Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Hai Tuần II MC

Thứ Hai Tuần II MC
Bài đọc: Dan 9:4-10; Lk 6:36-38.
1/ Bài đọc I: 4 Tôi đã cầu xin ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của tôi, đã thú nhận và thưa Người rằng:
5 chúng con đã phạm tội, đã lỗi lầm, đã làm điều gian ác, chúng con đã phản nghịch và lìa xa các mệnh lệnh, phán quyết của Ngài.
6 Chúng con đã không nghe lời các tôi tớ Chúa là các ngôn sứ. Các ngài đã nhân danh Chúa mà nói với vua chúa quan quyền, với cha ông chúng con và toàn dân trong xứ.
7 Lạy Chúa Thượng, Chúa là Đấng Công Chính; còn chúng con thì đáng phải hổ mặt hổ mày như ngày hôm nay – chúng con là những người Giu-đa, cư dân thành Giê-ru-sa-lem và toàn thể Ít-ra-en, những người ở gần cũng như ở xa, trong mọi xứ Ngài đã đuổi đến vì tội bất trung đã phạm chống lại Ngài.
8 Lạy Đức Chúa, chúng con đáng phải hổ mặt hổ mày, cũng như vua chúa quan quyền và tổ tiên chúng con, vì chúng con đã đắc tội với Ngài.
9 Chúa Thượng là Thiên Chúa chúng con có lòng xót thương và hay tha thứ, vì chúng con đã phản nghịch cùng Ngài.
10 Chúng con đã không nghe tiếng của ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa chúng con, để sống theo các luật lệ Ngài đã ban cho chúng con nhờ các tôi tớ Ngài là các vị ngôn sứ.
2/ Phúc Âm: 36 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.
38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy tha thứ như Thiên Chúa đã tha thứ.
Nhiều người hôm nay đã đánh mất ý thức tội lỗi; và như một hậu quả, họ phải chịu nhiều hình phạt do tội lỗi mang lại cho cá nhân, cho gia đình, cũng như cho xã hội. Hậu quả xảy ra cho cá nhân có thể thấy qua sự nóng nảy, ghen tương, và nghiền ngập đủ lọai. Hậu quả xảy ra cho gia đình có thể nhận ra qua những cãi vã, giận hờn, và chia ly cách biệt. Hậu quả xảy ra cho xã hội có thể nhìn thấy qua những tội ác, nghèo đói, và khủng hỏang kinh tế trầm trọng. Những điều này cho con người thấy tội lỗi không phải chỉ gây thiệt hại cho cá nhân, nhưng gia đình và xã hội cũng phải chịu thiệt hại. Vì thế, mọi người trong xã hội đều có bổn phận khuyên bảo, dạy dỗ, và tạo một môi trường lành mạnh cho các cá nhân được lớn lên trong đó.
Người tín hữu Công Giáo có một bảo vật quí giá để giải quyết những vấn đề này là Bí-tích Giải Tội mà nhiều tín hữu đã không biết lợi dụng. Việc xét mình thường xuyên sẽ giúp cho các cá nhân nhận ra những thói quen xấu và sửa trị kịp thời. Tất cả các mặc cảm tội lỗi được tha thứ khi họ thú nhận tội với vị linh mục nơi tòa Giải-Tội. Xét mình còn giúp cho các cá nhân nhìn ra những yếu đuối và tội lỗi của tha nhân, họ cũng là người yếu đuối và tội lỗi như mình. Nếu mình đã được Thiên Chúa tha thứ tất cả các tội, mình cũng phải tha thứ tất cả cho anh chị em như vậy. Điều này sẽ dẫn tới việc hàn gắn các mối liên hệ trong gia đình cũng như ngòai xã hội.
