Bài đọc: Heb 9:15, 24-28; Mk 3:22-30.
1/ Bài đọc I: 15 Bởi vậy, Người là trung gian của một Giao Ước Mới, lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ, và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa đã hứa.
24 Quả thế, Đức Ki-tô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta.
25 Người vào đó, không phải để dâng chính mình làm của lễ nhiều lần, như vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài khác mà vào cung thánh.
26 Chẳng vậy, Người đã phải chịu khổ hình nhiều lần, từ khi thế giới được tạo thành. Nhưng nay, vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình.
27 Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét.
28 Cũng vậy, Đức Ki-tô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người.
2/ Phúc Âm: 22 Còn các kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống thì lại nói rằng Người bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.
24 Người liền gọi họ đến, dùng dụ ngôn mà nói với họ: “Xa-tan làm sao trừ Xa-tan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền;
25 nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững.
26 Vậy Xa-tan mà chống Xa-tan, Xa-tan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số.
27 Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó.
28 “Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha.
29 Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời”.
30 Đó là vì họ đã nói “ông ấy bị thần ô uế ám.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Chúa Giêsu đến để tiêu diệt tội lỗi và các việc làm của ma quỉ.
Trong hành trình đi tìm sự thật, con người phải để tâm hồn rộng mở, suy xét cẩn thận, và theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần là nguồn mạch mọi sự thật. Điều nguy hiểm nhất là tội ngoan cố trong sự sai trái của mình, tin hay tố cáo người khác những gì ngược lại với sự thật.
Các Bải Đọc hôm nay tập trung trong những gì Chúa Giêsu làm để tiêu diệt tội lỗi và chuẩn bị cho con người được xứng đáng lãnh nhận Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa. Trong Bài Đọc I, tác giả Thư Do-Thái so sánh hiệu quả của Giao Ước cũ và mới. Giao Ước cũ không thể cất đi các tội của con người vì máu chiên bò không đủ mạnh để làm chuyện đó. Giao Ước mới có thể tẩy sạch tội của con người vì máu Chúa Giêsu, dù chỉ đổ một lần; và làm cho con người được giao hòa với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, các Kinh-sư tố cáo Chúa Giêsu “bị quỷ vương Beezebul ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.” Chúa Giêsu vạch ra sự sai trá của lời tố cáo này.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Người tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình.
1.1/ Sự khác biệt giữa hai Giao Ước: Tác giả đã nói lý do tại sao Giao Ước mới hòan hảo hơn Giao Ước cũ; giờ đây ông chỉ lặp lại những gì đã nói: (1) Chúa Giêsu là trung gian của một Giao Ước Mới; (2) Ngài lấy cái chết của mình mà chuộc tội lỗi người ta đã phạm trong thời giao ước cũ; và đem lại cho những ai được Thiên Chúa kêu gọi quyền lãnh nhận gia nghiệp vĩnh cửu Thiên Chúa đã hứa; (3) Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy chỉ là hình bóng của cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta.
1.2/ Chúa Giêsu chỉ hiến tế một lần là đủ: Theo Giao Ước cũ, vị thượng tế mỗi năm phải đem theo máu của loài vật mà vào cung thánh để đền tội cho mình và cho dân. Theo Giao Ước mới, Thượng Tế Giêsu không phải dâng chính mình làm của lễ nhiều lần. Chẳng vậy, Người đã phải chịu khổ hình nhiều lần, từ khi thế giới được tạo thành. Nhưng nay, vào kỳ kết thúc thời gian, Người đã xuất hiện chỉ một lần, để tiêu diệt tội lỗi bằng việc hiến tế chính mình.
Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét. Cũng vậy, Đức Kitô đã tự hiến tế chỉ một lần, để xoá bỏ tội lỗi muôn người. Người sẽ xuất hiện lần thứ hai, nhưng lần này không phải để xoá bỏ tội lỗi, mà để cứu độ những ai trông đợi Người.
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu phải có quyền năng mạnh hơn Satan.
Trình thuật hôm nay của Marcô tiếp tục trình thuật “Chúa Giêsu bị thân nhân bắt đem về nhà,” vì họ nghĩ Ngài đã hóa điên. Chúng ta đã nói tới lý do Chúa Giêsu đã quá yêu thương con người, nên Ngài dành hết mọi thời gian để dạy dỗ và chữa lành dân chúng, đến nỗi Ngài không còn thời giờ ăn uống. Các Kinh-sư trong trình thuật hôm nay đến từ kinh-đô Jerusalem, có lẽ đã được nghe báo cáo từ các Kinh-sư địa phương, buộc tội Ngài: “Người bị quỷ vương Beelzebul ám và Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”
2.1/ Chúa Giêsu trả lời 2 tố cáo của họ:
(1) Người bị quỷ vương Beelzebul ám: Beelzebul là Syriac phiên dịch của chữ Do-Thái Baalzebub. Trong Phúc Âm Nhất Lãm, từ này được dùng để chỉ tướng quỉ, Satan. Từ này được dùng ở đây và trong Mt 10:25, không thông dụng bằng Satan.
Chúa Giêsu dùng lý luận triệt tam ở đây: một vật không thể vừa có vừa không một lúc. Satan không thể vừa là quỉ, vừa không là quỉ được. Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà nói với họ: “Satan làm sao trừ Satan được? Nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ, nhà ấy không thể vững. Vậy Satan mà chống Satan, Satan mà tự chia rẽ, thì không thể tồn tại, nhưng đã tận số.” Chúa Giêsu không thể nào bị đồng hóa với Satan, vì Ngài luôn luôn đối chọi chúng. Ngài đến để tiêu diệt chúng và giải thóat con người khỏi mọi tội lỗi do chúng gây ra.
(2) Người dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ: Trong một nước, người có quyền hành nhất là Vua, người cai trị dân chúng. Nếu một người nước khác tới bắt nạt dân chúng, người đó phải đương đầu với quyền lực của nhà Vua. Chúa Giêsu cũng đưa một ví dụ tương tự: “Không ai vào nhà một người mạnh mà có thể cướp của được, nếu không trói người mạnh ấy trước đã, rồi mới cướp sạch nhà nó.”
Tương tự, quỉ vương hay Satan, là người lãnh đạo các quỉ. Nếu Chúa Giêsu động đến các quỉ nhỏ là động đến chính Satan. Chúa Giêsu có quyền lực mạnh trên cả Satan, nên Ngài không sợ ngay cả chính Satan, huống hồ gì là các thần ô uế của nó. Vì thế, các tố cáo của các Kinh-sư không có lý do vững chắc.
2.2/ Tội phạm đến Chúa Thánh Thần: “Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.”
(1) Tội nào là tội phạm đến Chúa Thánh Thần? Trước tiên, Chúa Thánh Thần là sự thật; vai trò của Ngài là giúp cho con người nhận ra sự thật từ sự giả trá. Nếu sau khi đã được Chúa Thánh Thần dạy bảo nhiều lần, một người vẫn ngoan cố không nhận ra sự thật, hay tệ hơn, cho sự gian trá là sự thật; người đó đã phạm đến Chúa Thánh Thần. Ví dụ: trong cuộc tranh luận của Chúa Giêsu với các Kinh-sư, Chúa Giêsu đã lấy quyền năng của Thiên Chúa khai trừ thần ô uế ra khỏi con người. Sau khi đã được Chúa Giêsu cắt nghĩa cẩn thận bên ngòai và Chúa Thánh Thần soi sáng bên trong, mà các Kinh-sư vẫn chối từ sự thật và ngoan cố cho Chúa Giêsu là “bị các thần ô uế ám;” họ đã phạm đến Chúa Thánh Thần.
(2) Tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần không được tha? Điều kiện để được tha tội là con người phải nhận ra những tội của mình, ăn năn xám hối, và thú nhận tội lỗi của mình. Vì người phạm đến Chúa Thánh Thần không nhận ra mình có tội, nên cũng chẳng cần ăn năn xám hối và thú tội. Với một thái độ như thế, làm sao tội có thể được tha?
Vấn đề của nhiều người thời nay là thái độ tự cho mình là công chính; họ mất hết ý thức về tội lỗi, và không còn cho điều gì là tội nữa. Nếu những người này cứ giữ thái độ ngoan cố như thế cho tới chết, họ đã phạm đến Chúa Thánh Thần.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúa Giêsu là Thượng Tế đã dâng hy lễ là chính thân thể Ngài để tiêu diệt tội lỗi và gánh tội cho con người; nhờ đó, con người đã được hòa giải với Thiên Chúa.
– Chúng ta phải suy xét cẩn thận trước khi phán xét kẻ khác để tránh những mâu thuẫn và phán xét không có cơ sở. Phải tránh xa những phán xét vì ghen tương và sợ người khác hơn mình.
– Chúng ta phải luôn mở rộng tâm hồn để đón nhận sự thật; và nhất là theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần bên trong.
Monday – Third Week – OT1
Readings: Heb 9:15, 24-28; Mk 3:22-30.
1/ Reading I: NAB Hebrews 9:15 For this reason he is mediator of a new covenant: since a death has taken place for deliverance from transgressions under the first covenant, those who are called may receive the promised eternal inheritance. 24 For Christ did not enter into a sanctuary made by hands, a copy of the true one, but heaven itself, that he might now appear before God on our behalf. 25 Not that he might offer himself repeatedly, as the high priest enters each year into the sanctuary with blood that is not his own; 26 if that were so, he would have had to suffer repeatedly from the foundation of the world. But now once for all he has appeared at the end of the ages to take away sin by his sacrifice. 27 Just as it is appointed that human beings die once, and after this the judgment, 28 so also Christ, offered once to take away the sins of many, will appear a second time, not to take away sin but to bring salvation to those who eagerly await him.
2/ Gospel: NAB Mark 3:22 The scribes who had come from Jerusalem said, “He is possessed by Beelzebul,” and “By the prince of demons he drives out demons.” 23 Summoning them, he began to speak to them in parables, “How can Satan drive out Satan? 24 If a kingdom is divided against itself, that kingdom cannot stand. 25 And if a house is divided against itself, that house will not be able to stand. 26 And if Satan has risen up against himself and is divided, he cannot stand; that is the end of him. 27 But no one can enter a strong man’s house to plunder his property unless he first ties up the strong man. Then he can plunder his house. 28 Amen, I say to you, all sins and all blasphemies that people utter will be forgiven them. 29 But whoever blasphemes against the holy Spirit will never have forgiveness, but is guilty of an everlasting sin.” 30 For they had said, “He has an unclean spirit.”
________________________________________
I. THEME: Jesus comes to destroy sins and devil’s works.
In the journey for the truth, people need to have an open mind, to carefully think and to follow the Holy Spirit’s guidance, the source of all truth. The most danger is the stubbornness in their falsity and the accusation of those who follow the truth.
Today readings center on what Jesus did to destroy sins and to prepare for people to receive salvation from God. In the first reading, the author of the Letter to the Hebrews compared the old with the new covenant’s effect. According to him, the old covenant can’t take away all human sins because the animal’s blood isn’t strong enough to do it. The new covenant can redeem all human sins because it is ratified with Jesus’ blood, though it was poured only once, and can reconcile people to God. In the Gospel, the scribes accused Jesus of being possessed by Beelzebul and “by the prince of demons he drives out demons.” Jesus pointed out the falsities of these accusations.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Jesus destroyed sins by sacrificing of himself.
1.1/ The differences between the two covenants: The author already gave the reasons why the new is more perfected than the old covenant; he now only repeated what he said before: First, Jesus is the new covenant. Secondly, he used his death to redeem the sins which people committed during the old covenant, and to bring to those who are called by God the right to inherit the eternal inheritance which He promised. Lastly, Jesus didn’t enter the sanctuary made by human hands because that sanctuary is only “a copy of the true one, but heaven itself, that he might now appear before God on our behalf.”
1.2/ Christ only sacrificed once for all: According to the old covenant, each year the high priest must use the animal blood in the Most Holy to redeem his and people’s sins. According to the new covenant, Christ, the High Priest doesn’t need to sacrifice himself as an offering many times. Otherwise, he must sacrifice many times, from the foundation of the world. “But now once for all he has appeared at the end of the ages to take away sin by his sacrifice.”
“Just as it is appointed that human beings die once, and after this the judgment, so also Christ, offered once to take away the sins of many, will appear a second time, not to take away sin but to bring salvation to those who eagerly await him.”
2/ Gospel: Jesus is much stronger than Satan.
Today passage of Mark continued the event that Jesus was seized by his relatives because they thought he was out of his mind. We mentioned the reason why Jesus spent all of his time to educate and to heal people to the point that he had no time to eat, is because he loved people so much. The scribes in today report came from Jerusalem, they might hear the report from the local scribes, and they condemned him of two things: “He is possessed by Beelzebul, and by the prince of demons he casts out the demons.”
2.1/ Jesus answered their two accusations.
(1) Being possessed by Beelzebul: Beelzebul is the Syriac translation of Baalzebub. In the Synoptics, this word was used for Satan, the prince of devils. This title isn’t popular as the title Satan.
To counter them, Jesus used the principle of excluded middle which states: “one thing can’t be being and non-being at one moment.” Jesus wanted to tell them that Satan can’t be and not to be the devil, when he said: “How can Satan cast out Satan? If a kingdom is divided against itself, that kingdom cannot stand. And if a house is divided against itself, that house will not be able to stand. And if Satan has risen up against himself and is divided, he cannot stand, but is coming to an end.” Jesus can’t be identified with Satan because he always opposes him. He comes to destroy them and liberate people from their power.
(2) Using the prince of demons to cast out the demons: In the nation, the highest man is the king, the ruler of people. If one from another country comes to oppress his people, that one must face the king. Jesus gave them a similar example: “No one can enter a strong man’s house and plunder his goods, unless he first binds the strong man; then indeed he may plunder his house.” Similarly, Satan is the leader of all devils. If Jesus puts his hand on one devil, he must face Satan’s power. Jesus has a stronger power than Satan, he isn’t afraid of Satan himself, let alone his members. Therefore, the scribes’ accusation is wrong.
2.2/ The sin against the Holy Spirit
(1) Which sin is against the Holy Spirit: First of all, the Holy Spirit is the truth; his role is to help people to recognize all falsities. If one is helped by him to recognize the truth many times, but still denies the truth, or worse to consider the falsity is the truth, that one sins against the Holy Spirit. In today passage, Jesus used God’s power to expel an unclean spirit from a man, he also dialogued with people to help them to recognize the falsity of the scribes’ accusation, and the Holy Spirit enlightened them from inside to recognize the truth; but the scribes still denied the truth and ridiculed Jesus as being possessed by unclean spirits, they committed a sin against the Holy Spirit.
(2) Why the sin against the Holy Spirit can’t be forgiven: The condition to be forgiven is people must recognize, repent and confess their sin. The one who sins against the Holy Spirit doesn’t recognize his sin to repent and to confess; that is why his sin can’t be forgiven. This is the problem of many modern people; they lost their consciousness of sins and don’t regard anything as sins. With such an attitude, they sin against the Holy Spirit and can’t be forgiven.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Jesus, as the High Priest, offered a sacrifice which is his body to destroy sins and to redeem sins for people; by this act, people are reconciled with God.
– We need to carefully think before judging others to avoid contradictory and wrong judgment. We need to refrain judgments from jealousy and protecting ourselves.
– We need to open up our mind to welcome truth, especially to follow the Holy Spirit’s guidance.
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.