Thứ Tư Tuần 29 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Rom 6:12-18, 20b-21; Lk 12:39-48.
1/ Bài đọc I: 12 Vậy tội lỗi đừng có thống trị thân xác phải chết của anh em nữa, khiến anh em phải nghe theo những dục vọng của thân xác.
13 Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa. Trái lại, anh em là những người sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa.
14 Tội lỗi sẽ không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng.
15 Vậy thì sao? Chúng ta cứ phạm tội ư, vì chúng ta không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng? Không đời nào!
16 Anh em không biết sao? Khi đem thân làm nô lệ để vâng phục ai, thì anh em là nô lệ của người mà anh em vâng phục: hoặc làm nô lệ tội lỗi, thì sẽ phải chết; hoặc làm nô lệ phục vụ Thiên Chúa, thì sẽ được nên công chính.
17 Tạ ơn Thiên Chúa! Trước kia anh em làm nô lệ tội lỗi, nhưng nay anh em đã hết lòng vâng theo quy luật đạo lý đã đào tạo anh em.
18 Anh em đã được giải thoát khỏi ách tội lỗi mà trở thành nô lệ sự công chính.
20 Khi còn là nô lệ tội lỗi, anh em được tự do không phải làm điều công chính.
21 Bấy giờ anh em thu được kết quả nào, bởi làm những việc mà ngày nay anh em phải xấu hổ? Vì rốt cuộc những việc ấy đưa đến chỗ chết.
2/ Phúc Âm: 39 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông đã không để nó khoét vách nhà mình đâu.
40 Anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.”
41 Bấy giờ ông Phê-rô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người? “
42 Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc?
43 Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta.
44 Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình.
45 Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về”, và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa,
46 chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.
47 “Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều.
48 Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Biết thế nào, phải sống như vậy.
Các Bài Đọc hôm nay chú trọng đến việc thực hành những gì con người đã biết, để giúp con người sinh ích lợi trong đời sống. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô chú trọng đặc biệt đến hai tình trạng của con người trước và sau khi đón nhận Đức Kitô. Ngài khuyên các tín hữu phải biết sống thích hợp với ân sủng mà Đức Kitô đã mang lại cho các tín hữu qua Cuộc Thương Khó và sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Nếu cứ dìm mình trong tội như trong quá khứ, con người sẽ không được cứu độ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu cũng đề phòng các tông-đồ: Các ông phải sống như những người quản gia trung tín trong việc phân phát Mầu Nhiệm Cứu Độ; nếu không, các ông sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn những người không biết, khi Chúa trở lại để phán xét.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Anh em là nô lệ cho người mà anh em vâng phục.
1.1/ Người tín hữu phải đoạn tuyệt với tội lỗi: “Vậy tội lỗi đừng có thống trị thân xác phải chết của anh em nữa, khiến anh em phải nghe theo những dục vọng của thân xác. Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa. Trái lại, anh em là những người sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa.”
(1) Tình trạng pháp lý của con người trước khi có và sau khi có Đức Kitô: Trước khi có Đức Kitô, con người hoàn toàn sống dưới Lề Luật, và làm nô lệ cho tội lỗi và sự chết. Con người không có sức để thoát ra khỏi sự nô lệ này. Khi Đức Kitô đến, Ngài giải thoát con người khỏi Lề Luật, tội lỗi, và sự chết. Con người, với sức mạnh của ơn thánh của Đức Kitô, có thể thoát ra khỏi những nô lệ này, để được tự do sống cho Thiên Chúa. Thánh Phaolô ví tình trạng của người tín hữu cũng giống như tình trạng của người nô lệ: khi còn sống dưới sự nô lệ của chủ, người nô lệ bị lệ thuộc hoàn toàn vào chủ và không có cơ hội nào để thoát ra khỏi kiếp nô lệ; nhưng khi được một người chuộc tiền để giải thoát, người nô lệ giờ đây được tự do sống cho chính mình. Người tín hữu cũng thế, một khi được Đức Kitô giải thoát, họ không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa; nhưng được tự do và được trang bị để sống cho Thiên Chúa.
(2) Tình trạng nội tâm của con người trước và sau khi có Đức Kitô: Trước khi có Đức Kitô, con người không có một sức mạnh nào để chống lại tội lỗi ngoài sức mạnh của Lề Luật bảo cho con người biết đó là tội, nhưng không giúp cho con người vượt thắng tội lỗi; nhưng khi Đức Kitô đến, Ngài ban ơn thánh cho con người để họ có thể vượt thắng tội lỗi. Thánh Phaolô xác tín: “Tội lỗi không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng.”
Phaolô biết có người sẽ chất vấn “Vậy thì sao? Chúng ta cứ phạm tội ư, vì chúng ta không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng? Không đời nào!” Thánh Phaolô có ý nói với sự xuất hiện của Đức Kitô, tội lỗi và sự chết không có sức mạnh toàn quyền trên con người nữa; nhưng nếu con người từ chối lối sống theo ân sủng bằng cách cứ sống theo tội lỗi, con người sẽ không được cứu độ. Đây là tội phạm đến Chúa Thánh Thần mà chúng ta đã nhiều lần bàn qua.
1.2/ Hậu quả của hai lối sống: Thánh Phaolô cắt nghĩa: ”Anh em không biết sao? Khi đem thân làm nô lệ để vâng phục ai, thì anh em là nô lệ của người mà anh em vâng phục: hoặc làm nô lệ tội lỗi, thì sẽ phải chết; hoặc làm nô lệ phục vụ Thiên Chúa, thì sẽ được nên công chính.”
(1) Hậu quả của lối sống làm nô lệ cho tội lỗi: Khi còn sống dưới kiếp nô lệ cho Lề Luật và tội lỗi, con người không có sức mạnh để thoát ra khỏi tội và không có cách nào để trở nên công chính. Hậu quả là con người phải chết như Thiên Chúa đã phán với ông Moses, khi Ngài ban cho con người Thập Giới.
(2) Hậu quả của lối sống theo ân sủng: Nhưng nay, với sự xuất hiện của Đức Kitô anh em được công chính vì tin tưởng vào Ngài, được ban ân sủng để có thể sống thánh thiện, và được giải thoát khỏi chết muôn đời.
Một điều con người cần lưu ý là cho dù Đức Kitô đã đến để giải thoát, con người vẫn có tự do để chọn lựa hai lối sống. Nếu cứ dìm mình trong tội, con người sẽ có nguy cơ chết trong tội và xa lìa Thiên Chúa. Một ví dụ dẫn chứng: thuốc có thể giúp con người trị bệnh; nhưng bệnh nhân phải kiêng cữ thì mới có thể lành bệnh được. Nếu bệnh nhân ỷ đã có thuốc chữa, rồi cứ ăn uống bừa bãi, thuốc sẽ mất công hiệu, và bệnh sẽ trở nên nặng nề hơn.
2/ Phúc Âm: Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, sẽ bị đòn nhiều hơn.
2.1/ Ông chủ trao cơ nghiệp và quyền phân phát cho người quản gia: Người quản gia là người được ông chủ chọn; tuy ông có quyền trên các đầy tớ khác nhưng đối với chủ, ông vẫn là một đầy tớ. Nhiệm vụ của quản gia là coi sóc mọi sự trong nhà và mọi đầy tớ khi chủ vắng mặt; trong đó có nhiệm vụ cung cấp của ăn cho các gia nhân đúng giờ đúng lúc. Nhưng ai là quản gia trong câu truyện Chúa muốn nói ở đây?
Bấy giờ ông Phêrô hỏi: “Lạy Chúa, Chúa nói dụ ngôn này cho chúng con hay cho tất cả mọi người?” Chúa đáp: “Vậy thì ai là người quản gia trung tín và khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc?” Câu trả lời của Chúa Giêsu muốn ám chỉ các Tông Đồ. Các ông là những người được Chúa Giêsu tin tưởng, huấn luyện, và sai đi để rao giảng Tin Mừng. Các ông phải chịu trách nhiệm với Chúa về những người mà Chúa sai các ông đến để rao giảng. Nhưng câu trả lời cũng có thể mở rộng đến các Kitô hữu vì họ cũng là những nhà lãnh đạo trong gia đình và cộng đoàn.
2.2/ Thái độ của người quản gia: Ông có thể rơi vào một trong 2 thái độ:
(1) Thái độ trung thành và phần thưởng: Người quản gia trung thành là người biết chu tòan nhiệm vụ của mình khi chủ có mặt cũng như lúc chủ vắng mặt. Vì thái độ luôn trung thành nên không lạ khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy. Chúa Giêsu khen: “Thật là phúc cho anh ta. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình.” Ai trung thành trong việc nhỏ thì cũng sẽ trung thành trong việc lớn.
(2) Thái độ bất trung và hình phạt: Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: “Chủ ta còn lâu mới về,” và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín.
Và Chúa Giêsu tuyên án: Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta đã được Đức Kitô thanh tẩy mọi tội lỗi và được trang bị để sống công chính; nên chúng ta cần phải đoạn tuyệt làm nô lệ cho tội lỗi, để được tự do sống công chính.
– Đức Kitô đã dạy chúng ta mọi điều, ngay cả cách thức chuẩn bị cho tương lai, chúng ta hãy nghe theo những gì Ngài dạy bảo và chuẩn bị cho tương xứng. Người tín hữu đã được dạy dỗ và cho nhiều, nếu không chịu làm theo ý Chúa, sẽ phải chịu phán xét nặng nề hơn.
WEDNESDAY OF THE 29 OT1
Readings: Rom 6:12-18, 20b-21; Lk 12:39-48.
1/ Reading I: RSV Romans 6:12 Let not sin therefore reign in your mortal bodies, to make you obey their passions.
13 Do not yield your members to sin as instruments of wickedness, but yield yourselves to God as men who have been brought from death to life, and your members to God as instruments of righteousness.
14 For sin will have no dominion over you, since you are not under law but under grace.
15 What then? Are we to sin because we are not under law but under grace? By no means!
16 Do you not know that if you yield yourselves to any one as obedient slaves, you are slaves of the one whom you obey, either of sin, which leads to death, or of obedience, which leads to righteousness?
17 But thanks be to God, that you who were once slaves of sin have become obedient from the heart to the standard of teaching to which you were committed, 18 and, having been set free from sin, have become slaves of righteousness.
20 When you were slaves of sin, you were free in regard to righteousness.
21 But then what return did you get from the things of which you are now ashamed? The end of those things is death.
2/ Gospel: RSV Luke 12:39 But know this, that if the householder had known at what hour the thief was coming, he would not have left his house to be broken into.
40 You also must be ready; for the Son of man is coming at an unexpected hour.”
41 Peter said, “Lord, are you telling this parable for us or for all?”
42 And the Lord said, “Who then is the faithful and wise steward, whom his master will set over his household, to give them their portion of food at the proper time?
43 Blessed is that servant whom his master when he comes will find so doing.
44 Truly, I say to you, he will set him over all his possessions.
45 But if that servant says to himself, `My master is delayed in coming,’ and begins to beat the menservants and the maidservants, and to eat and drink and get drunk,
46 the master of that servant will come on a day when he does not expect him and at an hour he does not know, and will punish him, and put him with the unfaithful.
47 And that servant who knew his master’s will, but did not make ready or act according to his will, shall receive a severe beating.
48 But he who did not know, and did what deserved a beating, shall receive a light beating. Every one to whom much is given, of him will much be required; and of him to whom men commit much they will demand the more.
________________________________________
I. THEME: Put into practice what one knew.
The readings for today focus on practicing what people already knew, to benefit one’s life. In the first reading, Paul paid a special attention to two human positions: before and after receiving Christ. He advised the faithful to live according to the grace which Christ has brought to the faithful through his Passion and glorious Resurrection. If one intentionally immerses himself in sin as in his past, he will not be saved. In the Gospels, Jesus warned his disciples: They must live as faithful stewards in distributing of the mystery of salvation; if not, they will be punished more severe than those who do not know, when Jesus returns to judge.
II. ANALYSIS:
1 / Readings I: You are the slaves to whom you obey.
1.1 / The believer must break away with sin: “Let not sin therefore reign in your mortal bodies, to make you obey their passions. 13 Do not yield your members to sin as instruments of wickedness, but yield yourselves to God as men who have been brought from death to life, and your members to God as instruments of righteousness.”
(1) The legal status of people before and after Christ: Before Christ, human beings were completely under the law, and slavery to sin and death. They have no power to escape from these slaveries. When Christ comes, He freed people from the law, sin, and death. People, with the power of Christ’s grace, can escape these slaveries, to be free to live for God. St. Paul compared the state of the believer with the slave’s status: when a slave lives under his owner, he is completely dependent on his owner, and has no chance to escape from his slavery life, but when a ransom is paid to free him, the slave is now free to live for himself. The believers too, once liberated by Christ, they are no longer slaves to sin, but are free and are equipped to live for God.
(2) The inner status of people before and after Christ: Before Christ, people have no strength to resist the power of sin beside the law tells them that it is a sin, but it does not help people to overcome sin. When Christ comes, he gives grace to people so they can overcome sin. St. Paul ascertained that: “For sin will have no dominion over you, since you are not under law but under grace.”
Paul knew someone would question: “What then? Are we to sin because we are not under law but under grace?” and he answered: “By no means!” Paul meant with Christ’s appearance, sin and death no longer have absolute power on people; but if they reject a life according to grace by keep living in sins, they will not have salvation. This is the sin against the Holy Spirit which we discussed many times.
1.2 / The results of the two lifestyles: St. Paul explained: “Do you not know that if you yield yourselves to any one as obedient slaves, you are slaves of the one whom you obey, either of sin, which leads to death, or of obedience, which leads to righteousness?”
(1) The result of a life according to sin: When people are slaves to the law and sins, they have no power to escape sins and no way to become righteous. The result is death as God said to Moses when He gave the Ten Commandments to people.
(2) The result of a life according to grace: With Christ’s appearance, Christians become righteous because they believe in Christ. He gives them grace to live a holy life, and sets them free from death to inherit the eternal life.
One thing people must keep in mind is that even Christ came to liberate, people still have freedom to choose between the two lifestyles. If they choose to immerse in sins, they will be death and live far away from God. An example will help us to understand what Paul explained. Medicine can heal, but a patient must abstain from dangerous food in order to be healed. If a patient relies too much on the medicine and do not abstain, the medicine will loose its effect; and his disease will get worse.
2/ Gospel: That servant who knew his master’s will, but did not make ready or act according to his will, shall receive a severe beating.
2.1/ The owner handles his property and the right of distribution to his steward: A steward is chosen by his owner, though he has power over all other servants; but to his owner, he is still a servant. His duty is to manage all of business and servants in the household when his owner absents; one of his duties is to provide food for servants on time. Who is the servant whom Jesus wanted to imply here?
Peter said, “Lord, are you telling this parable for us or for all?”Jesus answered, “Who then is the faithful and wise steward, whom his master will set over his household, to give them their portion of food at the proper time?” Jesus’ answer implied his apostles. They are the ones who were chosen, trusted, trained, and sent out by Jesus to preach the Good News. They must be responsible before Christ about those whom he sent his disciples to preach. The answer can also be extended to all Christians for they are also leaders in their families and communities.
2.2/ The steward’s attitude: He can fall into one of these two attitudes:
(1) Faithfull and the reward: A faithfull steward is the one who fulfills his duties when his owner presents or absents. If a steward had that kind of attitude, it is no surprise to his owner when he suddenly shows up and finds him doing as such. Jesus praised this steward: “Truly, I say to you, he will set him over all his possessions;” because whoever was loyal to small things, also loyal to great things.
(2) Unfaithfull and the punishment: But if that servant thinks: “My master is delayed in coming, and begins to beat the menservants and the maidservants, and to eat and drink and get drunk,the master of that servant will come on a day when he does not expect him and at an hour he does not know, and will punish him, and put him with the unfaithful.”
And Jesus declared: “the servant who knew his master’s will, but did not make ready or act according to his will, shall receive a severe beating.But he who did not know, and did what deserved a beating, shall receive a light beating. Every one to whom much is given, of him will much be required; and of him to whom men commit much they will demand the more.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– We were purified by Christ from all our sins and equipped to live righteous, we must break off our slavery to sins in order to live righteouly.
– Jesus taught us all things, even the way we must prepare for our future. We should listen and and prepare for accordingly.
– Christians have been taught and equipped with graces; if they don’t follow God’s will, they will be judged more severe than those who are not.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP