Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Hai Tuần 28 TN1

Thứ Hai Tuần 28 TN1
Bài đọc: Rom 1:1-7; Lk 11:29-32.
1/ Bài đọc I: 1 Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.
2 Tin Mừng ấy, xưa Người đã dùng các ngôn sứ của Người mà hứa trước trong Kinh Thánh.
3 Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
4 Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.
5 Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.
6 Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô.
7 Kính gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và bình an.
2/ Phúc Âm: 29 Khi dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giê-su bắt đầu nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na.
30 Quả thật, ông Giô-na đã là một dấu lạ cho dân thành Ni-ni-vê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.
31 Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Sa-lô-môn; mà đây thì còn hơn vua Sa-lô-môn nữa.
32 Trong cuộc Phán Xét, dân thành Ni-ni-vê sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Giô-na rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Giô-na nữa.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy biết lắng nghe, học hỏi, và rao giảng Tin Mừng.
Có những người tuy tội lỗi, cứng đầu; nhưng họ chỉ cần Thiên Chúa cho một cơ hội, là họ đã biết nắm lấy để sinh lợi ích cho họ và cho Thiên Chúa. Có những người Thiên Chúa ban cho hết cơ hội này đến cơ hội khác; nhưng họ vẫn không biết lợi dụng, lại còn đòi thêm cơ hội hay bằng chứng trước khi tin tưởng vào Ngài. Chúng ta biết Thiên Chúa yêu thương luôn cho chúng ta nhiều cơ hội để được hưởng ơn cứu độ; bổn phận của chúng ta là hãy biết tận dụng những cơ hội đó, đừng khinh thường chúng, vì chúng ta không biết còn có cơ hội nữa hay không!
Các Bài Đọc hôm nay đặt trọng tâm trong việc lắng nghe, học hỏi, và rao giảng Tin Mừng. Trong Bài Đọc I, Phaolô biết lợi dụng cơ hội Đức Kitô ban cho, khi ông bị ngã ngựa trên đường đi Damascus bách hại các tín hữu tin vào Đức Kitô. Phaolô nhận ra ân sủng và sứ vụ của Đức Kitô trao, để rao giảng Tin Mừng đến các dân ngoại. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu so sánh sự đáp trả hời hợt của khán giả của Ngài với sự đáp trả nồng nhiệt và chân thành của dân thành Nineveh và nữ hoàng Phương Nam. Mục đích của Ngài là nhắc nhở cho khán giả hãy biết lợi dụng cơ hội đang có, trước khi phải trả giá đắt trong Ngày Phán Xét.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tin Mừng quan trọng cho cả Phaolô lẫn các tín hữu Rôma.
1.1/ Ơn gọi rao giảng Tin Mừng của Phaolô: Trình thuật hôm nay vạch ra cho chúng ta những gì mà thánh Phaolô sẽ nói đến chi tiết trong Thư gởi tín hữu Rôma. Sáu điều quan trọng đó là:
(1) Phaolô là tôi tớ (doulos) của Đức Kitô: ”Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Giêsu Kitô.” Danh xưng mà Phaolô thường gọi Đức Kitô là Thầy (Kurios) và xưng mình là người tôi tớ. Các ngôn sứ trong lịch sử cũng nhiều lần gọi Thiên Chúa là Thầy và xưng mình là tôi tớ (Jos 1:2, 24:29, Amo 3:7, Jer 7:25). Họ hãnh diện tuyên xưng họ là tôi tớ của Thiên Chúa.
(2) Ơn gọi của Phaolô: ”Tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa.” Trong Cựu Ước, nhiều người cũng đã đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa, như Abraham (Gen 12:1-3), Moses (Exo 3:10), Isaiah (6:8-9), và Jeremiah (1:4-5). Phaolô muốn nhấn mạnh đến ơn gọi mà Thiên Chúa muốn; chứ không phải ơn gọi mà con người muốn.
(3) Tin Mừng đã được loan báo bởi các ngôn sứ trong Kinh Thánh: Các tiên-tri như Micah, Isaiah, Sophoniah, Jeremiah… đã nhiều lần tiên báo về sự xuất hiện của Đấng Thiên Sai. Đức Kitô làm trọn những gì mà các tiên-tri loan báo.
(4) Đức Kitô đã nhập thể: ”Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” Đức Kitô vừa là Con Thiên Chúa, vừa là con người mặc xác phàm.
(5) Đức Kitô đã sống lại: ”Nhưng xét như Đấng đã từ cõi chết sống lại nhờ Thánh Thần, Người đã được đặt làm Con Thiên Chúa với tất cả quyền năng.” Đức Kitô phục sinh vinh hiển là trọng tâm của Tin Mừng mà Phaolô rao giảng. Nếu Đức Kitô không sống lại, đức tin của chúng ta hóa ra vô ích.
(6) Tin Mừng cứu độ được loan truyền cho Dân Ngoại: ”Nhờ Người, chúng tôi đã nhận được đặc ân và chức vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ.” Thánh Phaolô đã không hiểu điều này khi ngài bắt bớ các tín hữu; nhưng Đức Kitô đã mặc khải điều này cho Phaolô.
1.2/ Ơn cứu độ dành cho mọi người trong thành phố Rôma: “Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giêsu Kitô. Kính gửi tất cả anh em ở Rôma, những người được Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân thánh. Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an.”
Rôma là một cộng đoàn không do Phaolô thiết lập; nhưng lại giữ một vị trí hết sức quan trọng. Rôma sẽ trở nên trung tâm của Giáo Hội sau này; và Phaolô được Đức Kitô báo trước ông sẽ làm chứng cho Ngài tại Rôma.
2/ Phúc Âm: Đức Kitô khôn ngoan hơn vua Solomon và đáng quí trọng hơn Jonah.
2.1/ Dấu lạ Jonah cho dân thành Nineveh: Khi dân chúng tụ họp đông đảo, Đức Giêsu bắt đầu nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Jonah. Quả thật, ông Jonah đã là một dấu lạ cho dân thành Nineveh thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy.”
Đọc Sách tiên-tri Jonah, khi Thiên Chúa truyền cho ông đi rao giảng lần thứ nhất, ông không chịu đi và trốn Thiên Chúa đáp tàu đi xứ khác. Thiên Chúa làm cho gió bão nổi lên và Jonah đã phải xin thủy thủ vứt ông xuống biển để tránh gió bão. Ông bị một con cá lớn muốt vào bụng trong ba ngày ba đêm, trước khi cá mửa ông ra và mang ông vào bờ. Chúa Giêsu muốn nói Ngài cũng cho thế hệ của Ngài một dấu lạ như Jonah: Ngài sẽ ở trong mồ ba ngày ba đêm, và sẽ sống lại vinh hiển trong ngày thứ ba.
Khi Thiên Chúa truyền lần thứ hai, Jonah mới chỉ miễn cưỡng đi rao giảng cho dân thành Nineveh mới chỉ có một ngày; thế mà toàn thành, từ vua quan đến dân chúng và ngay cả súc vật đã ăn năn xám hối và tin vào Thiên Chúa. Vì vậy, Chúa Giêsu tuyên bố: ”Trong cuộc Phán Xét, dân thành Nineveh sẽ chỗi dậy cùng với thế hệ này và sẽ kết án họ, vì xưa dân ấy đã sám hối khi nghe ông Jonah rao giảng; mà đây thì còn hơn ông Jonah nữa.” Chúa đã cho người đương thời với Chúa biết bao cơ hội để nghe những lời giảng dạy của Ngài; thế mà họ vẫn lòng chai dạ đá, không chịu ăn năn thống hối và tin vào những gì Ngài dạy bảo. Vì thế, kẻ tố cáo họ không phải là Ngài, mà là dân thành Nineveh, vì họ chỉ có cơ hội một lần duy nhất.
2.2/ Sự khôn ngoan của vua Solomon cho nữ hoàng Phương Nam: Đọc Sách Khôn Ngoan, chúng ta thấy nữ hoàng Phương Nam, khi nghe sự khôn ngoan nổi tiếng của vua Solomon, Bà đã thân hành vượt đường xa, lặn lội tới với những lễ vật triều cống để có thể nghe trực tiếp những lời khôn ngoan phán ra từ miệng vua Solomon. Thế mà Đức Kitô là chính sự khôn ngoan của Thiên Chúa đang đứng trước mặt họ, mặc khải những sự khôn ngoan của Thiên Chúa cho họ cách nhưng không, họ lại coi thường Ngài.
Chúa Giêsu có ý muốn nói với khán giả của Ngài: ”Trong cuộc Phán Xét, nữ hoàng Phương Nam sẽ đứng lên cùng với những người của thế hệ này và bà sẽ kết án họ, vì xưa bà đã từ tận cùng trái đất đến nghe lời khôn ngoan của vua Solomon; mà đây thì còn hơn vua Solomon nữa.” Bà sẽ kết án họ chứ không phải Ngài; vì Bà phải vất vả đường xa cộng với bao nhiêu tốn kém để chỉ được nghe vua Solomon rao giảng một lần.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Hãy biết nắm lấy cơ hội khi nó tới để học hỏi và thi hành những gì Thiên Chúa dạy. Khi cơ hội đã qua, chúng ta không biết có còn cơ hội nào khác không. Hơn nữa, điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời là được biết Thiên Chúa và thi hành những gì Ngài dạy; tại sao không lợi dụng cơ hội để biết Ngài càng sớm càng tốt.
– Chúng ta phải dành thời gian để học hỏi và thi hành những gì Đức Kitô dạy dỗ trong Tin Mừng, vì những lời này có uy quyền mang lại hạnh phúc và ơn cứu độ cho mọi người.

MONDAY OF THE 28 OT1

Reading 1: (Rom 1:1-7)
Paul, a slave of Christ Jesus,
called to be an Apostle and set apart for the Gospel of God,
which he promised previously through his prophets in the holy Scriptures,
the Gospel about his Son, descended from David according to the flesh,
but established as Son of God in power
according to the Spirit of holiness
through resurrection from the dead, Jesus Christ our Lord.
Through him we have received the grace of apostleship,
to bring about the obedience of faith,
for the sake of his name, among all the Gentiles,
among whom are you also, who are called to belong to Jesus Christ;
to all the beloved of God in Rome, called to be holy.
Grace to you and peace from God our Father
and the Lord Jesus Christ.
Gospel: (Lk 11:29-32)
While still more people gathered in the crowd, Jesus said to them,
“This generation is an evil generation;
it seeks a sign, but no sign will be given it,
except the sign of Jonah.
Just as Jonah became a sign to the Ninevites,
so will the Son of Man be to this generation.
At the judgment
the queen of the south will rise with the men of this generation
and she will condemn them,
because she came from the ends of the earth
to hear the wisdom of Solomon,
and there is something greater than Solomon here.
At the judgment the men of Nineveh will arise with this generation
and condemn it,
because at the preaching of Jonah they repented,
and their is something greater than Jonah here.”
________________________________________

I. THEME: Make an effort to listen, to study, and to proclaim the Good News.
There are some who were deeply in sins; but when God gave them an opportunity to repent, they conversed and used the remaining of their life for the glory of God. There are some whom God gave so many opportunities; they did not take advantage of them, they demanded more opportunities or proofs to believe in Him. The compassionate God always gives us many chances to repent and to inherit salvation; our duty is to take advantage of these chances. Do not ignore them because we don’t know if we will have more chances.
Today readings center around the listening, studying, and proclaiming of the Good News. In the first reading, St. Paul took advantage the opportunity Christ gave to him when he was on the way to Damascus to persecute Christians. Paul recognized God’s love, grace, and mission which Christ gave to him in proclaiming the Good News to the Gentiles. In the Gospel, Jesus compared his audience’s indifference with the jealous and sincere attitude of the Ninevites and the queen of the south. His purpose is to remind them to take full advantage of opportunities they are having before they have to pay a dearly price on the Last Judgment Day.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The Good News is important to both Paul and the Romans.
1.1/ Paul’s vocation is to preach the Good News: Today report outlined what Paul will expound in details in the Letter to the Romans. There are six important points.
(1) Paul is a Christ’s servant: Paul called Christ “Kurios” which means “Master;” and called himself “doulos” which means “servant or slave.” In the Old Testament, many leaders and prophets also called God “Master” and called themselves “servants” (Jos 1:2, 24:29; Amo 3:7; Jer 7:25). They were proudly to call themselves as God’s servants.
(2) Paul’s vocation: He was “called to be an Apostle and set apart for the Gospel of God.” In the Old Testament, many leaders and prophets also responded to God’s call, such as Abraham
(Gen 12:1-3), Moses (Exo 3:10), Isaiah (Isa 6:8-9), and Jeremiah (Jer 1:4-5). Paul wanted to insist that it is a God’s call; not what people would like to do.
(3) “The Gospel which he promised previously through his prophets in the holy Scriptures”: Many prophets, such as Micah, Isaiah, Sophoniah, Jeremiah… often announced the coming of the Messias. Christ came to fulfill the prophets’ prophecy.
(4) Christ’s Incarnation: “The Gospel about his Son, descended from David according to the flesh, but established as Son of God in power according to the Spirit of holiness.” Christ is both the Son of God and the Son of man.
(5) Christ’s resurrection: is the center of the Good News which St. Paul proclaimed. If Christ did not resurrect, our faith will be useless. Because he resurrected, we hope to be arisen with him.
(6) The Good News of salvation is announced to the Gentiles: “Through him we have received the grace of apostleship, to bring about the obedience of faith, for the sake of his name, among all the Gentiles.” Paul did not understand this point when he persecuted Christians on the way to Damascus; but Christ had revealed this plan and chosen him to be the apostle of the Gentiles.
1.2/ Salvation is also for the Romans: “Among whom are you also, who are called to belong to Jesus Christ; to all the beloved of God in Rome, called to be holy. Grace to you and peace from God our Father and the Lord Jesus Christ.”
Rome is the community which was not established by Paul; but had a very important position for the early Church. Paul knew Rome will be the center of the Church and Christ fortold that he will be his witness at Rome.
2/ Gospel: Christ’s wisdom is more than Solomon’s and has more weight than Jonah’s.
2.1/ Jonah is the sign for the Ninevites: Jesus said to them, “This generation is an evil generation; it seeks a sign, but no sign will be given it, except the sign of Jonah. Just as Jonah became a sign to the Ninevites, so will the Son of Man be to this generation.”
According to the Book of Jonah, when God commanded him to preach repentance to the Ninevites the first time, he refused to do so; and instead he bought a ticket to Tarshish to avoid God. During his journey on a ship, God caused a fierce storm, and Jonah knew the reason for this was himself, so he asked the captain and sailors to throw him to the sea. God caused a whale to swallow him and he stayed in the fish’s belly for three days before the fish came to a coast and vomitted him out. Based on this story, Jesus wanted to say to his audience that he will only give this evil generation a big sign as Jonah’s sign; that is, he will stay in a tomb for three days, and resurrect gloriously on the third day.
After Jonah came out of the fish’s belly, God commanded him to preach repentance to the Ninevites the second time, he reluctantly did so because he hated them for they are the Israelites’ enemies and did not want them to be saved. When he preached to them only once, the whole city, from the king to his people, repented and proclaimed a fast to pray to God. Because of this result, Jesus declared to his augience, “At the judgment the men of Nineveh will arise with this generation and condemn it, because at the preaching of Jonah they repented, and their is something greater than Jonah here.” Jesus gave his generation so many opportunities to believe in him; but they refused to do so. Thus, the one who will accuse them on the Last Day is not him but the Ninevites, because God only gave them one opportunity and they believed in Him.
2.2/ Solomon is the sign for the queen of the south: According to the Book of Wisdom, when the queen of the south heard about the famous wisdom of king Solomon, she set out for a long journey and brought with her many gifts so that she could hear and witness some of his wisdom. Jesus himself is God’s wisdom by which Solomon’s wisdom came from, are standing before them and revealing to them God’s wisdom; but they ignore him.
Because of this, Jesus said to his audience: “At the judgment the queen of the south will rise with the men of this generation and she will condemn them, because she came from the ends of the earth to hear the wisdom of Solomon, and there is something greater than Solomon here.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should take opportunities when they come to learn and to practice what God commands. When opportunities pass, we don’t know if we will have more opportunities. Moreover, happiness is to know God and to practice what He teaches; why don’t we do that to be happy as soon as possible?
– We must spend time to learn Scripture to know God’s wisdom. Scripture has power to bring happiness and salvation to our life.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP