Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư, Tuần I TN, Năm lẻ

Thứ Tư, Tuần I TN, Năm lẻ
Bài đọc: Heb 2:14-18; Mk 1:29-39.
1/ Bài đọc I: (Heb 2:14-18)
14 Như thế, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giê-su đã cùng mang lấy huyết nhục đó. Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ,15 và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ.16 Vì những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các thiên thần, mà là con cháu Áp-ra-ham.17 Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân.18 Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách.
2/ Phúc Âm: (Mk 1:29-39)
29 Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo.30 Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà.31 Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.32 Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người.33 Cả thành xúm lại trước cửa.34 Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.35 Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.36 Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm.37 Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy! “38 Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.”39 Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu là Thựơng-tế nhân-từ và trung-tín.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Có đau mắt mới biết thương người mù.” Có là cha mẹ mới biết nỗi khổ của việc cưu mang và dưỡng nuôi con cái. Có trải qua đau khổ và cám dỗ, một người mới có thể giúp ai trong hòan cảnh đó. Các Bài đọc hôm nay xoay quanh vấn nạn tại sao Chúa Giêsu phải nhập thể và trở nên hòan tòan giống như con người về mọi phương diện, trừ tội lỗi.
Trong Bài Đọc I: Tác giả Thư Do-Thái cắt nghĩa lý do tại sao Chúa Giêsu phải nhập thể, và trở nên giống con người về mọi phương diện trừ tội lỗi. Mục đích của việc nhập thể là để có thân xác để chịu chết để tiêu diệt tội lỗi và sự chết cho con người. Mục đích của việc trở nên giống con người về mọi phương diện là để đồng cảm và cứu giúp con người cách hiệu quả. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đồng cảm với số phận con người: Ngài chữa lành cho mẹ vợ Phêrô và tất cả mọi người trong Thành Capernaum kéo đến kêu xin. Ngài cũng dạy cho các tông-đồ biết thăng bằng giữa các họat động tông-đồ với đời sống cầu nguyện.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện.
Khi Kitô Giáo lan tràn vào thế giới La-Hy, hai vấn nạn khó khăn Giáo Hội phải đương đầu với là phải giải thích cho người Hy-Lạp biết:
(1) Tại sao Thiên Chúa phải nhập thể: Đối với người Hy-Lạp, Thiên Chúa hòan tòan là Thần Khí, nơi Ngài không có một chút vật chất nào cả. Để được giải thóat và kết hợp với Thiên Chúa, con người phải cố gắng làm sao để thóat khỏi ngục tù thân xác đang giam hãm linh hồn con người, để chỉ còn thần khí mà thôi. Kitô Giáo đi ngược lại, Con Thiên Chúa phải nhập thể để cứu chuộc con người!
(2) Tại sao Thiên Chúa phải chịu đau khổ: Người Hy-Lạp và người Do-Thái không tin Thiên Chúa phải chịu đau khổ; chỉ có con người mới phải chịu đau khổ mà thôi. Một Thiên Chúa phải chịu đau khổ không còn là Thiên Chúa nữa. Họ lý luận: Nếu Thiên Chúa không có uy quyền để vượt thóat đau khổ, làm sao Ngài có thể giúp người khác vượt qua đau khổ được? Kitô Giáo cũng đi ngược lại, không thể có Ơn Cứu Độ nếu con Thiên Chúa không chịu chết trên Thập Giá!
Tác giả Thư Do-Thái cố gắng trả lời hai vấn nạn này như sau:
1.1/ Chúa Giêsu phải nhập thể để mang lấy thân phận con người: Để có thể tiêu diệt tội lỗi và sự chết, Chúa Giêsu phải mang lấy thân xác con người để có thể chịu chết và đền tội cho con người. Nếu không có thân xác, làm sao chết? “Vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Giêsu đã cùng mang lấy huyết nhục đó. Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma quỷ, và đã giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời sống trong tình trạng nô lệ. Vì những kẻ được Người giúp đỡ không phải là các thiên thần, mà là con cháu Abraham.” Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không chết muôn đời; Ngài đã sống lại vinh quang, và trở nên hoa quả đầu tiên của những người từ trong cõi chết sống lại. Ngài là “người tiên phong” đi mở đường, để tất cả các anh em của Ngài cũng được đi con đường đó.
1.2/ Chúa Giêsu phải trở nên con người về mọi phương diện: Tác giả Thư Do-Thái nhận ra sự cần thiết của việc Chúa Giêsu phải trở nên con người về mọi phương diện, ngọai trừ tội lỗi: “Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện, để trở thành một vị Thượng Tế nhân từ và trung tín trong việc thờ phượng Thiên Chúa, hầu đền tội cho dân.” Mục đích của việc “hòan toàn trở nên con người” là để:
(1) Ngài có thể thực sự được coi là một con người: Đã là con người, ai cũng phải chịu đựng đau khổ và ngang qua cái chết.
(2) Ngài có thể thông cảm và đồng cảm với thân phận con người: Nếu một người không ngang qua những kinh nghiệm đau khổ và sự chết, người đó sẽ không thể hòan tòan hiểu và thông cảm những ai bị ở trong hòan cảnh đó.
(3) Ngòai ra, Ngài có thể giúp đỡ một cách hiệu quả cho những ai ở trong hòan cảnh đó: “Vì bản thân Người đã trải qua thử thách và đau khổ, nên Người có thể cứu giúp những ai bị thử thách.”
Nói tóm, Thiên Chúa có uy quyền trên cả sự sống và sự chết. Ngài có thể cho Con của Ngài nhập thể, chịu đau khổ, ngang qua sự chết, và phục sinh vinh hiển. Chẳng gì là không thể đối với Thiên Chúa; và đừng áp dụng các thức suy nghĩ của con người cho Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu đồng cảm với con người. Ngài chữa lành mọi bệnh họan, tật nguyền.
2.1/ Chúa Giêsu chữa bệnh cho bà nhạc của Phêrô: “Vừa ra khỏi hội đường Capernaum, Đức Giêsu đi đến nhà hai ông Simon và Anrê. Có ông Giacôbê và ông Gioan cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài.”
Trong hành trình của Chúa trên dương gian, Ngài luôn đồng cảm với con người, nhất là những bệnh nhân và những người lâm cảnh khốn khó. Ngài luôn chữa lành khi họ kêu xin; và nhiều khi họ chưa kêu xin nữa.
2.2/ Chúa Giêsu chữa bệnh cho rất nhiều người trong thành: “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai.” Sở dĩ họ phải chờ chiều đến, là Luật Do-Thái không cho chữa bệnh trong ngày Sabbath.
2.3/ Chúa Giêsu cầu nguyện với Thiên Chúa: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.”
(1) Sự cần thiết của đời sống cầu nguyện: Khi Ngài còn đang cầu nguyện, ông Simon và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!” Cả một ngày vất vả dạy dỗ và chữa bệnh, Chúa Giêsu vẫn tìm được thời gian để cầu nguyện với Thiên Chúa. Ngài muốn dạy các môn đệ: cần phải thăng bằng giữa đời sống kết hợp với Thiên Chúa để
nuôi dưỡng các họat động tông-đồ.
(2) Nước Chúa cần được mở rộng khắp nơi: Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” Rồi Người đi khắp miền Galilee, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.”

ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Người tông-đồ của Chúa Giêsu phải biết cảm thương với số phận của con người: yếu đuối, bệnh tật, đau khổ, và tội lỗi, trước khi có thể giúp đỡ đem họ về cho Chúa.
– Chúng ta cần phải giữ thăng bằng cho đời sống: có thời giờ cho các họat động tông đồ và có thời giờ để cầu nguyện kết hợp với Thiên Chúa.
– Chúng ta cần trưởng thành trong đời sống để tự giúp mình, và để lãnh trách nhiệm trong việc mở mang Nước Chúa, chứ không hòan tòan sống ỷ lại vào người khác.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Wednesday of the First Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương

Readings: Heb 2:14-18; Mk 1:29-39.
1/ Reading I: NAB Hebrews 2:14 Now since the children share in blood and flesh, he likewise shared in them, that through death he might destroy the one who has the power of death, that is, the devil, 15 and free those who through fear of death had been subject to slavery all their life. 16 Surely he did not help angels but rather the descendants of Abraham; 17 therefore, he had to become like his brothers in every way, that he might be a merciful and faithful high priest before God to expiate the sins of the people. 18 Because he himself was tested through what he suffered, he is able to help those who are being tested.
2/ Gospel: NAB Mark 1:29 On leaving the synagogue he entered the house of Simon and Andrew with James and John. 30 Simon’s mother-in-law lay sick with a fever. They immediately told him about her. 31 He approached, grasped her hand, and helped her up. Then the fever left her and she waited on them. 32 When it was evening, after sunset, they brought to him all who were ill or possessed by demons. 33 The whole town was gathered at the door. 34 He cured many who were sick with various diseases, and he drove out many demons, not permitting them to speak because they knew him. 35 Rising very early before dawn, he left and went off to a deserted place, where he prayed. 36 Simon and those who were with him pursued him 37 and on finding him said, “Everyone is looking for you.” 38 He told them, “Let us go on to the nearby villages that I may preach there also. For this purpose have I come.” 39 So he went into their synagogues, preaching and driving out demons throughout the whole of Galilee.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Christ is the merciful and faithful High Priest.

There is a Vietnamese adage which said, “When you have a sore eye, you shall have compassion for the blind.” Similarly, only parents know how difficult is it to bear and to raise up their childs. When a person passed through suffering and temptation, that person can help those who are in that same situation.
Today readings concentrate on the topic: Why Jesus must be incarnated and like a human being in all aspects, except sin. In the first reading, the author of the Letter to the Hebrews explained that the puspose of the Incarnation is for Jesus to have a body to die so that he could destroy human sins and death. It is also for him to be like human beings in all aspects so that he has compassion for human beings and effectively helps them to overcome sufferings and temptations. The Gospel showed that Jesus had compassion for human sickness through his healing of Peter’s mother-in-law and all the sicks in Capernaum who came to him to be healed. He also taught his disciples how to balance a life of prayer and apostolic activities.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “He had to become like his brothers in every way.”
When expanding Christianity into the Roman and Hellenistic cultures, the Church must explain for the Gentiles two very difficult topics:
(1) Why Jesus must be incarnated? To the Greeks, God is pure Spirit; there is no matter in Him. They believed that in order for people to be liberated and united with God, they must try to set them free from the prison of the body which is confining their soul so that they also become pure spirits. The Christianity is against their belief in believing that Christ, as God, must be incarnated to save people.
(2) Why God must be suffered? Both the Jews and the Greeks don’t believe that God must be suffered, only human beings are suffered. A god who is suffered is no longer a god. They reason that if God has no power to overcome suffering, how can He help others to overcome their sufferings? The Christiany also opposes them when said: there is no salvation if God’s Son didn’t die on the cross!
The author of the Letter to the Hebrews answered these questions as followed:
1.1/ Christ must be incarnated to have a human body: To destroy sins and death, Christ must have a body to die and to redeem sins for human beings. If he doesn’t have a body, how can he die? In the author’s words, “Now since the children share in blood and flesh, he likewise shared in them, that through death he might destroy the one who has the power of death, that is, the devil, and free those who through fear of death had been subject to slavery all their life. Surely he did not help angels but rather the descendants of Abraham.” Of course, Christ didn’t die forever. He rose from death and became the firstfruit of all those who were raised from death. He is the forerunner who opened up the heaven so that all of his people can also go the same way.
1.2/ Christ must be like a human being in all aspects: The author also recognized the necessary for Christ to be a human being in all aspects, except sin, as he wrote: “Therefore, he had to become like his brothers in every way, that he might be a merciful and faithful high priest before God to expiate the sins of the people. Because he himself was tested through what he suffered, he is able to help those who are being tested.” Its purposes are:
(1) He was really considered as a man: If one is a man, he must be suffered and pass through the death.
(2) He understands human fate and has compassion for people: If a person doesn’t pass through sufferings and death, that person can’t completely understand and sympathize for those in that situation.
(3) Moreover, Christ can effectively help those in that situation, “because he himself was tested through what he suffered, he is able to help those who are being tested.”
In short, God has authority in both life and death. He can let His Son to be incarnated, suffered, died, and gloriously arisen. There is nothing which is impossible for God.
2/ Gospel: Jesus had compassion for people. He healed all kinds of sickness.

2.1/ Jesus healed Peter’s mother-in-law: Mark reported this event as followed, “On leaving the synagogue he entered the house of Simon and Andrew with James and John. Simon’s mother-in-law lay sick with a fever. They immediately told him about her. He approached, grasped her hand, and helped her up. Then the fever left her and she waited on them.” In Jesus’ three years of missionary, he always had compassion for people, especially the sick and those who suffered. He always healed when they asked, and sometimes, they didn’t even ask for healing.

2.2/ Jesus healed many sick people in the town: Mark wrote, “When it was evening, after sunset, they brought to him all who were ill or possessed by demons. The whole town was gathered at the door. He cured many who were sick with various diseases, and he drove out many demons, not permitting them to speak because they knew him.” The reason why they must wait to the evening because the Jewish law prohibits healing in the Sabbath. Later, Jesus healed people even in the Sabbath.

2.3/ Jesus prayed to God: “Rising very early before dawn, he left and went off to a deserted place, where he prayed.”
(1) The necessity of a prayer life: When he is still praying, Simon and those who were with him pursued him and on finding him said, “Everyone is looking for you.” After a whole day being busied with teaching and healing, Jesus can still find time to pray with his Father. He sets an example for his disciples. Prayer is important because it nourishes apostolic activities. Jesus’ disciples must find a balance between these two poles.
(2) God’s kingdom must be expanded through all areas: Jesus told them, “Let us go on to the nearby villages that I may preach there also. For this purpose have I come.” So he went into their synagogues, preaching and driving out demons throughout the whole of Galilee.”

III. APPLICATION IN LIFE:
– We must have compassion for people and sympathize with their weakness, sickness, sufferings and sins before we can help them to return to God.
– We need to keep a balance for our life so that we have time to unite with God through prayer and time to do apostolic and social works.
– We need to be matured so that we can help ourselves and others, not to completely depend on others’ helps.