Các Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra sự quan trọng của việc ăn năn xám hối. Trong Bài Đọc I, tiên tri Daniel nhìn rõ tất cả mọi con dân Israel đã xúc phạm đến Thiên Chúa, và xứng đáng lãnh nhận mọi hình phạt trong nơi lưu đày. Họ đã vi phạm Lề Luật của Thiên Chúa nhiều lần, và quay lưng lại với các tiên tri mà Ngài đã liên tục gởi đến cho họ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ hãy có lòng nhân từ như Thiên Chúa là Đấng nhân từ. Để thực hiện điều này, các môn đệ phải nhận ra lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với chính họ qua việc tha thứ các tội lỗi; trước khi họ có thể tỏ lòng nhân từ với anh em.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Lời thú tội của tiên tri Daniel
Trong nơi lưu đày, người Do-Thái có nhiều thời gian và cơ hội nhìn lại quá khứ, để tìm hiểu ra lý do họ phải sống cực khổ xa quê hương. Họ là dân riêng của Thiên Chúa, và Ngài hứa sẽ yêu thương và bảo vệ họ nếu họ tuân giữ các Lề Luật Ngài ban qua Moses. Tiên tri Daniel là người sống nơi lưu đày, khi xét mình đã nhận ra hai lỗi lầm lớn của tòan dân như sau:
(1) Tòan dân đã không tuân giữ Lề Luật của Thiên Chúa: TT Daniel thú nhận với Thiên Chúa: “Chúng con đã phạm tội, đã lỗi lầm, đã làm điều gian ác, chúng con đã phản nghịch và lìa xa các mệnh lệnh, phán quyết của Ngài.” Những tội chính các tiên tri đã tố cáo Israel trước khi bị lưu đày là bất trung, cúi đầu thờ lạy các thần ngọai và quay lưng lại Thiên Chúa; giả hình, dâng lễ vật và cầu nguyện cho qua lần chiếu lệ; bất công, dùng luật lệ để cướp của dân nghèo.
Nhận ra tội lỗi của mình cũng là lúc nhận ra sự công chính của Thiên Chúa: Ngài không vi phạm giao ước Ngài đã ký kết, chính Israel đã xé giao ước này khi phạm tội: “Lạy Chúa Thượng, Chúa là Đấng Công Chính; còn chúng con thì đáng phải hổ mặt hổ mày như ngày hôm nay – chúng con là những người Judah, cư dân thành Jerusalem và toàn thể Israel, những người ở gần cũng như ở xa, trong mọi xứ Ngài đã đuổi đến vì tội bất trung đã phạm chống lại Ngài.”
(2) Tòan dân đã không vâng lời các tiên tri Thiên Chúa gởi đến: Thiên Chúa không sửa phạt các cá nhân hay tòan dân Israel ngay lần đầu sau khi họ phạm tội; nhưng Ngài kiên nhẫn gởi nhiều ngôn sứ tới, miền Nam cũng như miền Bắc, để kêu gọi họ ăn năn xám hối. Không những họ đã không nghe lời, lại còn đối xử tàn tệ với các tiên tri. TT Daniel thú tội: “Chúng con đã không nghe lời các tôi tớ Chúa là các ngôn sứ. Các ngài đã nhân danh Chúa mà nói với vua chúa quan quyền, với cha ông chúng con và toàn dân trong xứ.”
Mặc dù tòan dân đã xúc phạm đến Thiên Chúa, và xứng đáng đón nhận mọi hình phạt Ngài dùng để sửa trị; TT Daniel vẫn tin lòng thương xót của Thiên Chúa lớn hơn các tội phản nghịch của Israel: “Chúa Thượng là Thiên Chúa chúng con có lòng xót thương và hay tha thứ, vì chúng con đã phản nghịch cùng Ngài.” Tiên tri tin tưởng, nếu tòan dân biết ăn năn xám hối, Thiên Chúa sẽ xót thương và tha thứ.
2/ Phúc Âm: Hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
2.1/ Xét mình và xưng tội thường xuyên giúp con người trở nên nhân từ: Nhân đức là thói quen tốt được dùng để sửa trị tội lỗi, là những thói quen xấu. Để có lòng nhân từ, con người phải qua một tiến trình như sau:
(1) Nhận ra yếu đuối và tội lỗi của mình: Xét mình là việc đầu tiên phải làm để nhận ra tội mình đã xúc phạm đến Thiên Chúa và tha nhân. Người không thường xuyên xét mình sẽ không nhận ra tội cần sửa chữa; và vì vậy, họ coi mình tốt lành, và dễ kiêu ngạo để phán xét và lên án tha nhân. Người thường xuyên xét mình dễ nhận ra tội lỗi để thú tội và lãnh nhận ơn tha thứ; đồng thời việc xét mình cũng giúp họ sửa trị kịp thời những thói quen xấu: “năng xét mình, năng chừa” là vậy. Ai cũng biết thói quen xấu để lâu ngày rất khó chừa.
(2) Nhận ra yếu đuối và tội lỗi của tha nhân: Xét mình không chỉ giúp cho sự thăng tiến cá nhân, nhưng còn giúp cho sự thăng tiến gia đình và xã hội. Xét mình giúp con người nhận ra sự yếu đuối của con người: “thánh nhân ngày còn ngã 7 lần;” không ai không có tội. Nếu mình cũng có đầy khuyết điểm tội lỗi, tại sao lại bắt người khác phải tốt lành, thánh thiện, điều không ai có thể làm nổi! Vì thế, con người dễ dàng nhân từ và tha thứ cho tha nhân hơn. Nếu Thiên Chúa đã nhân từ tha thứ cả núi tội của mình, không có lý do gì mình lại giữ những tội nhiều khi quá nhỏ của tha nhân, như Chúa Giêsu cảnh cáo: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.”
2.2/ Ăn ở rộng lượng với mọi người: Nguồn gốc của tình yêu nhân từ và tha thứ đến từ Thiên Chúa. Ngài thương yêu và tha thứ khi con người vẫn còn là tội nhân, và chẳng ra điều kiện gì trước khi tha thứ. Vì thế, khi con người đã được hưởng lòng nhân từ của Thiên Chúa, con người cũng phải đối xử nhân từ với tha nhân như vậy: đừng tha thứ nửa chừng, cũng đừng đòi điều kiện nào cả, như Chúa Giêsu dạy: “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Nhận ra mình là tội nhân giúp chúng ta hai điều: Chúng ta cần được Thiên Chúa tha thứ và chúng ta sẽ dễ dàng thông cảm và tha thứ cho anh chị em hơn. Ngược lại, nếu không nhận ra mình là tội nhân, chúng ta sẽ dễ dàng kiêu ngạo coi mình là hòan thiện; và rất dễ phê bình, xét đóan, kết án, và không tha thứ cho người khác.
– Nếu chúng ta nói chúng ta không có tội, chúng ta biến Thiên Chúa thành kẻ nói dối, và Máu Cực Thánh của Chúa Giêsu đổ ra sẽ không sinh ích lợi cho chúng ta.
– Bí-tích Gỉai-Tội không thể thiếu cho việc thăng tiến cá nhân và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Gia đình nào năng cùng nhau lãnh nhận Bí-tích này sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Monday of the 2nd week of Lent

Readings: Dan 9:4-10; Lk 6:36-38.
1/ First Reading: NAB Daniel 9:4 I prayed to the LORD, my God, and confessed, “Ah, Lord, great and awesome God, you who keep your merciful covenant toward those who love you and observe your commandments! 5 We have sinned, been wicked and done evil; we have rebelled and departed from your commandments and your laws. 6 We have not obeyed your servants the prophets, who spoke in your name to our kings, our princes, our fathers, and all the people of the land. 7 Justice, O Lord, is on your side; we are shamefaced even to this day: the men of Judah, the residents of Jerusalem, and all Israel, near and far, in all the countries to which you have scattered them because of their treachery toward you. 8 O LORD, we are shamefaced, like our kings, our princes, and our fathers, for having sinned against you. 9 But yours, O Lord, our God, are compassion and forgiveness! Yet we rebelled against you 10 and paid no heed to your command, O LORD, our God, to live by the law you gave us through your servants the prophets.
2/ Gospel: NAB Luke 6:36 Be merciful, just as (also) your Father is merciful. 37 “Stop judging and you will not be judged. Stop condemning and you will not be condemned. Forgive and you will be forgiven. 38 Give and gifts will be given to you; a good measure, packed together, shaken down, and overflowing, will be poured into your lap. For the measure with which you measure will in return be measured out to you.”
________________________________________
I. THEME: Let forgive others as God forgives us.
Many today people lost their conscience of sins; and as a result, they must bear many results of sins for themselves, their family and society. The individual effects can be seen through their anger, jealousy and many kinds of addiction. The familial effects can be recognized through contention, separation and divorce. The social effects are expressed in crimes, poverty, political and economical crises. These results proved that sins cause not only individual effects but also familial and social effects. Therefore, everybody has a duty to do fraternal correction, to educate and to create a healthy environment for all people to grow up therein.
The Catholics have a treasure to safeguard them from these results which is the sacrament of Reconciliation. Many faithful underestimated the value of this sacrament. A frequent examination of conscience helps the individual to recognize one’s bad habits and to correct them on time. All one’s sins are forgiven when he sincerely confesses with the priest. The examine of conscience also helps the individual to recognize the others’ weaknesses and sins because they are also human beings. If one received God’s forgiveness for his sins, he must also forgive others for sins they committed against him. This forgiveness will lead to the reconciliations in one’s family and society.
Today readings help us to recognize the importance of the repentance. In the first reading, the prophet Daniel clearly saw the fact that all the Israelites committed sins against God, and deservedly received all God’s punishments during the Exile. They repeatedly violated God’s law and turned their back to the prophets’ warning whom God continually sent to them. In the Gospel, Jesus taught his disciples to have mercy on others as God is the merciful One. To achieve this teaching, the disciples must recognize God’s mercy on them through His forgiveness of their sins before they can express their mercy on others.

II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Daniel’s confession
During the Exile, God gave the Israelites time and occasion to review their past so that they could understand the reason why they must be suffered and on exile. They are God’s people, and God promises to protect and to bless them if they keep His law which God gave to them through Moses. The prophet Daniel was the one who lived on the Exile, recognized two great sins of the Israelites:
(1) All the Israelites didn’t keep God’s law: The prophet Daniel generally confessed this sin: “We have sinned, been wicked and done evil; we have rebelled and departed from your commandments and your laws.” Other prophets were more specific, they accuses the Israelites of these sins: betrayal by worshipping idols and turning their back to God; hypocrisy; insincerity, injustice, etc.
When one recognized his sins, he also recognized God’s justice. God didn’t violate His covenant, the Israelites tore it when they committed sins. Daniel declared God’s justice as follows: “Ah, Lord, great and awesome God, you who keep your merciful covenant toward those who love you and observe your commandments!… Justice, O Lord, is on your side; we are shamefaced even to this day: the men of Judah, the residents of Jerusalem, and all Israel, near and far, in all the countries to which you have scattered them because of their treachery toward you.”
(2) The Israelites didn’t listen to prophets whom God sent to them: God didn’t punish people the first time when they commit their sins; He patiently sent many prophets to them, both to the Northern and Southern kingdoms, to call them to repentance. Not only they ignored the prophets’ warnings, but also maltreated them. The prophet Daniel confessed this sin: “We have not obeyed your servants the prophets, who spoke in your name to our kings, our princes, our fathers, and all the people of the land.”
Though all the Israelites committed sin and deservedly received God’s punishments, Daniel still believed that God’s mercy is greater than all the Israelites’ sins: “But yours, O Lord, our God, are compassion and forgiveness!” Daniel strongly believed that if the Israelites repent, God will show His mercy to them.
2/ Gospel: Be merciful, just as your Father is merciful.
2.1/ A frequent examination of conscience and confession shall help people to have compassion on others: Virtues are good habits, and used to correct sins which are bad habits. To have compassion, people must go through two following steps:
(1) To recognize one’s sins: Examination of one’s conscience is the first step to do to recognize the sins one committed against God and others. Those who don’t frequenly examine their conscience, shall not recognize their sins. As a result, they consider themselves as good persons and easily criticize and condemn others. Those who frequently examine their conscience easily recognize their sins, they want to confess their sins to receive God’s forgiveness. This examination also helps them to correct their bad habits on time because “whoever frequently examine their conscience shall have less sins.” Bad habits shall be very difficult to break after a long time, but easy to wipe out for the first few times.
(2) To recognize others’ weaknesses: The examination of conscience helps not only the individual progress, but also the familial and social improvement. The examination of conscience helps people to recognize their weaknesses. None is perfect, since “a holy one felt seven times a day.” If they have their own weaknesses, they can’t expect others to be perfect because none can achieve it. This recognition helps people to be compassionate and to easily forgive others’ sins. If God, out of mercy, forgave our many sins, we shall have no reason to hold back people’s sins, sometimes they are too little comparing to our sins. Jesus warned us of this: “Stop judging and you will not be judged. Stop condemning and you will not be condemned. Forgive and you will be forgiven.”
2.2/ To be generous with all people: The origin of compassion and mercy is from God. He loves and forgives when people are still sinners; He doesn’t require any condition before He forgives save repentance. Therefore, when people received God’s mercy, people must, in turn, have mercy on others. Don’t require any condition from others and don’t forgive half-way. Jesus taught his disciples about the rewards of generosity: “Give and gifts will be given to you; a good measure, packed together, shaken down, and overflowing, will be poured into your lap. For the measure with which you measure will in return be measured out to you.”

III. APPLICATION IN LIFE:
– To recognize we are sinners helps us two things: we need God’s forgiveness and we must forgive others. In opposition, if we don’t recognize we are sinners, we are easily considered ourselves perfect. This shall lead to many sins: pride, insult, criticizing, condemning, and unable to forgive.
– If we said we have no sin, we made God a liar, and Jesus’ sacred blood shall have no effect on us.
– The sacrament of Reconciliation can’t be lacked for the individual progress and familial happiness. The family who frequently receives this sacrament together shall easily solve their conflictions in their family.