bực tức, khó chịu, và ngay cả bỏ lý tưởng đang theo đuổi.
– Chúa Giêsu truyền: Nhà lãnh đạo tôn giáo phải khác với những nhà lãnh đạo khác, vì mục đích của hai bên khác nhau. Họ phải hy sinh phục vụ và chịu đựng gian khổ để đưa con người về với Chúa, chứ không phải để đạt những lợi lộc vật chất ở đời này.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Wednesday of the 2nd week of Lent

Readings: Jer 18:18-20; Mt 20:17-28.
1/ First Reading: NAB Jeremiah 18:18 “Come,” they said, “let us contrive a plot against Jeremiah. It will not mean the loss of instruction from the priests, nor of counsel from the wise, nor of messages from the prophets. And so, let us destroy him by his own tongue; let us carefully note his every word.” 19 Heed me, O Lord, and listen to what my adversaries say. 20 Must good be repaid with evil that they should dig a pit to take my life? Remember that I stood before you to speak in their behalf, to turn away your wrath from them.
2/ Gospel: NAB Matthew 20:17 As Jesus was going up to Jerusalem, he took the twelve (disciples) aside by themselves, and said to them on the way, 18 “Behold, we are going up to Jerusalem, and the Son of Man will be handed over to the chief priests and the scribes, and they will condemn him to death, 19 and hand him over to the Gentiles to be mocked and scourged and crucified, and he will be raised on the third day.” 20 Then the mother of the sons of Zebedee approached him with her sons and did him homage, wishing to ask him for something. 21 He said to her, “What do you wish?” She answered him, “Command that these two sons of mine sit, one at your right and the other at your left, in your kingdom.” 22 Jesus said in reply, “You do not know what you are asking. Can you drink the cup that I am going to drink?” They said to him, “We can.” 23 He replied, “My cup you will indeed drink, but to sit at my right and at my left (this) is not mine to give but is for those for whom it has been prepared by my Father.” 24 When the ten heard this, they became indignant at the two brothers. 25 But Jesus summoned them and said, “You know that the rulers of the Gentiles lord it over them, and the great ones make their authority over them felt. 26 But it shall not be so among you. Rather, whoever wishes to be great among you shall be your servant; 27 whoever wishes to be first among you shall be your slave. 28 Just so, the Son of Man did not come to be served but to serve and to give his life as a ransom for many.”
________________________________________

I. THEME: A good leader is the one who serves and suffers for others.

People are thirsting of power, title and position in the society; because when they have power, they can give orders; when they become famous, they will be known by many; and when they are in higher position, they will be served by others. To achieve these things, many people find every possible way to get ahead of others, some even use wicked way to destroy others. These ways can be normal to worldly leaders; but God prohibits them from religious leaders.
Today readings are centered around these two kinds of leaders. In the first reading, the prophet Jeremiah felt discourage because after he tried to help people to return to God, the leaders of people didn’t recognize his good will, but also organized meeting to devise a wicked plan to destroy Jeremiah. In such a situation, a religious leader is easily hurt, gives up, and even asks God to destroy people. In the Gospel, when Jesus announced his Passion the third time, the mother of James and John came to Jesus and asked him to “command that these two sons of mine sit, one at your right and the other at your left, in your kingdom.” This caused a disunity between Jesus’ disciples. Jesus must gather them around him and teach them the way to become spiritual leaders: they must serve and suffer for others.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: To return evil for good

1.1/ A prophet must suffer: This is so obvious since a prophet must speak what God commands him to speak, and this message people don’t want to hear. The false prophets speak what people want to hear so they are loved by people. The prophet Jeremiah must speak what the Israelites didn’t want to hear, such as: war, destruction and exile; therefore, it isn’t a surprise when he must endure sufferings.
The leaders of people organized a meeting and said to each others: “Let us contrive a plot against Jeremiah. It will not mean the loss of instruction from the priests, nor of counsel from the wise, nor of messages from the prophets. And so, let us destroy him by his own tongue; let us carefully note his every word.” They forgot that God is the One who controls everything that happen in the world. They can cause sufferings for Jeremiah; but can’t stop God’s wrath which are going to pour upon them.

