Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Sáu, Tuần II TN, Năm lẻ

Thứ Sáu, Tuần II TN, Năm lẻ
Bài đọc: Heb 8:6-13; Mk 3:13-19.
1/ Bài đọc I:6 Nhưng hiện nay, Đức Giê-su được một tác vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là trung gian của một giao ước tốt đẹp hơn; giao ước này căn cứ vào những lời hứa tốt đẹp hơn.7 Thật vậy, giả như giao ước thứ nhất đã hoàn hảo rồi, thì chẳng cần phải tìm giao ước thứ hai để thay thế.8 Quả thật, Thiên Chúa khiển trách Dân rằng: Đức Chúa phán: Này sắp đến những ngày Ta hoàn thành một Giao Ước Mới với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa.9 Giao ước đó sẽ không như giao ước Ta đã thiết lập với cha ông của chúng, trong ngày Ta cầm tay dẫn chúng ra khỏi Ai-cập. Bởi vì chúng đã không trung thành với giao ước của Ta, nên Ta cũng đã bỏ mặc chúng, Đức Chúa phán:
10 Đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en sau những ngày đó, Đức Chúa phán: Ta sẽ ghi vào lòng trí chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là Dân của Ta.
11 Không ai còn phải dạy đồng bào mình, không ai còn phải dạy anh em mình rằng: “Hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta.
12 Ta sẽ dung thứ những điều gian ác chúng làm, sẽ không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa.
13 Khi Thiên Chúa nói đến Giao Ước Mới, Người làm cho giao ước thứ nhất hoá ra giao ước cũ; và cái gì cũ kỹ, lỗi thời, thì sắp tan biến đi.
2/ Phúc Âm: 13 Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người.
14 Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng,
15 với quyền trừ quỷ.
16 Người lập Nhóm Mười Hai và đặt tên cho ông Si-môn là Phê-rô,
17 rồi có ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê, và ông Gio-an em ông Gia-cô-bê -Người đặt tên cho hai ông là Bô-a-nê-ghê, nghĩa là con của thiên lôi-,
18 rồi đến các ông An-rê, Phi-líp-phê, Ba-tô-lô-mê-ô, Mát-thêu, Tô-ma, Gia-cô-bê con ông An-phê, Ta-đê-ô, Si-môn thuộc nhóm Quá Khích,
19 và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt là chính kẻ nộp Người.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu là trung gian của giao ước mới hòan hảo hơn.

Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh sự quan trọng của những gì Chúa Giêsu làm. Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Do-Thái so sánh hai giao ước cũ và mới mà Thiên Chúa thiết lập với dân. Vì giao ước cũ bất tòan nên mới có giao ước mới. Giao ước mới hòan hảo hơn giao ước cũ vì đặt căn bản trên những lời hứa tốt đẹp hơn của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu thiết lập Nhóm Mười Hai để các ông ở với Ngài và được huấn luyện, trước khi Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng và tiếp tục sứ vụ của Ngài trên trần gian.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chúa Giêsu là trung gian của một giao ước tốt đẹp hơn.
1.1/ Quan niệm về giao ước: Thông thường, giao ước là một hợp đồng giữa hai bên, đồng ý thỏa thuận về một số những điều mà hai bên đồng ý giữ. Nếu một bên không chịu giữ hợp đồng, giao ước ấy sẽ trở nên vô hiệu. Từ ngữ Hy-Lạp thường dùng để chỉ giao ước là suntheke. Điều đáng chú ý trong đọan văn này, tác giả không dùng suntheke, mà dùng diatheke; từ ngữ này được dùng để chỉ một lời hứa mà một người ở cấp bậc cao hơn hứa với một người dưới mình. Trong giao ước của Thiên Chúa với con người, Thiên Chúa là nguồn gốc và là nguyên nhân của những lời hứa.
1.2/ Giao ước cũ và mới:
(1) Giao ước cũ: là giao ước Thiên Chúa thiết lập với Israel qua trung gian của Moses trên Núi Sinai. Theo giao ước này, Thiên Chúa hứa sẽ thương yêu và săn sóc Israel nếu họ tuân giữ cẩn thận các giới răn của Ngài (Deut 4:23).
(2) Giao ước mới:
– Đặc điểm: hòan hảo hơn giao ước cũ. Tác giả dẫn chứng lời đã được tiên báo bởi Tiên-tri Jeremiah 31:31-34: “Quả thật, Thiên Chúa khiển trách Dân rằng: Đức Chúa phán: Này sắp đến những ngày Ta hoàn thành một Giao Ước Mới với nhà Israel và nhà Judah. Giao ước đó sẽ không như giao ước Ta đã thiết lập với cha ông của chúng, trong ngày Ta cầm tay dẫn chúng ra khỏi Ai-cập. Bởi vì chúng đã không trung thành với giao ước của Ta, nên Ta cũng đã bỏ mặc chúng, Đức Chúa phán.” Tác giả dùng tĩnh từ kainos để chỉ mới cả về thời gian lẫn phẩm giá: “Nhưng hiện nay, Đức Giêsu được một tác vụ cao trọng hơn, bởi vì Người là trung gian của một giao ước tốt đẹp hơn; giao ước này căn cứ vào những lời hứa tốt đẹp hơn.”
– Lý do hiện hữu: là vì sự bất tòan của giao ước cũ. “Thật vậy, giả như giao ước thứ nhất đã hoàn hảo rồi, thì chẳng cần phải tìm giao ước thứ hai để thay thế.” Tác giả lý luận: “Khi Thiên Chúa nói đến Giao Ước Mới, Người làm cho giao ước thứ nhất hoá ra giao ước cũ; và cái gì cũ kỹ, lỗi thời, thì sắp tan biến đi.”
– Sự khác biệt nền tảng giữa 2 giao ước: Thập Giới của giao ước cũ được khắc ghi trong 2 bia đá; trong khi Lề Luật của giao ước mới sẽ được Thiên Chúa: “ghi vào lòng trí chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta; Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là Dân của Ta.”
Con người giữ Lề Luật không chỉ vì bắt buộc, nhưng vì yêu thương Đấng dạy dỗ mình.
– Mọi người đều biết Thiên Chúa: không còn chỉ giới hạn trong vòng dân Do Thái mà thôi. “Không ai còn phải dạy đồng bào mình, không ai còn phải dạy anh em mình rằng: “Hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta.”
– Hòan tòan tha thứ mọi tội lỗi cho dân: “Ta sẽ dung thứ những điều gian ác chúng làm, sẽ không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu thành lập Nhóm Mười Hai.
1.1/ Sứ vụ của Nhóm Mười Hai: “Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ.” Tại sao phải lập Nhóm Mười Hai?
(1) Để tiếp tục thi hành sứ vụ rao giảng Tin Mừng: Chúa Giêsu biết rõ những gì sẽ xảy đến cho Ngài trong tương lai, vì thế Ngài cần những người tiếp tục công việc của Ngài. Người lãnh đạo giỏi là người biết nhìn đến tương lai, và biết huấn luyện những người có khả năng để thay thế mình sau này; vì nếu không huấn luyện người để thay thế, tất cả những cố gắng của mình, cho dù hay đến đâu chăng nữa, cũng sẽ rơi vào quên lãng.
(2) Để Tin Mừng đựơc loan báo sâu rộng và nhiều người được chữa lành hơn: Phương tiện truyền thông duy nhất thời đó là loan báo bằng miệng, và phương tiện di chuyển thịnh hành nhất là đi bộ. Chúa Giêsu băn khoăn làm sao để Tin Mừng có thể đạt tới mọi người, và không còn cách nào hiệu quả hơn là mời gọi nhiều người cộng tác để huấn luyện, và rồi sai họ đi thi hành sứ vụ. Đó là lý do tại sao Ngài không chỉ huấn luyện một, mà 12 Tông-đồ; bên cạnh đó, Ngài còn huấn luyện rất nhiều các môn đệ đi theo Ngài. Điều này dạy chúng ta, để Tin Mừng có thể lan tràn đến mọi người, chúng ta cần sự cố gắng và cộng tác của rất nhiều người, chứ không giới hạn trong một thiểu số có tài năng hay kiến thức mà thôi.
(3) Chúa Giêsu gọi các ông để ở với Ngài: Cách huấn luyện hiệu quả nhất của người thời xưa là cho ở với Thầy; mục đích không những là để cho các trò học tất cả những gì nơi Thầy: sự khôn ngoan cũng như cách cư xử, nhưng còn là cơ hội cho Thầy quan sát các trò của mình và sửa sai những tính xấu cho họ.
1.2/ Thành phần của Nhóm Mười Hai: “Người lập Nhóm Mười Hai và đặt tên cho ông Simon là Phêrô, rồi có ông Giacôbê con ông Zebedee, và ông Gioan em ông Giacôbê – Người đặt tên cho hai ông là Boarneghese, nghĩa là con của thiên lôi – rồi đến các ông Anrê, Philípphê, Barthôlômêô, Mátthêu, Tôma, Giacôbê con ông Anphê, Tađêô, Simon thuộc nhóm Quá Khích, và Giuđa Iscariot là chính kẻ nộp Người.” Nhìn qua danh sách của 12 Tông-đồ, một người có những nhận xét như sau:
(1) Không có ai nổi bật: về danh giá, quyền thế, cũng như về kiến thức. Ngược lại, đa số là những ngư phủ thất học tầm thường. Các ông có thành công và trung thành với sứ vụ hay không là do cách Chúa Giêsu huấn luyện.
(2) Là những con người yếu đuối, tội lỗi: Matthew là người thu thuế, và được xem là tội lỗi thường xuyên và công khai. Judah Iscarioth là người sẽ nộp Chúa. Hai con ông Zebedee, Gioan và Giacôbê, là người nhắm địa vị “ngồi bên tả và bên hữu” Chúa Giêsu trong vương quốc của Ngài. Phêrô chối Chúa 3 lần, và hầu hết các Tông-đồ đều bỏ Chúa trong Cuộc Thương Khó của Ngài. Điều này cho chúng ta thấy việc huấn luyện con người không dễ.
(3) Tính khí rất khác nhau: Simon, người thuộc Nhóm Quá Khích, có khuynh hướng bảo vệ quốc gia Do-Thái, rất ghét những người cấu kết với ngọai bang để bóc lột dân như Matthew, người thu thuế. Thế mà Chúa Giêsu chọn hai ông để sống chung với nhau, dẹp bỏ sự khác biệt, và cùng chung lo một sứ vụ rao giảng Tin Mừng. Phêrô rất nhanh nhẩu đến nỗi làm mà không chịu suy nghĩ, để ở với Gioan, người luôn thâm trầm và cẩn thận suy nghĩ trước khi làm. Nói tóm, sự huấn luyện của Chúa Giêsu và cuộc sống chung đã làm các ông phải dẹp bỏ những khác biệt cá nhân để cùng hy sinh cho sứ vụ rao giảng Tin Mừng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
Chúng ta hãy tin tưởng hòan tòan nơi Chúa Giêsu, vì Ngài là trung gian của một giao ước hòan hảo.

Friday of the 2 OT1

Readings: Heb 8:6-13; Mk 3:13-19.
1/ Reading I: NAB Hebrews 8:6 Now he has obtained so much more excellent a ministry as he is mediator of a better covenant, enacted on better promises. 7 For if that first covenant had been faultless, no place would have been sought for a second one. 8 But he finds fault with them and says: “Behold, the days are coming, says the Lord, when I will conclude a new covenant with the house of Israel and the house of Judah. 9 It will not be like the covenant I made with their fathers the day I took them by the hand to lead them forth from the land of Egypt; for they did not stand by my covenant and I ignored them, says the Lord. 10 But this is the covenant I will establish with the house of Israel after those days, says the Lord: I will put my laws in their minds and I will write them upon their hearts. I will be their God, and they shall be my people. 11 And they shall not teach, each one his fellow citizen and kinsman, saying, ‘Know the Lord,’ for all shall know me, from least to greatest. 12 For I will forgive their evildoing and remember their sins no more.” 13 When he speaks of a “new” covenant, he declares the first one obsolete. And what has become obsolete and has grown old is close to disappearing.
2/ Gospel: NAB Mark 3:13 He went up the mountain and summoned those whom he wanted and they came to him. 14 He appointed twelve (whom he also named apostles) that they might be with him and he might send them forth to preach 15 and to have authority to drive out demons: 16 (he appointed the twelve:) Simon, whom he named Peter; 17 James, son of Zebedee, and John the brother of James, whom he named Boanerges, that is, sons of thunder; 18 Andrew, Philip, Bartholomew, Matthew, Thomas, James the son of Alphaeus; Thaddeus, Simon the Cananean, 19 and Judas Iscariot who betrayed him.
________________________________________

