SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 29 TN (C) 2019 ( Lc 18, 1-8) CẦU NGUYỆN

Thưa quý vị, thưa các bạn, cầu nguyện là gì? Người ta thường nói :” Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn”, vâng, thật là quan trọng và cần thiết xiết bao khi nói về hai tiếng “cầu nguyện”. Như chúng ta biết “cầu nguyện” là nhu cầu thiêng liêng, thuộc về siêu nhiên, vì vậy, việc cầu nguyện là việc của linh hồn, việc cầu nguyện quan trong đến nỗi , người ta ví như “ hơi thở” của linh hồn. Như chúng ta biết, linh hồn bất tử, vĩnh viễn siêu nhiên, vì linh hồn thuộc về Thần Khí, tức sự sống của Thiên Chúa, nhưng khi phú bẩm vào thân xác nhân thế, thì linh hồn thuộc sở hữu riêng của mỗi nhân vị phàm nhân, đó là nguyên lý tự nhiên mà Thiên Chúa ban cho con người có thân xác hữu hình. Linh hồn nhân thế tuy là bất tử, nhưng nó cũng cần có hơi thở, hơi thở của linh hồn muốn quy hướng về Thiên Chúa, thì linh hồn ấy phải “ cầu nguyện”. Từ đó, việc cầu nguyện có nhiều định nghĩa như : Cầu nguyện là kết hiệp với Thiên Chúa, cầu nguyện là thưa chuyện, nói chuyện với Thiên Chúa, cầu nguyện tâm giao với Thiên Chúa. v. v… và, v..v… như vậy, cầu nguyện cũng có thể nói là chính Chúa Thánh Thần tác động, vì linh hồn là Thần Khí của Thiên Chúa, hơi thở của linh hồn là việc cầu nguyện, vậy việc cầu nguyện chính là ơn tác động của Chúa Thánh Thần. Rõ ràng, cầu nguyện là việc của sự sống, là sự tiếp sức của Thần Khí để quy hướng về Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng Thượng Trí.

Nhưng, theo thánh Nữ Teresa Avila de Giêsu, thì cầu nguyện là “ mở rộng” tâm hồn.Vâng, vị thánh tiến sĩ cho chúng ta một định nghĩa đơn sơ và dễ hiểu cho việc cầu nguyện, hầu giúp chúng ta biết cầu nguyện đúng cách và có hiệu quả. Vâng, vị thánh Giáo Hoàng Gioann 23, vị thánh khai mở Công Đồng Vaticano II , khi triệu tập Công Đồng, các Nghị Phụ còn ngơ ngác, thắc mắc chủ đề, thì thánh Gioan 23 tiến đến bên cửa sổ, ngài liền mở toang cánh cửa sổ và nói :” Tôi muốn một luồng gió mới tràn vào Giáo Hội”, vâng, thật là tuyệt vời !

Như vậy, các thánh suy tư về việc cầu nguyện và kiên tâm cầu nguyện hầu mở mang giá trị của việc cầu nguyện, là các thánh dựa vào Lời Tin Mừng hôm nay ( Lc 18,, 1-8), mà chính Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Người và cho chúng ta biết cách cầu nguyện.

Vậy cầu nguyện đúng cách là gì? Thưa, là kiên tâm cầu nguyện.

Thường thường khi chúng ta cầu nguyện là chúng ta xin ơn, đọc kinh nhiều và xin đủ thứ ơn. Việc xin ơn không sai, nhưng liệu chúng ta có biết chúng at xin gì, khi chúng ta cầu nguyện chăng? Bởi vì, khi chúng ta xin ơn, xin khấn, xin lễ , chúng ta dễ bị nhầm lẫn là ” cầu nguyện”. Khi xin ơn, chúng ta có biết được là chúng ta xin ơn đúng hay không? Vậy, Thiên Chúa không thể nhậm lời chúng ta khi chúng ta cầu xin chưa đúng, bởi vì, Thiên Chúa là Thượng Trí, còn chúng ta là hạ trí thì làm sao chúng ta biết được điều chúng ta xin là đúng , vì vậy, khi chúng ta xin chưa được toại ý, thì chúng ta nản lòng.

Vậy cầu nguyện đúng là cầu nguyện theo Ý Chúa, như Lời Kinh Lạy Cha đã dạy.

Gải sử,chúng ta không làm việc, mà chúng xin cho giàu có, nhà lầu, xe hơi, thì chắc chắn, điều ấy không linh ứng. Hay là chúng ta cầu xin cho trúng vé số thì chắc chắn kh1o xảy ra, vì nếu ai ai cũng trúng số, thì họ sẽ sinh kiêu ngạo, lúc đó không ai chịu lao động và mặc nhiên đồng tiền lúc bấy giờ không còn giá trị nữa, hoặc là sự sống không còn, vì , đâu ai chịu trồng lúa cho chúng ta có gạo ăn. v..v… Vì , nếu Thiên Chúa cho người nầy trúng số, thì cũng cho người kia trúng số.

Vậy cầu nguyện đúng là kiên trì cầu xin, nếu Thiên Chúa nhìn thấy điều đó tốt đẹp cho phần xác và linh hồn chúng ta, thì Người ban cho. Thiên Chúa vẫn ban cho chúng ta điều chúng ta không cầu xin, đó là tình thương của Người.

Cầu nguyện là “ mở rộng” tâm hồn.

Mở rộng tâm hồn để đón nhận Thiên Chúa là chúng ta sẽ có tất cả, trước hết là ơn siêu nhiên, khi chúng ta có ơn siêu nhiên, thì ắt ơn tự nhiên sẽ đến, vì một người biết đón nhận Thiên Chúa và Người ở cùng họ, thì điều xấu chắc chắn không thể xâm nhập họ được.

Cầu nguyện là thể hiện Đức Tin.

Như chúng ta biết, Đức Tin là một ân sủng siêu nhiên, nó là một ân ban nhưng không bởi Thiên Chúa, vì thế, nếu chúng ta không biết đón nhận, ân ban ấy sẽ biến mất, vậy đón nhận thế na2oo, nếu không biết “ mở rộng” tâm hồn chúng ta. Vậy làm thế nào để mở rộng tâm hồn, nếu không thường xuyên cầu nguyện, tức là cầu nguyện luôn luôn.

Vậy, tại sao phải cầu nguyện ?

Rõ ràng, vấn đề đã trình bày ở trên. Nếu chúng ta muốn quan hệ với ai, mặc nhiên phải tiếp xúc với người đó thường xuyên, bao nhiêu có thể, thì Thiên Chúa cũng vậy, nếu chúng ta muốn thông hiệp với Người, mặc nhiên chúng at phải “mở rộng” tâm hồn chúng ta để Thiên Chúa ở với chúng ta. Chúng ta cần gì, thì chúng ta phải tiếp xúc với thứ đó. Nên chi, việc cầu nguyện giúp chúng ta đến cùng Thiên Chúa và ở lại trong Người.

Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con ./.
P.Trần Đình Phan Tiến