1.2/ A prophet is easy to loose their courage when facing ingratitude: When we study the prophets’ life, we can see their sufferings: On the one hand, out of their love for people, they didn’t want people to suffer so they prayed for God’s mercy on people; on the other hand, out of their anger for people’s stubborness, they wanted God to punish them. They didn’t want to repent, but also to destroy those who loved and cared for them. Jeremiah expressed his discourage with people to God: “Heed me, O Lord, and listen to what my adversaries say. Must good be repaid with evil that they should dig a pit to take my life? Remember that I stood before you to speak in their behalf, to turn away your wrath from them.”
2/ Gospel: A thirst for power and position

2.1/ The Messiah must go through the way of suffering: The Jewish tradition, included Jesus’ disciples, even many of us couldn’t fathom God’s will. We couldn’t understand why a powerful God didn’t use His unlimited power to save people, but used the way of the cross to do it. This is the third time Jesus revealed to his disciples God’s will for him to go through the way of the cross, they didn’t understand and accept this way. Two possible reasons why the Messiah must save people through his sufferings are listed as follows:
(1) He wanted to put all human sufferings and punishments on himself: This idea was announced by Isaiah in the Fourth Servant Song: “It was our infirmities that he bore, our sufferings that he endured, while we thought of him as stricken, as one smitten by God and afflicted. But he was pierced for our offenses, crushed for our sins, upon him was the chastisement that makes us whole, by his stripes we were healed” (Isa 53:4-5). Jesus must redeem people by sufferings to safeguard God’s justice.
(2) Human beings are easier to be conversed by love than by command: In the Old Testament, many times God commanded people to keep His law; but people were still disobedient. In the New Testament, God wants people to see the Suffering God so that people might understand His love for them and return their love. When people feel the love, they shall know how to live better.
2.2/ James and John’s mother asked for power: The petition which the mother of James and John was asking for, can be understood according to human standard since most of human mothers would like their children have a good future. Moreover, if their children have a glorious future, a mother can also share in their glory. Jesus was very patient to explain for her: “You do not know what you are asking. Can you drink the cup that I am going to drink?” They said to him, “We can.” Since they were thirsting for power, they answered “Yes;” but if they understood “the cup” which Jesus was going to drink, is his Passion, they will probably take back their answer. Jesus replied, “My cup you will indeed drink, but to sit at my right and at my left (this) is not mine to give but is for those for whom it has been prepared by my Father.” All spiritual leaders should imitate Jesus to patiently explain for people to grasp what is beyond their limit.
2.3/ Ten other apostles got angry with that two brothers: People are jealous when they see others who have a better part than them; this happens because most people want the highest position. This is also the main cause which can destroy the harmony and unity of a community. If this can’t be fixed, a community will easily be dissolved. Recognized this danger, Jesus gathered the Twelve and taught them a lesson: “You know that the rulers of the Gentiles lord it over them, and the great ones make their authority over them felt. But it shall not be so among you. Rather, whoever wishes to be great among you shall be your servant; whoever wishes to be first among you shall be your slave.”
Jesus wanted his disciples to understand the difference between two ideals and two ways of leading. If the ideal is different, the way of leading must also be different. The ideal of Jesus’ disciples is to lead people to God, not to achieve power and fame of this world; so the way of leading must also be different, they must serve and sacrifice so others can be saved. Jesus used his life to be an exemplar for them: “Just so, the Son of Man did not come to be served but to serve and to give his life as a ransom for many.”

III. APPLICATION IN LIFE:
– The desires for power, title and position happen everywhere, even in the Church, the religious community and the family. Jesus’ disciples must avoid these desires; if not, they shall be anxious, angry and even giving up their vocation.
– Jesus taught us to be different with worldly leaders because our goal is different with them. We must sacrifice by serving and by suffering for others to be saved, not for material gains.