I. THEME: Christ is mediator of a better covenant, enacted on better promises.

Today readings center on what Jesus has done for human beings. In the first reading, the author of the Letter to the Hebrews compared two covenants which God established with people. Since the old covenant is imperfect, there is a need for a new one. The new covenant is more perfect than the old one because it is based on God’s better promises. In the Gospel, Jesus established the Twelve so that they remain with him and are trained by him before he sends them out to preach the Gospel and to continue his mission on earth.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Christ is mediator of a better covenant.
1.1/ The concept of covenant: Usually, a covenant is an agreement between two parties about some things which both sides agreed to keep. If one side doesn’t keep even only one thing, the covenant is rendered ineffective. The Greek noun used for covenant is “sunthếkê.” What important in this passage is that the author didn’t use “sunthếkê,” but “diathếkê.” This noun is used to indicate the promise of a higher ranked person with a lower one. In the covenant between God and people, God is the origin and the cause of promises.
1.2/ The old and the new covenant:
(1) The old covenant: is the covenant which God established with the Israelites through the mediator of Moses on Sinai Mountain. According to this covenant, God promised to love and to protect the Israelites if they keep His commandments (Deut 4:23).
(2) The new covenant:
– Its characteristics: It is better than the old one. The author quoted Jeremiah 31:31-32 which said: “The days are coming, says the Lord, when I will make a new covenant with the house of Israel and the house of Judah. It will not be like the covenant I made with their fathers the day I took them by the hand to lead them forth from the land of Egypt; for they broke my covenant and I had to show myself their master, says the Lord.” The author used the adjective “kainos” to indicate the newness in both time and quality, “Now he has obtained so much more excellent a ministry as he is mediator of a better covenant, enacted on better promises.”
– The reason for its existence is because of the imperfection of the old covenant: “For if that first covenant had been faultless, no place would have been sought for a second one.” The author reasoned: “When he speaks of a “new” covenant, he declares the first one obsolete. And what has become obsolete and has grown old is close to disappearing.”
– The differences between the two covenants: The Ten Commandments of the old covenant were inscribed on two stony tablets while the law of the new covenant is said by God, “I will put my laws in their minds and I will write them upon their hearts. I will be their God, and they shall be my people.” People shall keep the law, not because of their obligation, but because their love for God.
– All shall know God, not be confined in the limit of the Israelites, “And they shall not teach, each one his fellow citizen and kinsman, saying, ‘Know the Lord,’ for all shall know me, from least to greatest.”
– God shall completely forgive all people’s sins: “For I will forgive their evildoing and remember their sins no more.”
2/ Gospel: Jesus chose twelve imperfect men to train them to be his apostles.
2.1/ The mission of the Twelve: Why did Jesus form the Twelve?
(1) To continue his mission of preaching the Good News: Jesus knew well what shall happen to him in the near future; therefore, he needs to train someone to continue his mission on earth. The good leader is the one who can foresee the future and train people to replace him. If he doesn’t, no matter how good is his mission, sooner or later his good ideas shall be forgotten.
(2) To spread the Good News to all people on earth: The only way to spread the Good News at Jesus’ time was by mouth, and the popular way for transportation is walking. Jesus certainly concerned how to spread the Good News to all people, and there was no better way than to invite many to come to him, to get training, and to send them out to preach. That is why he chose not only the Twelve apostles but also seventy-two disciples. This must be a lesson for us, to spread the Good News to all, we need the co-operation of many people, not only limited to those who have talents and knowledge.
(3) To train them to be his witnessess for people: The most effective way to train disciples is to let them live with the master. The disciples have many opportunities to learn from their master, not only wisdom and knowledge but also his manner. It is also good for the master to observe his disciples and to correct their bad habits.
2.2/ The members of the Twelve: Looking into the list of the Twelve, one might have the following observations:
(1) None was stand-out based on fame, power or knowledge. In opposition, the majority of them are fishermen. This shows God’s power working in them. Jesus can train these men to be his faithful witnesses and preachers to transform the world.
(2) All were sinners and had many shortcomings: Matthew was a tax-collector and regarded as a public and permanent sinner. Judah Iscariot was the one who betrayed him. Two Zebedee’s sons, James and John, were those who wanted to be “one on the right and one on the left of Jesus” when he became a king. Peter denied Jesus three times on his Passion. Most of the apostles ran away from him when he died on the cross. These facts show us that the training of people isn’t easy.
(3) Their temperaments were very different: Simon belonged to the group called Zealots. These people hated those who were allied with foreigners to exploit their own people as Matthew, the tax-collector. Jesus chose both and let them live together. They must endure each other for the common purpose of preaching the Good News. Peter who was very quick to talk must live with John, a thinker.

III. APPLICATION IN LIFE:
– Let us firmly believe in Christ for he is mediator of a better covenant which is based on God’s better promises.
– Let us co-operate with each other in spreading of the Gospel so that God’s word can reach to every people on earth.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP