Thứ Ba Tuần 29 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Rom 5:12, 15b, 17-19, 20b-21; Lk 12:35-38.
1/ Bài đọc I: 12 Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.
15 Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người.
17 Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị.
18 Tóm lại, cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống.
19 Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.
20 Lề Luật đã xen vào, để cho sự sa ngã lan tràn; nhưng ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội.
21 Như vậy, nếu tội lỗi đã thống trị bằng cách làm cho người ta phải chết, thì ân sủng cũng thống trị bằng cách làm cho người ta nên công chính để được sống đời đời, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
2/ Phúc Âm: 35 “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn.
36 Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.
37 Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ.
38 Nếu canh hai hoặc canh ba ông chủ mới về, mà còn thấy họ tỉnh thức như vậy, thì thật là phúc cho họ.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tính cộng đồng của các hành động con người
Nhiều người muốn quảng bá đức công bằng ”ai làm người ấy chịu: tội của ai phạt người ấy, phúc của ai người đó hưởng”; nhưng điều đó không thể nào xảy ra, vì trong kế hoạch của Thiên Chúa, con người được tạo dựng để sống chung và cùng chịu trách nhiệm. Ví dụ, dịch cúm heo mà cả thế giới đang lo sợ: tuy phát xuất từ Mễ-tây-cơ; nhưng cả thế giới đều phải góp phần chống lại, vì nếu không, dịch sẽ hoành hành ngay trong nước của họ. Hay nạn ly dị mà nhiều người thời nay cho là chuyện riêng của họ: khi nạn ly dị xảy ra trong gia đình, không phải chỉ có cá nhân làm đơn ly dị, nhưng còn ảnh hưởng đến người phối ngẫu, và con cái là những người không có tội tình chi trong sự xung đột của hai vợ chồng. Rồi đến gia đình hai bên cũng phải mang tai tiếng và lo cho các con trẻ; ấy là chưa kể ảnh hưởng đến cả xã hội phải trợ giúp vào, và phải gánh hậu quả tội phạm của những trẻ bất chí do gia đình gây ra. Vì thế, một người khó lòng tiên đoán hậu quả của tội mình gây ra cho gia đình, xã hội, và Giáo Hội.
Các Bài Đọc hôm nay muốn nêu bật chiều kích cộng đồng của các hành động con người. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô so sánh giữa tội của Adam và công phúc của Đức Kitô ảnh hưởng đến mọi người như thế nào: Vì một người duy nhất là Adam, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.
Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người. Trong Phúc Âm, thánh Luca nhấn mạnh đến phần thưởng Thiên Chúa sẽ ban cho những người biết quên mình phục vụ anh em. Ngài sẽ đến phục vụ từng người tại bàn ăn; vì khi họ phục vụ người khác, họ đã làm cho chính Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội.
1.1/ Tội lỗi và sự chết lan tràn tới mọi người vì một người là Adam: Nhiều người chúng ta thắc mắc tại sao Thiên Chúa lại bắt con cháu của Adam chịu đựng tội tổ tông và hình phạt sự chết, khi họ không có trách nhiệm gì về tội đầu tiên của Adam cả! Cách cắt nghĩa của thánh Phaolô giúp chúng ta có thể hiểu được, nếu chúng ta nắm được tính cộng đồng của các hành động con người: không có một hành động nào chỉ mang tính cá nhân, mà không kéo theo tính cộng đoàn cả. Tội một người phạm không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân người đó thôi, nhưng còn ảnh hưởng đến gia đình và xã hội chung quanh họ; chẳng hạn: tội ăn cắp.
Tội và hậu quả của tội có khuynh hướng lan tràn: Thánh Phaolô nói: ”Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.”
1.2/ Ân sủng và ơn cứu độ được ban cho mọi người nhờ Đức Kitô: Nhiều người cũng thắc mắc và nghi ngờ tại sao Cuộc Thương Khó của Đức Kitô có hiệu năng cứu độ muôn người như vậy, cùng lắm thì cũng chỉ giới hạn trong một số người thôi chứ. Chúng ta có thể hiểu cũng như tội của một người có khuynh hướng lan tràn, công phúc của một người cũng có khuynh hướng lan tràn như thế. Ví dụ: tình bác ái của Mẹ Têrêxa. Không phải chỉ có người nghèo hay chỉ dân tộc Ấn Độ mới cảm nhận được tình bác ái của Mẹ; nhưng còn tất cả mọi người trên thế giới.
Áp dụng vào công nghiệp của Đức Kitô, thánh Phaolô xác tín: ”Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người. Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị.”
1.3/ Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội: Đây là Tin Mừng cho con người, không phải ân sủng chỉ lan tràn như tội lỗi thôi, mà ân sủng còn lan tràn mạnh hơn tội lỗi; vì quyền lực là tình yêu của Thiên Chúa mạnh hơn tội lỗi và sự chết. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa yêu thương con người khi con người vẫn còn là tội nhân; và sẵn sàng tha thứ mọi tội khi con người thật lòng ăn năn xám hối.
2/ Phúc Âm: Chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ.
2.1/ Hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng: “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.”
Lời Chúa nói có mục đích xa là chuẩn bị cho Ngày Chúa đến lần thứ hai; nhưng nó cũng khẩn thiết cho việc giáo dục trong gia đình. Khi hai vợ chồng bắt đầu thành hôn, họ phải lo giáo dục nhau về đức tin, tri thức, và nhân bản. Quan niệm sai lầm của nhiều cặp vợ chồng là “tới đâu lo tới đó,” vì cuộc sống quá bận rộn. Cha ông ta đã báo trước “nếu không lo xa, ắt có buồn gần.” Con người không phải là con vật để chỉ biết phản ứng; nhưng phải biết chuẩn bị lúc việc chưa xảy ra để biết đương đầu với vấn đề khi nó xảy ra. Ví dụ, việc hy sinh chịu đựng gian khổ cho lợi ích của người khác cần phải tập luyện dần cho tới khi thành nhân đức. Các ông bà, cha mẹ Việt Nam thế hệ trước có thể trung thành với nhau suốt đời vì họ sở hữu nhân đức này; tuy có xung đột với nhau, nhưng họ không bao giờ dám ly dị vì lợi ích của gia đình, của đàn con, nhất là lợi ích phần linh hồn. Nhiều cặp vợ chồng hôm nay không còn biết tại sao phải hy sinh chịu đựng như thế; việc ly dị và chia rẽ cũng chẳng ngạc nhiên gì đối với họ: hợp thì ở, không hợp thì chia tay!
2.2/ Phần thưởng ban cho những người luôn tỉnh thức: Chúa Giêsu hứa: ”Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức, thì thật là phúc cho họ. Thầy bảo thật anh em: chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn, và đến bên từng người mà phục vụ.”
Con người cần nhớ rõ những gì Đức Kitô nói: Phục vụ anh em là phục vụ chính Ngài; không phục vụ anh em là không phục vụ cho chính Ngài. Phần thưởng cho những người phục vụ anh chị em là sẽ được chính Thiên Chúa phục vụ và ban thưởng vinh quang. Hình phạt cho những kẻ chỉ biết ích kỷ lo cho mình là vào lửa không hề tắt. Hãy suy nghĩ những lời này để biết hy sinh lo lắng cho tha nhân trước khi quá muộn.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Tội không chỉ mang tính cá nhân mà còn ảnh hưởng rộng lớn trên gia đình và cộng đoàn; vì thế, chúng ta có bổn phận giáo dục mọi người trong gia đình và cộng đoàn của chúng ta.
– Tương tự, một người làm phúc, cả họ được nhờ. Khi chúng ta giúp đỡ hay giáo dục các thành phần trong gia đình hay cộng đoàn, chúng ta đang làm ích cho chính bản thân để khỏi phải gánh hậu quả của tội do họ gây ra, cho gia đình được hạnh phúc, và cho Giáo Hội thăng tiến.
– Tình thương và ân sủng của Thiên Chúa mạnh hơn tính ích kỷ và tội lỗi của con người; vì thế, chúng ta hãy kiên nhẫn chịu bất công và hy sinh chịu gian khổ, để mưu cầu lợi ích cho chính chúng ta và cho mọi người.
TUESDAY OF THE 29 OT1
Readings: Rom 5:12, 15b, 17-19, 20b-21; Lk 12:35-38
1/ First Reading: RSV Romans 5:12 Therefore as sin came into the world through one man and death through sin, and so death spread to all men because all men sinned.For if many died through one man’s trespass, much more have the grace of God and the free gift in the grace of that one man Jesus Christ abounded for many. 17 If, because of one man’s trespass, death reigned through that one man, much more will those who receive the abundance of grace and the free gift of righteousness reign in life through the one man Jesus Christ. 18 Then as one man’s trespass led to condemnation for all men, so one man’s act of righteousness leads to acquittal and life for all men. 19 For as by one man’s disobedience many were made sinners, so by one man’s obedience many will be made righteous. 20 Where sin increased, grace abounded all the more, 21 so that, as sin reigned in death, grace also might reign through righteousness to eternal life through Jesus Christ our Lord.
2/ Gospel: RSV Luke 12:35 “Let your loins be girded and your lamps burning, 36 and be like men who are waiting for their master to come home from the marriage feast, so that they may open to him at once when he comes and knocks. 37 Blessed are those servants whom the master finds awake when he comes; truly, I say to you, he will gird himself and have them sit at table, and he will come and serve them. 38 If he comes in the second watch, or in the third, and finds them so, blessed are those servants!”
