Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật II Mùa Chay, Năm B

Chủ Nhật II Mùa Chay, Năm B
Bài đọc: Gen 22:1-2, 9, 10-13, 15-18; Rom 8:31-34; Mk 9:2-10.
1/ Bài đọc I: 1 Sau các việc đó, Thiên Chúa thử lòng ông Áp-ra-ham. Người gọi ông: “Áp-ra-ham! ” Ông thưa: “Dạ, con đây.” 2 Người phán: “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác, hãy đi đến xứ Mô-ri-gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho.”9 Tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Áp-ra-ham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói I-xa-ác con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. 10 Rồi ông Áp-ra-ham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình. 11 Nhưng sứ thần của ĐỨC CHÚA từ trời gọi ông: “Áp-ra-ham! Áp-ra-ham! ” Ông thưa: “Dạ, con đây!” 12 Người nói: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc! “13 Ông Áp-ra-ham ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Ông Áp-ra-ham liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình.15 Sứ thần của ĐỨC CHÚA từ trời gọi ông Áp-ra-ham một lần nữa 16 và nói: “Đây là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, 17 nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi, sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch. 18 Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.”
2/ Bài đọc II: 31 Vậy còn phải nói gì thêm nữa? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? 32 Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?33 Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? 34 Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?
3/ Phúc Âm: 2 Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. 3 Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. 4 Và ba môn đệ thấy ông Ê-li-a cùng ông Mô-sê hiện ra đàm đạo với Đức Giê-su. 5 Bấy giờ, ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.” 6 Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. 7 Bỗng có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.”8 Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giê-su với các ông mà thôi.9 Ở trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.10 Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu “từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa hy sinh Người Con Một cho con người.

Tình yêu là quan niệm trừu tượng: con người không thể định nghĩa tình yêu, nhưng có thể cảm nghiệm thế nào là tình yêu. Tình yêu Thiên Chúa còn khó hiểu hơn nữa, vì chúng ta chưa từng thấy Ngài; nhưng chúng ta có thể cảm nghiệm sâu xa tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người mỗi khi ngước nhìn Cây Thập Giá.
Các Bài Đọc hôm nay được sắp xếp rất tài tình để giúp chúng ta cảm nghiệm tình yêu Thiên Chúa qua hai biến cố xảy ra trên Núi Moriah và trên Đồi Golgotha. Trong Bài Đọc I, Sách Sáng Thế Ký tường thuật sự kiện Thiên Chúa muốn thử thách đức tin của ông bằng cách ra lệnh cho ông phải giết Isaac, người con một duy nhất chính Thiên Chúa đã ban cho ông trong lúc tuổi già. Với một niềm tin sắt đá vào Thiên Chúa, ông đã giơ dao sẵn sàng giết con theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc II, Thánh Phaolô đã so sánh biến cố này với biến cố Tử Nạn của Chúa Giêsu trên Đồi Golgotha, trước khi rút ra kết luận: Nếu Thiên Chúa đã yêu con người đến độ đã hy sinh Người Con Một cho con người, còn gì có thể mà Thiên Chúa không làm cho con người. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mang 3 môn đệ thân tín lên núi Thabor, cho các ông xem thấy vinh quang của Ngài, để chuẩn bị cho các ông đối diện với Cuộc Thương Khó sắp tới.

KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:

1/ Bài đọc I: Tổ-phụ Abraham sẵn sàng hy sinh người con một cho Thiên Chúa.

1.1/ Đức tin của Tổ-phụ Abraham: Đức tin phải chịu thử thách. Trình thuật Sáng Thế Ký hôm nay nói rõ: “Thiên Chúa muốn thử lòng ông Abraham.” Nhưng là một thử thách quá to lớn, vượt quá sức chịu đựng của con người khi Thiên Chúa đòi hỏi: “Hãy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac, hãy đi đến xứ Moriah mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ chỉ cho.”
(1) Nếu chúng ta là Abraham, chúng ta sẽ phản ứng làm sao trước đòi hỏi của Thiên Chúa:
* Đủ rồi Chúa ơi! Hết cách để thử rồi sao Chúa? Đây là người con một, người con Chúa ban cho trong lúc tuổi già. Nếu Thiên Chúa muốn Isaac như thế, chẳng thà đừng ban!
* Làm sao một người cha có can đảm cầm dao giết đứa con vô cùng yêu quí của mình? Lại là đứa con nối dõi tông đường!
(2) Phản ứng của Abraham: Nếu cứ quanh quẩn với lý luận con người, Abraham sẽ không thể hiểu nổi và chấp nhận đòi hỏi của Thiên Chúa, vì nó quá vô lý; nhưng ông chọn, như bao nhiêu lần đã chọn, để sống theo niềm tin. Thiên Chúa ban cho rồi Thiên Chúa cất đi, xin cho ý Ngài thể hiện. Thiên Chúa cất đi rồi Thiên Chúa lại ban, chẳng có gì không thể đối với Ngài. Vì thế, khi tới nơi Thiên Chúa đã chỉ, ông Abraham dựng bàn thờ tại đó, xếp củi lên, trói Isaac con ông lại, và đặt lên bàn thờ, trên đống củi. Rồi ông Abraham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con mình.

1.2/ Vở bi kịch chấm dứt các đột ngột: Nhưng sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông: “Abraham! Abraham!” Ông thưa: “Dạ, con đây!” Người nói: “Đừng giơ tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nó! Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa: đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!”
– Thiên Chúa nhìn thấu suốt tâm hồn Abraham: Ông thực sự đặt niềm tin trọn vẹn nơi Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa muốn thử ông, nên khi thấy ông đã chứng tỏ niềm tin, Thiên Chúa không cần phải nhìn thêm điều gì nữa.
– Tổ-phụ Abraham dâng của lễ thay cho con mình là Isaac: “Ngước mắt lên nhìn, thì thấy phía sau có con cừu đực bị mắc sừng trong bụi cây. Ông Abraham liền đi bắt con cừu ấy mà dâng làm lễ toàn thiêu thay cho con mình.”

1.3/ Phần thưởng Đức Chúa hứa ban cho Tổ-phụ Abraham: Sứ thần của Đức Chúa từ trời gọi ông Abraham một lần nữa và nói: “Đây là sấm ngôn của Đức Chúa, Ta lấy chính danh Ta mà thề: bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi, nên Ta sẽ thi ân giáng phúc cho ngươi:
(1) Giòng dõi đông đúc: Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển.
(2) Đất Hứa: Giòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch.
(3) Và một dân tộc được tuyển chọn: Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.

2/ Bài đọc II: Thiên Chúa đã hy sinh Người Con Một cho con người.

2.1/ So sánh tình yêu của Thiên Chúa với tình yêu của Tổ-phụ Abraham: Biến cố xảy ra trên Núi Moriah chỉ là hình bóng và sự chuẩn bị để con người hiểu được biến cố xảy ra trên Đồi Golgotha. Có nhiều điểm giống nhau và khác nhau giữa hai biến cố này:
(1) Cả hai người cha đều sẵn sàng hy sinh Người Con Một, người con yêu quí nhất. Nếu chúng ta hiểu được tình cha con giữa Abraham và Isaac, chúng ta cảm nghiệm được phần nào tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, biến cố Abraham-Isaac là để chuẩn bị tâm hồn chúng ta cho biến cố Chúa Giêsu, để chúng ta cảm nhận được phần nào tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.
(2) Một sự khác biệt vô cùng lớn lao giữa hai biến cố: Trong biến cố Cựu Ước, Isaac không chết, con cừu đực được giết làm của lễ tòan thiêu chết thay cho con trẻ. Trong biến cố Tân Ước, Chúa Giêsu đã chết thực sự thay cho con người bằng cái chết tủi nhục và đau đớn hơn nhiều. Nếu chúng ta đã từng bất bình khi Thiên Chúa đòi Abraham sát tế con mình, chúng ta có thể hiểu nổi tình thương Thiên Chúa dành cho con người không? Thiên Chúa, chúng ta chưa từng xem thấy; nhưng khi nhìn thấy Chúa Giêsu chết treo trên Thập Giá, chúng ta cảm nhận được tình yêu quá lớn lao Ngài dành cho con người.
2.2/ Thiên Chúa không kết án con người: Thánh Phaolô giúp chúng ta rút ra một số kết luận từ biến cố này: “Vậy còn phải nói gì thêm nữa? Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta? Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?”
Thiên Chúa không muốn kết án con người, con người kết án chính mình bằng cách dửng dưng hay quay lưng lại với tình yêu Thiên Chúa: “Ai sẽ buộc tội những người Thiên Chúa đã chọn? Chẳng lẽ Thiên Chúa, Đấng làm cho nên công chính? Ai sẽ kết án họ? Chẳng lẽ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chết, hơn nữa, đã sống lại, và đang ngự bên hữu Thiên Chúa mà chuyển cầu cho chúng ta?”

3/ Phúc Âm: Chúa Giêsu biến hình để chuẩn bị tâm hồn cho các Tông-đồ.

3.1/ Mục đích của việc Biến Hình: Chúa Giêsu cho các Tông-đồ nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa là để dạy cho các ông bài học: phải qua đau khổ mới đạt tới vinh quang. Ngài chuẩn bị cho các Tông-đồ trước Cuộc Thương Khó sắp tới; để khi các ông phải đương đầu với Cuộc Thương Khó, các ông có sức mạnh để chịu đựng và vượt qua.
3.2/ Chúa Giêsu mặc khải cho các Tông-đồ nhiều điều: Có nhiều điều Chúa Giêsu muốn mặc khải cho các Tông-đồ qua việc Biến Hình này, nhưng không được trình bày cách rõ ràng:
(1) Ngài chính là Con Thiên Chúa: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người.”
Đây là lần thứ hai Thiên Chúa Cha nói những lời này; lần thứ nhất trong biến cố Chúa chịu Phép Rửa tại sông Jordan trước khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng. Lần này trước khi Chúa Giêsu bắt đầu Cuộc Thương Khó và Phục Sinh. Mục đích là để các Tông-đồ xác tín mối liên hệ giữa Chúa Cha và Chúa Con.
(2) Ngài chính là Đấng Thiên Sai mà Luật và các tiên-tri loan báo: Sự có mặt của hai chứng nhân: ông Elijah đại diện cho các tiên tri, cùng ông Moses đại diện cho Luật, hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu, chứng tỏ điều này.
(3) Đấng Thiên Sai tự nguyện chọn con đường Thập Giá: Câu hỏi của các môn đệ ở cuối trình thuật: “từ cõi chết sống lại nghĩa là gì?” chứng tỏ các ông biết họ đàm đạo về Cuộc Thương Khó sắp xảy ra cho Chúa Giêsu tại Jerusalem. Trình thuật Biến Hình của Luca nói rõ điều này.
(4) Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người: Đây là điểm cao của việc Biến Hình, mặc dù trình thuật không đề cập tới. Khi cho Con của Ngài đi qua Cuộc Thương Khó để cứu chuộc con người, Thiên Chúa muốn các ông hiểu tình yêu của Ngài dành cho con người.
(5) Chúa Giêsu tự nguyện đi qua Cuộc Thương Khó: Các ông đã nghe chính Ngài bàn với các chứng nhân Cựu Ước về những gì sắp xảy ra; để khi nó thực sự xảy ra, các ông biết đó không phải là chuyện tình cờ. Ngài tình nguyện chấp nhận chịu đau khổ, chứ không phải Ngài thua cuộc trước bạo lực của con người.
3.3/ Tại sao Chúa Giêsu ngăn cấm các ông kể lại việc Biến Hình:
– Bí mật của Đấng Thiên Sai: Có những việc chỉ cần cho một số người biết, nếu không sẽ gây hoang mang. Có những việc chỉ được tiết lộ khi thời gian đã chín mùi. Chúa chỉ tỏ việc Biến Hình cho ba môn đệ thân tín là Phêrô, Giacôbê, và Gioan. Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:

– Thiên Chúa cho Người Con Một là cho chính Ngài. Ngài cũng mong chúng ta phải cho chính người con một của chúng ta, tức là cho chính chúng ta, như Abraham vậy. Tình yêu trọn vẹn là như thế. Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Ngài qua hai biến cố: chuẩn bị tâm hồn con người qua biến cố Abraham-Isaac, và cảm nghiệm rõ ràng qua Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.
– Chúng ta không thể hiểu sự thử thách của Thiên Chúa dành cho Abraham, và càng không thể hiểu nổi tại sao Thiên Chúa lại hy sinh Người Con Một của Ngài. Điều này giúp chúng ta những lúc không thể hiểu tại sao Thiên Chúa để đau khổ xảy ra, chúng ta biết tin tưởng vào Ngài như Abraham.
– Đức tin phải được tôi luyện trong thử thách và đau khổ. Đàng sau Cuộc Thương Khó và Thập Giá là vinh quang Phục Sinh. Nếu chúng ta từ chối đau khổ và Thập Giá, chúng ta cũng từ chối con đường dẫn tới vinh quang Phục Sinh.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Second Sunday – Lent – YearB

Reading 1: Gen 22:1-2, 9a, 10-13, 15-18

God put Abraham to the test.
He called to him, “Abraham!”
“Here I am!” he replied.
Then God said:
“Take your son Isaac, your only one, whom you love,
and go to the land of Moriah.
There you shall offer him up as a holocaust
on a height that I will point out to you.”

When they came to the place of which God had told him,
Abraham built an altar there and arranged the wood on it.
Then he reached out and took the knife to slaughter his son.
But the LORD’s messenger called to him from heaven,
“Abraham, Abraham!”
“Here I am!” he answered.
“Do not lay your hand on the boy,” said the messenger.
“Do not do the least thing to him.
I know now how devoted you are to God,
since you did not withhold from me your own beloved son.”
As Abraham looked about,
he spied a ram caught by its horns in the thicket.
So he went and took the ram
and offered it up as a holocaust in place of his son.

Again the LORD’s messenger called to Abraham from heaven and said:
“I swear by myself, declares the LORD,
that because you acted as you did
in not withholding from me your beloved son,
I will bless you abundantly
and make your descendants as countless
as the stars of the sky and the sands of the seashore;
your descendants shall take possession
of the gates of their enemies,
and in your descendants all the nations of the earth
shall find blessing-
all this because you obeyed my command.”

Reading 2: Rom 8:31b-34

Brothers and sisters:
If God is for us, who can be against us?
He who did not spare his own Son
but handed him over for us all,
how will he not also give us everything else along with him?

Who will bring a charge against God’s chosen ones?
It is God who acquits us, who will condemn?
Christ Jesus it is who died-or, rather, was raised-
who also is at the right hand of God,
who indeed intercedes for us.

Gospel: Mk 9:2-10

Jesus took Peter, James, and John
and led them up a high mountain apart by themselves.
And he was transfigured before them,
and his clothes became dazzling white,
such as no fuller on earth could bleach them.
Then Elijah appeared to them along with Moses,
and they were conversing with Jesus.
Then Peter said to Jesus in reply,
“Rabbi, it is good that we are here!
Let us make three tents:
one for you, one for Moses, and one for Elijah.”
He hardly knew what to say, they were so terrified.
Then a cloud came, casting a shadow over them;
from the cloud came a voice,
“This is my beloved Son. Listen to him.”
Suddenly, looking around, they no longer saw anyone
but Jesus alone with them.

As they were coming down from the mountain,
he charged them not to relate what they had seen to anyone,
except when the Son of Man had risen from the dead.
So they kept the matter to themselves,
questioning what rising from the dead meant.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Dinh M. Tien, O.P.

I. THEME: God sacrificed His Only Son for His people.
Love is an abstract concept: people can’t correctly define what is love, but they can feel when they are loved. God’s love is even more abstract because we never see Him; but we can feel His immense love for us when we look up on the Cross.
Today readings were perfectly arranged so that we can feel God’s love for us through two events which happened in Mt. Moriah and the Golgotha hill. In the first reading, the Book of Genesis reported the event God wanted to test Abraham’s faith by commanding him to kill Isaac, his only son whom God gave him in his old age. With his unshakable faith in God, Abraham raised a knife and were ready to sacrifice his son as God commanded. In the second reading, St. Paul compared this event with the death of Jesus on Golgotha hill and made the conclusion: “He who did not spare his own Son but handed him over for us all, how will he not also give us everything else along with him?” In the Gospel, Jesus brought with him three disciples to Mt. Thabor, and he let them see his Transfiguration so that they could be ready to face his coming Passion and Death.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Abraham was ready to sacrifice his only son as a holocaust for God.
1.1/ Abraham’s faith: Human faith must be tested to see which if it is real. The Genesis’ account clearly said: “God put Abraham to the test.” This was a great test which exceeded human limitation when God commanded Abraham: “Take your son Isaac, your only one, whom you love, and go to the land of Moriah. There you shall offer him up as a holocaust on a height that I will point out to you.”
(1) Human reaction: If we are in Abraham’s place, how could we react to God’s command? Many of us would answer Him: “It is enough! Please don’t test us this way. This is my only son whom You gave me in my advanced year. If you really want Isaac, please don’t give him to me in the first place.” This reaction can be justified because there isn’t a good father who wants to kill his only beloved son, the one who continues his genealogy.
(2) Abraham’s reaction: If Abraham reasoned like a human being, he shall not understand and accept God’s command because it is so unreasonable; but he decided as he decided many times before, to live according to his faith in God. God gives and takes away, thanks be to God. He takes away and gives back again; nothing is impossible to God. When he came to the place God prescribed, Abraham made an altar, stacked up the dried wood, bound his son Isaac and put him on the altar. Then, he raised the knife up to kill his son.
1.2/ The tragedy is quickly ended: At the moment everybody were holding their breath, the author of Genesis reported: “But the Lord’s messenger called to him from heaven, “Abraham, Abraham!” “Yes, Lord,” he answered.”Do not lay your hand on the boy,” said the messenger. “Do not do the least thing to him. I know now how devoted you are to God, since you did not withhold from me your own beloved son.””
God saw through Abraham’s mind and heart; He knew that Abraham completely trust in Him. Since God only wanted to test him, He didn’t need to see anything more. His messenger ordered him to stop the killing of his son.
Abraham found a substitute sacrifice for his son: “As Abraham looked about, he spied a ram caught by its horns in the thicket. So he went and took the ram and offered it up as a holocaust in place of his son.”
1.3/ God promised these rewards for Abraham: Again the Lord’s messenger called to Abraham from heavenand said: “I swear by myself, declares the Lord, that because you acted as you did in not withholding from me your beloved son,I will bless you abundantly.” God promised to grant Abraham and his descendants three things:
(1) An abundant descendants: I shall “make your descendants as countless as the stars of the sky and the sands of the seashore.” This promise is fulfilled now.
(2) The Promise Land: “Your descendants shall take possession of the gates of their enemies.” This promise is included both the Israelites’ entrance to the Promise Land under Joshua and humankind to the heaven by Jesus’ victory.
(3) Abraham’s descendants shall be God’s selected nation: “and in your descendants all the nations of the earth shall find blessing — all this because you obeyed my command.”
2/ Reading II: God sacrificed His Only Son for human beings.
2.1/ A comparison between God’s and Abraham’s love: The event that happened in Mt. Moriah is the figure and the preparation so that people can understand what happened in Golgotha hill. There are many similarities and differences between the two events.
(1) Similarities: Both fathers were ready to sacrifice their only son, the beloved son. If we felt Abraham’s love for Isaac, we must also feel God’s love for His Son. In God’s plan of salvation, the event of Abraham-Isaac prepared our souls for Christ’s event so that we can feel God’s love for us.
(2) Differences: There is a great difference between the two events. In the former, Isaac wasn’t killed; in the latter, Christ was actually killed in place of human beings by the humiliated and painful death. If we felt indignant with God in the first event, how do we feel for God when He expressed His love for us in the second event? We never see God, but we should feel His love for us when we look up on the cross. Both the Father and the Son showed their immense love for us.
2.2/ God doesn’t want to condemn people: St. Paul helped us to draw out some important conclusions from the Christ’s event: “He who did not spare his own Son but handed him over for us all, how will he not also give us everything else along with him?” St. John said the same thing: “For God sent the Son into the world, not to condemn the world, but that the world might be saved through him. He who believes in him is not condemned; he who does not believe is condemned already, because he has not believed in the name of the only Son of God” (John 3:17-18).
God doesn’t want to condemn people, people condemn themselves by showing their indifference or turning their back to God’s love: “Who will bring a charge against God’s chosen ones? It is God who acquits us.Who will condemn? It is Christ (Jesus) who died, rather, was raised, who also is at the right hand of God, who indeed intercedes for us.”
3/ Gospel: Jesus prepared his disciples for his Passion.
3.1/ The purpose of Jesus’ Transfiguration: Jesus let his disciples see His glory is to teach them a lesson: they must go through suffering to reach the glory. He also prepared them for his coming Passion and Death, so that when they must face it, they have the hope to endure and to overcome all sufferings.
3.2/ There are many things Jesus wanted to reveal for his disciples through this Transfiguration:
(1) He is the Son of God: Jesus disciples heard the voice from clouds: “This is my beloved Son. Listen to him.” This is the second time that they heard this voice; the first time they had heard this voice is in Jesus’ baptism before Jesus began his public ministry, this time was before Jesus’ Passion and Death. The voice confirmed the relationship between God the Father and His Son, Jesus.
(2) He is the Messiah whom the prophets announced: The presence of the two witnesses, Elijah was represented for all prophets and Moses for the law, proved this point.
(3) Jesus was going through the way of the cross: The disciples’ question at the end of this passage “what rising from the dead meant” showed they knew that Jesus, Moses and Elijah discussed about the Passion which is going to happen for Jesus in Jerusalem. Luke’s report is clearer about this point.
(4) God’s love for human beings: This is the highest point of the Transfiguration though the passage didn’t mention it. When God let His Son, Jesus Christ, go through the Passion to redeem human beings, He wants them to understand His love for them.
(5) Jesus volunteered to embrace his Passion: The disciples heard Jesus discussed his Passion with Moses and Elijah, so that when it actually happens, they shall know it isn’t accidental. He volunteered to accept suffering, not that he failed to counter human forces.
3.3/ Why did Jesus prohibit his disciples to talk about this event? In reality, there are some events which are only needed to reveal to some people to prevent confusion; there are events which are revealed at the right time. Jesus took with him only three apostles: Peter, James and John because they formed the nucleus of the Twelve. He commanded them not to reveal what they saw because, to Mark, this is the Messiah’s secret: Jesus accepted suffering and death to redeem humankind.

III. APPLICATION IN LIFE:
– When God gives us His Only Son, He gives Himself. He also desires us to give our only son, that is ourselve, as Abraham. The ideal love is such. God shows the depth of His love through the two events: He prepared human mind by the Abraham-Isaac event so that we can feel His love through Christ’s Passion and Death.
– We couldn’t fathom Abraham’s trial and the sacrifice of God’s Only Son. These help us to know why God let sufferings happen to us, so that we know how to completely put our trust in Him.
– Faith must be tested in trials and sufferings. Behind Jesus’ Passion and Death is His glorious Resurrection. If we deny our sufferings and cross, we also deny the way to our glorious resurrection.