Thứ Năm Tuần 23 TN1, Năm lẻ.
Bài đọc: Col 3:12-17; Lk 6:27-38.
1/ Bài đọc I: 12 Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại.13 Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.14 Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.15 Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.16 Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng.17 Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
2/ Phúc Âm: 27 “Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em,28 hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em.29 Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong.30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại.31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy.
32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ.
33 Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế.
34 Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng.
35 Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác.
36 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.
38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Bắt chước Đức Kitô để sống đời trọn lành.
Đạo không phải chỉ là những lễ nghi bên ngoài, nhưng là con đường nên trọn lành. Các Bài Đọc hôm nay đưa ra những lý do và dạy chúng ta trở nên trọn lành. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô đưa ra những lý do tại sao phải nên trọn lành: vì người tín hữu đã được tuyển chọn, thánh hiến, và yêu thương. Trong Phúc Âm, người tín hữu đã được trang bị để yêu kẻ thù bằng tình yêu Thiên Chúa đã phú bẩm trong tâm hồn; để họ có thể trở nên trọn lành như Cha trên trời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, thánh hiến, và yêu thương.
1.1/ Hãy tập luyện để sống nhân đức.
(1) Các tín hữu có khả năng để sống tốt lành: vì họ đã được tuyển chọn, thánh hiến, và yêu thương trong Đức Kitô. Họ đã được tuyển chọn để trở thành môn đệ của Đức Kitô và nghĩa tử của Thiên Chúa nhờ niềm tin vào Đức Kitô. Họ đã được thánh hiến qua hai giai đoạn: được thanh tẩy sạch mọi tội lỗi nhờ Máu Đức Kitô và được trang bị bằng 7 hồng ân của Thánh Thần để sống đời trọn lành. Họ đã được Thiên Chúa yêu thương bằng tình yêu Thiên Chúa; và chính nhân đức yêu thương này giúp các tín hữu có thể yêu thương mọi người.
Có những nhân đức Thiên Chúa ban trực tiếp cho con người như 3 nhân đức tin, cậy, và mến; có những nhân đức con người phải bỏ công luyện tập, điển hình là 4 nhân đức trụ. Gọi là 4 nhân đức trụ, vì con người phải đứng vững trên 4 cột trụ là: khôn ngoan, công bằng, can đảm, và tiết độ. Thánh Phaolô liệt kê 5 nhân đức mà người Kitô hữu phải có; đó là lòng thương cảm, tử tế, khiêm nhường, hiền hoà, và nhẫn nại. Năm nhân đức này đều là thành phần của 4 nhân đức trụ nêu trên.
(2) Hai nhân đức tối quan trọng:
+ Tha thứ: “Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.” Tha thứ luôn mang hai chiều kích của Thập Giá mà Đức Kitô là trung tâm: chiều dọc với Thiên Chúa và chiều ngang với tha nhân; không thể có chiều kích này mà không có chiều kích kia. Nếu một người đã được hòa giải với Thiên Chúa, mà vẫn không chịu hòa giải với anh em; mối hòa giải với Thiên Chúa sẽ trở thành vô hiệu.
+ Yêu thương: “Trên hết mọi nhân đức, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.” Đức bác ái chính là tình yêu Thiên Chúa chúng ta đã đề cập ở trên. Thánh Phaolô gọi đức bác ái là nhân đức cao trọng hơn hết mọi nhân đức, và là sợi dây liên kết mọi điều hoàn thiện. Không có nhân đức này, người tín hữu không thể trở nên trọn lành (I Cor 13).
1.2/ Hãy đặt Đức Kitô là trọng tâm của đời sống: Người Kitô hữu có sự bình an của Đức Kitô, vì họ đã được Ngài hòa giải với Thiên Chúa, và với mọi người. Thánh Phaolô mong ước các tín hữu hãy để sự bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn; vì trong một thân thể duy nhất, họ đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó.
Người Kitô hữu là môn đệ của Đức Kitô; vì thế họ phải để những lời dạy dỗ của Đức Kitô ngự giữa tâm hồn thật dồi dào phong phú. Họ phải dùng những lời của Đức Kitô để dạy dỗ và khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, họ phải đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thánh Thần linh hứng. Nói tóm, họ phải nhân danh Đức Kitô làm mọi sự như Phaolô khuyên nhủ: “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.”
2/ Phúc Âm: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em.
Trước tiên, chúng ta cần phân biệt 3 động từ yêu trong Hy-lạp: Thứ nhất, eran, để chỉ tình yêu trai gái; thứ hai, philein, để chỉ tình yêu giữa những người trong gia đình, hay tình bằng hữu; sau cùng, agapan, để chỉ thứ tình yêu chỉ có trong khuôn khổ của Kitô Giáo. Chúng ta đã đề cập đến thứ tình yêu này khi đề cập đến đức bác ái ở trên.
2.1/ Yêu kẻ thù: chỉ có thể được đòi hỏi nơi những người môn đệ của Đức Kitô; vì họ đã được trang bị làm chuyện đó. Chúa Giêsu không đòi chúng ta yêu kẻ thù với tình yêu trai gái hay tình yêu gia đình, vì làm như vậy là đi ngược lại tự nhiên; nhưng Ngài đòi chúng ta yêu kẻ thù bằng tình bác ái, vì Ngài đã phú bẩm vào linh hồn chúng ta nhân đức bác ái này, mà chúng ta thường gọi là đức mến, một trong ba nhân đức đối thần.
(1) Những điều cần làm cho kẻ thù: Yêu kẻ thù không phải chỉ xảy ra trong tư tưởng; mà phải được biểu tỏ bằng hành động cụ thể. Đức Kitô liệt kê một số điều cần làm:
– Làm ơn cho kẻ ghét anh em;
– Chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em;
– Cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em;
– Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa;
– Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong;
– Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại.
Nói tóm, nếu chúng ta muốn người ta làm gì cho mình, thì chúng ta cũng hãy làm cho người ta như vậy.
(2) Tại sao phải yêu thương kẻ thù: là để trở nên tốt lành như Cha trên trời là Đấng Tốt Lành, và để được phần thưởng đời sau. Chúa Giêsu đưa ra 3 lý luận:
– Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ.
– Nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế.
– Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng.
Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn, và hãy cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác. Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.
2.2/ Đừng xét đoán tha nhân nhưng hãy rộng lượng cho đi: Con người dễ xét đoán tha nhân theo những gì xảy ra bên ngoài; nhưng Chúa Giêsu truyền: “Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.” Đây là luật tổng quát cho mọi người; nhưng có những người có nhiệm vụ phải xét đoán như: các nhà lãnh đạo tinh thần, cha mẹ, bề trên… Khi phải xét đoán, những người này phải có đủ bằng chứng, phải hiểu rõ hoàn cảnh, và nhất là phải biết xét đoán cách rộng lượng như lời Chúa dạy: “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Vì đã được tuyển chọn, thánh hiến, và yêu thương, chúng ta không thể sống như một người tầm thường, nhưng cần tập luyện để sống đời nhân đức như Đức Kitô đã dạy.
– Yêu thương kẻ thù không phải chỉ là lời khuyên, mà là một lệnh truyền. Chúng ta đã được trang bị để có thể yêu thương kẻ thù.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
THURSDAY OF THE 23 OT1
Readings: Col 3:12-17; Lk 6:27-38.
1/ First Reading: RSV Colossians 3:12 Put on then, as God’s chosen ones, holy and beloved, compassion, kindness, lowliness, meekness, and patience, 13 forbearing one another and, if one has a complaint against another, forgiving each other; as the Lord has forgiven you, so you also must forgive. 14 And above all these put on love, which binds everything together in perfect harmony. 15 And let the peace of Christ rule in your hearts, to which indeed you were called in the one body. And be thankful. 16 Let the word of Christ dwell in you richly, teach and admonish one another in all wisdom, and sing psalms and hymns and spiritual songs with thankfulness in your hearts to God. 17 And whatever you do, in word or deed, do everything in the name of the Lord Jesus, giving thanks to God the Father through him.
2/ Gospel: RSV Luke 6:27 “But I say to you that hear, Love your enemies, do good to those who hate you, 28 bless those who curse you, pray for those who abuse you. 29 To him who strikes you on the cheek, offer the other also; and from him who takes away your coat do not withhold even your shirt. 30 Give to everyone who begs from you; and of him who takes away your goods do not ask them again. 31 And as you wish that men would do to you, do so to them. 32 “If you love those who love you, what credit is that to you? For even sinners love those who love them. 33 And if you do good to those who do good to you, what credit is that to you? For even sinners do the same. 34 And if you lend to those from whom you hope to receive, what credit is that to you? Even sinners lend to sinners, to receive as much again. 35 But love your enemies, and do good, and lend, expecting nothing in return; and your reward will be great, and you will be sons of the Most High; for he is kind to the ungrateful and the selfish. 36 Be merciful, even as your Father is merciful. 37 “Judge not, and you will not be judged; condemn not, and you will not be condemned; forgive, and you will be forgiven; 38 give, and it will be given to you; good measure, pressed down, shaken together, running over, will be put into your lap. For the measure you give will be the measure you get back.”
________________________________________
I. THEME: Let imitate Christ so we can live a perfect life.
Religion is not purely about outside ceremonies, but the way to help people to be perfect. Christ demands us to be perfect as our heavenly Father is perfect. In order to meet this goal, we need to follow what Christ teaches us and daily train ourselves to acquire all necessary virtues.
Today readings give us reasons why we need to be perfect and teach us the way to attain it. In the first reading, the author of the Letter to the Colossians gave us reasons to be perfect: because we are selected, sanctified and loved. In the Gospel, Jesus revealed that we are equipped to love our enemy by the love which God bestows on our soul so we can be perfect as our heavenly Father.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Above all these put on love, which binds everything together in perfect harmony.
1.1/ Train to have necessary virtues:
(1) The faithful are equipped to live a good life since they are selected, sanctified and love in Christ: They are selected to be Christ’s disciples and God’s children by their faith in Christ. They are sanctified through two periods: they are purified from sins by Christ’s blood and are equipped by the Holy Spirit’s seven gifts to live a perfect life. The faithful are loved by God, and He also gives them this love so they might use it to love everyone.
In the faithful’s virtuous life, there are three theological virtues which God directly gives to the faithful; there are also virtues which the faithful must train themselves to acquire them; for examples, the four cardinal virtues. We call them the cardinal virtues because the faithful must firmly stand on these four virtues which are: prudence, justice, fortitude and temperance in order to have a good life. In today passage, the author listed out five virtues which the faithful must have, they are: compassion, kindness, lowliness, gentleness and perseverance. According to St. Thomas Aquinas, these five virtues are members of the four cardinal virtues.
(2) Two most important virtues:
– Forgiveness: The author advised his faithful, “Forbearing one another and, if one has a complaint against another, forgiving each other; as the Lord has forgiven you, so you also must forgive.” Forgiveness always has two dimensions which are expressed by the symbol of Christ’s cross: the vertical dimension with God and the horizontal with others; there can’t be one dimension without the other. If a person was reconciled with God, he must be reconciled with others; if not, his reconciliation with God shall be rendered as ineffective.
– Love: This is one of the three theological virtues and the most important virtue as the author advised his faithful, “And above all these put on love, which binds everything together in perfect harmony.” Love is above all virtues because it binds all goodness together; without this virtue, the faithful can’t be perfect. They can’t have other virtues without this virtue (Cf. 1 Cor 13).
1.2/ The faithful must put Christ as the center of their life: The faithful have peace because Christ reconciled them with God and others by forgiving all their sins. St. Paul wishes the faithful should let Christ’s peace control their mind because they are called to enjoy that peace as members of Christ’s body.
Since the faithful are Christ’s disciples, they must let Christ’s teaching to dwell in their heart. Then, they must wisely use it to teach and to admonish each other. To show their gratitude, they must sing psalms and hymns and spiritual songs with thankfulness in their hearts to God. In short, they must do everything in Christ’s name as Paul advised them, “Whatever you do, in word or deed, do everything in the name of the Lord Jesus, giving thanks to God the Father through him.”
2/ Gospel: Love your enemies and do good to those who persecuted you.
An analysis about words shall help us to better understand Jesus’ requirements in this passage. In Greek, there are three verbs used for love:
(1) To express romantic love between a male and a female, they use the verb “eran.”
(2) To express familial love between members of a family or between friends, they use the verb “filein.”
(3) To express love between the faithful who believe in Christ as used in today passage, the evangelists use the verb “agapan.” This verb is only used in the context of the Christianity.
People can’t love their enemies in the first meaning, because they can’t love them by romantic love. They can’t love them in the second meaning because it is against the nature. But they can love their enemies in the third meaning, with God’s love. This love depends not only on the heart but also more on the will. With the love that comes from God, the faithful can do impossible things as Jesus demanded in today passage, “Love your enemies, do good to those who hate you, bless those who curse you, pray for those who mistreat you. To the person who strikes you on one cheek, offer the other one as well, and from the person who takes your cloak, do not withhold even your tunic. Give to everyone who asks of you, and from the one who takes what is yours do not demand it back.”
When we had just heard about Jesus’ teaching, we think they are very similar to the wisdom or doctrine of other religions; for example, the Confucius’ teaching which many people regard them as the Golden Rule or Reciprocal Rule which stated “Never impose on others what you would not choose for yourself” (Analects XV.24, tr. David Hinton). But if we carefully analyze them, we will see they are very different and better than all doctrines from beginning to now. Jesus’ teaching is positive, “Do to others what you want them to do for you” while Golden Rule is only negative, “Never impose on others what you would not choose for yourself.” The positive rule is more difficult than the negative rule; the faithful must be permeated by God’s love before they can do what Jesus demanded.
Why does Jesus demand his disciples to do such a difficult task?” Jesus gave a reason which is to become like God, “If you lend money to those from whom you expect repayment, what credit is that to you? Even sinners lend to sinners, and get back the same amount. But rather, love your enemies and do good to them, and lend expecting nothing back; then your reward will be great and you will be children of the Most High, for He himself is kind to the ungrateful and the wicked.Be merciful, just as also your Father is merciful.” To be God’s children must be different than others’ children. If the faithful only love those who love them and return favor to those who do favor to them, they aren’t different with sinners.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Since we were selected, sanctified and love, we can’t live as ordinary people; but to train ourselves to live a virtuous life as Christ teaches us.
– To love our enemy isn’t an advice; but a command. We are equipped to be able love our enemy.