________________________________________
I. THEME: The communal aspect of the individual action
Many people want to advertise justice by saying “whoever does evil, must endure its consequences; whoever does good deed, can harvest good things for him.” This can’t be happened because in God’s plan, people are created to live together and to share responsibilities. For examples, the H1N1 swine flu (2009-2010), though originated from Mexico, but the whole world must contribute to fight against it; if not, it shall cause damages in their own country. Or the divorce which many people think it is their own business. When a divorce happens, it isn’t only affected the individual who files for a divorce, but also the spouse and the children who have no fault in the conflict of their parent. Then, the families of both sides must endure bad reputation and worry for their children. Moreover, it can also affect the society which must offer help for their children, and others can also be affected by the crime of their children due to the lacking of education. Finally, an individual sin also causes damage for the Church because he is one part of Christ’s body, the Church. So, an individual hardly predict the results which are caused by his or her sin for his family, society and the Church.
Today readings emphasize the communal aspect of human actions. In the first reading, Paul compared the Adam’s sin with the Christ’s merits which affected the whole human beings: “As sin came into the world through one man and death through sin, and so death spread to all men because all men sinned.For if many died through one man’s trespass, much more have the grace of God and the free gift in the grace of that one man Jesus Christ abounded for many.” In the Gospel, Jesus emphasized the reward which he shall give to those who sacrifice themselves to serve others. He shall serve them at the table in his kingdom because when they serve others, they serve Christ himself.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Where sin increased, grace abounded all the more.”
1.1/ Sin and death extend to all people through Adam and Eve’s sin: Many people asked why God makes them to bear the results of the original sin when they have no part in Adam and Eve’s sin! Paul’s explanation helps them to understand the communal aspect of human actions: there is no human action which has no effect on others. When a person does a bad thing, his action not only causes damage for him but also for others which can be his family and society; for example, the sin of robbery.
Sin and its effect have a tendency to multiply. St. Paul said, “As sin came into the world through one man and death through sin, and so death spread to all men because all men sinned.”
1.2/ Grace and salvation are given to people through Christ’s death: Many also asked and doubted about Christ’s Passion and Death; does it have power to save all people or only be limited on some people? According to Paul’s explanation, as sin has a tendency to extend, one’s good work also has a tendency to extend as such. For example, Mother Teresa’s charity; it isn’t only the poor or the Indians who were affected by her charity, but also all people of the world.
Applied it on Christ’s merits, St. Paul confirmed, “For if many died through one man’s trespass, much more have the grace of God and the free gift in the grace of that one man Jesus Christ abounded for many.If, because of one man’s trespass, death reigned through that one man, much more will those who receive the abundance of grace and the free gift of righteousness reign in life through the one man Jesus Christ;then as one man’s trespass led to condemnation for all men, so one man’s act of righteousness leads to acquittal and life for all men.For as by one man’s disobedience many were made sinners, so by one man’s obedience many will be made righteous.”
1.3/ Where sins increased, grace abounded all the more: This is the Good News for all people: not only grace is spread like sin does, but grace is also stronger than sin, because God’s power and love are stronger than sin and death. That is the reason why God loves people when they are still sinners, and He is ready to forgive their sins when they sincerely repent.
2/ Gospel: Christ shall serve loyal servants.
2.1/ Readiness is evaluated by fulfillinging one’s duty: To evaluate a person to see if he is loyal to God or not, Jesus used a parable of a master who gave his servants a duty to take care his house when he is attending a wedding. Jesus said to his disciples, “Gird your loins and light your lamps and be like servants who await their master’s return from a wedding, ready to open immediately when he comes and knocks…And should he come in the second or third watch and find them prepared in this way, blessed are those servants.”
Since Jewish weddings used to happen at night time and have no fixed hour; therefore, all responsible people need to be prepared and especially, to have a lamp in their hands. Night time is the moment which people are least to prepare for; therefore, to evaluation his servants’ preparation, the master suddenly came back at night.
2.2/ The great reward for loyal servants: Jesus declared, “Blessed are those servants whom the master finds vigilant on his arrival. Amen, I say to you, he will gird himself, have them recline at table, and proceed to wait on them.”
Jesus’ promise is strange because serving belongs to servants; their duty is to serve their master at all times. Jesus wanted to say that if we, as his servants, are loyal in our duty to serve others; he shall serve us in his kingdom as a reward for us. This is a great reward because there isn’t any master who wants to serve his servants. In order to receive this reward, we must fulfill our duty which is to serve others as he exemplified: “The Son of Man did not come to be served but to serve and to give his life as a ransom for many” (Mt 20:28).
III. APPLICATION IN LIFE:
– Sin has not only an individual effect but also a wider effect on our family and community; therefore, we have a duty to educate all members of our family and community.
– Similarly, one does good work, all familial members are benefited. When we help or educate all members of our family or community, we help ourselves so that we might not endure bad results caused by them, for the happiness of our family and for the growth of society.
– God’s love and grace are stronger than our selfishness and sins; therefore, we should patiently endure injustice and sufferings for our own benefits and the communal good.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP