Bài đọc: Heb 2:5-12; Mk 1:21-28.
1/ Bài đọc I: 5 Thật vậy, Thiên Chúa đã không trao cho các thiên thần quyền làm chủ thế giới tương lai, thế giới mà chúng ta đang nói đến.
6 Nhưng trong một đoạn Kinh Thánh kia, có người đã làm chứng rằng: Phàm nhân là chi mà Chúa cần nhớ đến? Con người là gì mà Chúa phải thăm nom?
7 Chúa đã làm cho con người thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn, ban vinh quang, danh dự làm mũ triều thiên,
8 đặt muôn loài, muôn sự dưới chân con người, bắt chúng phải phục quyền con người. Khi bắt muôn loài muôn sự phải phục quyền con người, Thiên Chúa không để cho một sự gì không phục quyền con người. Thật ra, hiện nay chúng ta chưa thấy muôn loài muôn sự phục quyền con người.
9 Nhưng con người đã bị thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn, thì chúng ta lại thấy được Thiên Chúa ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, bởi vì đã cam chịu tử hình. Con người đó, chính là Đức Giê-su. Thật vậy, Đức Giê-su đã phải nếm sự chết, là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa.
10 Quả thế, Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích mọi loài, chính vì muốn đưa muôn vàn con cái đến vinh quang, nên Người đã làm một việc thích đáng, là cho Đức Giê-su trải qua gian khổ mà trở thành vị lãnh đạo thập toàn, dẫn đưa họ tới nguồn ơn cứu độ.
11 Thật vậy, Đấng thánh hoá là Đức Giê-su, và những ai được thánh hoá đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người đã không hổ thẹn gọi họ là anh em,
12 khi nói: Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa cho anh em tất cả được hay, và trong đại hội Dân Ngài, con xin dâng tiến một bài tán dương.
2/ Phúc Âm: 21 Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy.
22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.
23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên
24 rằng: “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa! “
25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này! “
26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.
27 Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh! “
28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Uy quyền của Chúa Giêsu
Để có thể thuyết phục người khác, người rao giảng cần có uy quyền trong lời nói cũng như trong hành động. Ngòai sự thông hiểu về đề tài và cách suy luận, người rao giảng còn phải biết cách trình bày sao cho sáng sủa, gọn gàng, và dễ hiểu. Tuy nhiên, “lời nói chỉ mới lung lay;” muốn hòan tòan thuyết phục khán giả, người rao giảng cần phải sống những lời mình rao giảng hay cần những người khác làm chứng cho mình.
Các Bài Đọc hôn nay tập trung trong uy quyền của Chúa Giêsu. Trong Bài Đọc I, Chúa Giêsu là lý do tại sao con người được phục hồi tình trạng nguyên thủy: con người có quyền trên mọi sự và mọi lòai. Trong Phúc Âm, khán giả của Chúa Giêsu nhận ra ngay sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và các kinh-sư: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Muôn loài muôn sự phải phục quyền con người.
Để hiểu tư tưởng của tác giả trong đọan văn này, chúng ta cần hiểu danh từ con người. Khi thì tác giả dùng để chỉ lòai người cách tổng quát, khi thì áp dụng cho Chúa Giêsu như là vị đại diện của lòai người. Trong trường hợp thứ hai, Con Người phải được viết hoa. Chúng ta có thể phân biệt 3 tình trạng của lòai người như sau:
1.1/ Phẩm giá cao trọng của lòai người trong ý định của Thiên Chúa: Tác giả quả quyết con người sẽ làm chủ thế giới tương lai: “Thật vậy, Thiên Chúa đã không trao cho các thiên thần quyền làm chủ thế giới tương lai, thế giới mà chúng ta đang nói đến. Nhưng trong một đoạn Kinh Thánh kia, có người đã làm chứng rằng: Phàm nhân là chi mà Chúa cần nhớ đến? Con người là gì mà Chúa phải thăm nom? Chúa đã làm cho con người thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn, ban vinh quang, danh dự làm mũ triều thiên, đặt muôn loài, muôn sự dưới chân con người, bắt chúng phải phục quyền con người. Khi bắt muôn loài muôn sự phải phục quyền con người, Thiên Chúa không để cho một sự gì không phục quyền con người.”
– Đọan văn mà tác giả trích ở đây là Thánh Vịnh 8:5-7, nói về phẩm giá con người. Họ cao trọng hơn hết mọi lòai trong ý định của Thiên Chúa.
– Một điểm liên quan đến bản văn cần lưu ý: Bản dịch của Nhóm PVCGK dịch từ bản Bảy Mươi của Hy-Lạp, dùng chữ “thua kém các thiên-thần.” Trong khi bản MT của Do-Thái dùng chữ “thua kém Thiên Chúa, Elohim.” Theo văn mạch, bản Bảy Mươi hợp lý hơn nếu chúng ta hiểu tình trạng của con người sau khi phạm tội, họ thua kém các thiên-thần. Bản MT của Do-Thái đúng trong ý định của Thiên Chúa và sau khi phẩm giá con người được phục hồi nhờ Đức Kitô.
1.2/ Tình trạng của lòai người sau khi phạm tội: “Thật ra, hiện nay chúng ta chưa thấy muôn loài muôn sự phục quyền con người.” Có lẽ đây là tình trạng của con người sau khi phạm tội và trước khi được cứu chuộc bởi Đức Kitô
1.3/ Tình trạng của lòai người sau khi đã được Đức Kitô cứu chuộc: Qua đau khổ, Đức Kitô đã chuộc lại phẩm giá nguyên thủy cho con người. Tác giả viết: “Nhưng con người đã bị thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn, thì chúng ta lại thấy được Thiên Chúa ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, bởi vì đã cam chịu tử hình. Con người đó, chính là Đức Giêsu. Thật vậy, Đức Giêsu đã phải nếm sự chết, là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa.”
Vì thế, trong ý định muôn đời của Thiên Chúa, con người chỉ thua kém Thiên Chúa, nhưng cao trọng hơn các mọi lòai, bao gồm cả thiên thần. Khi con người phạm tội, thứ tự bị đảo ngược, con người thua thiên-thần; nhưng Thiên Chúa đã có kế họach phục hồi tình trạng nguyên thủy cho con người qua Đức Kitô: “Quả thế, Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích mọi loài, chính vì muốn đưa muôn vàn con cái đến vinh quang, nên Người đã làm một việc thích đáng, là cho Đức Giêsu trải qua gian khổ mà trở thành vị lãnh đạo thập toàn, dẫn đưa họ tới nguồn ơn cứu độ. Thật vậy, Đấng thánh hoá là Đức Giêsu, và những ai được thánh hoá đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người đã không hổ thẹn gọi họ là anh em, khi nói: Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa cho anh em tất cả được hay, và trong đại hội Dân Ngài, con xin dâng tiến một bài tán dương.”
2/ Phúc Âm: Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền.
2.1/ Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người: “vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh-sư.” Qua lời nhận xét này, khán giả đã nhận ra ngay sự khác biệt giữa Chúa Giêsu và các kinh-sư:
– Đấng có thẩm quyền: Người biết rõ vấn đề chứ không dựa theo người khác. Điều này dễ hiểu nếu chúng ta nhìn nhận Đức Kitô chính là sự khôn ngoan hay trí tuệ của Thiên Chúa. Ngài biết mọi sự xảy ra trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Nhiều lần trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đã thẳng thắn sửa chữa sự hiểu sai của truyền thống: “Người xưa dạy… phần Thầy, Thầy dạy các con…”
– Các kinh-sư: Họ chỉ hiểu phần nào của vấn đề chứ không thông suốt tất cả. Họ phải dựa vào thẩm quyền của Kinh Thánh để biện minh cho những lời giải thích của họ, chứ không dám đưa ra một giáo lý gì mới cả.
2.2/ Chúa Giêsu có uy quyền trên các thần ô uế: Trình thuật kể: trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên rằng: “Ông Giêsu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!””
Người Do-Thái tin có rất nhiều thần ô uế trong thế giới, và chính Chúa Giêsu đã nhiều lần trục xuất các thần ô uế khỏi con người, điển hình là trình thuật hôm nay. Các thần ô uế này có thể là oan hồn của các kẻ gian ác chưa được giải thóat, hay dựa trên trình thuật của Stk 6:1-4.
(1) Ông là “Đấng Thánh”của Thiên Chúa: Thần ô uế biết nguồn gốc và mục đích của Chúa Giêsu. Nguồn gốc: Chúa Giêsu đến từ Thiên Chúa. Mục đích: Ngài đến để tiêu diệt tội lỗi và các kẻ gây ra tội lỗi. Không những thế, Ngài còn khôi phục lại sự thánh thiện của con người, làm cho họ xứng đáng được hưởng nhan thánh Chúa.
(2) Chúa Giêsu truyền lệnh: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta.
(3) Phản ứng của con người: Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Vì Chúa Giêsu đã chịu chết để phục hồi phẩm giá nguyên thủy cho con người, chúng ta cần bắt chước Chúa Giêsu để tiêu diệt và tránh xa ảnh hưởng của các thần ô uế.
– Để có thể thuyết phục người khác tin vào Chúa, chúng ta cần thông suốt những gì Chúa dạy trước khi có thể rao truyền Tin Mừng cho người khác.
– Một cuộc sống theo những đòi hỏi của Tin Mừng sẽ dễ dàng thuyết phục những người khác tin vào Thiên Chúa hơn là chỉ thuần túy rao giảng.
Tuesday – First Week – OT1
Readings: Heb 2:5-12; Mk 1:21-28.
1/ Reading I: NAB Hebrews 2:5 For it was not to angels that he subjected the world to come, of which we are speaking. 6 Instead, someone has testified somewhere: “What is man that you are mindful of him, or the son of man that you care for him? 7 You made him for a little while lower than the angels; you crowned him with glory and honor, 8 subjecting all things under his feet.” In “subjecting” all things (to him), he left nothing not “subject to him.” Yet at present we do not see “all things subject to him,” 9 but we do see Jesus “crowned with glory and honor” because he suffered death, he who “for a little while” was made “lower than the angels,” that by the grace of God he might taste death for everyone. 10 For it was fitting that he, for whom and through whom all things exist, in bringing many children to glory, should make the leader to their salvation perfect through suffering. 11 He who consecrates and those who are being consecrated all have one origin. Therefore, he is not ashamed to call them “brothers,” 12 saying: “I will proclaim your name to my brothers, in the midst of the assembly I will praise you”.
2/ Gospel: NAB Mark 1:21 Then they came to Capernaum, and on the sabbath he entered the synagogue and taught. 22 The people were astonished at his teaching, for he taught them as one having authority and not as the scribes. 23 In their synagogue was a man with an unclean spirit; 24 he cried out, “What have you to do with us, Jesus of Nazareth? Have you come to destroy us? I know who you are– the Holy One of God!” 25 Jesus rebuked him and said, “Quiet! Come out of him!” 26 The unclean spirit convulsed him and with a loud cry came out of him. 27 All were amazed and asked one another, “What is this? A new teaching with authority. He commands even the unclean spirits and they obey him.” 28 His fame spread everywhere throughout the whole region of Galilee.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Jesus’ authority
To convince others, a preacher needs to have authority in both words and deeds. Besides his understanding and argument, a preacher must also know how to present his topic clearly, concisely and easily for audience to understand. However, words just help to understand; in order to completely convince his audience, a preacher needs to live as he preached for others to believe in him.
Today readings emphasize Jesus’ authority. In the first reading, Jesus is the reason for people to be recovered to their original justice– people have authority over all things. In the Gospel, Jesus’ audience recognized right away the difference between him and the scribes and cried out: “What is this? A new teaching with authority! He commands even the unclean spirits and they obey him.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Everything must be subjected to people.
To understand the author’s idea in this passage, we need to understand the meaning of the noun “man.” Sometimes the author used it with a general meaning for a human being, other time for Jesus as the representative of human beings. In the latter case, the noun must be capitalized. We can make a difference between three situations of human beings as follows:
1.1/ The dignity of human beings in God’s will: The author believed that human beings shall govern the future world when he said, “For it was not to angels that he subjected the world to come, of which we are speaking. Instead, someone has testified somewhere: What is man that you are mindful of him, or the son of man that you care for him? You made him for a little while lower than the angels; you crowned him with glory and honor, subjecting all things under his feet.” In “subjecting” all things (to him), he left nothing not “subject to him.””
– The passage was illustrated by the author here is Psalm 8:5-7 which talked about human dignity. People are honored over all things in God’s will.
– One thing that related to the passage we need to pay attention to: The LXX used “lower than the angels,” while the MT used “lower than God, Elohim.” According to the context, the LXX is more reasonable if we understand human situation after the original sin, they are lower than the angels. The MT’s using is correct in God’s will and after the human dignity is recovered by Christ.
1.2/ The dignity of human beings after the original sin: The author wrote: “Yet at present we do not see “all things subject to him.”” This is the human situation after the original sin and before Christ’s redemption.
1.3/ The dignity of human beings after Christ’s redemption: Through sufferings, Christ redeemed the original dignity for human beings. The author wrote, “but we do see Jesus “crowned with glory and honor” because he suffered death, he who “for a little while” was made “lower than the angels,” that by the grace of God he might taste death for everyone. For it was fitting that he, for whom and through whom all things exist, in bringing many children to glory, should make the leader to their salvation perfect through suffering.”
According to the author, in God’s eternal will, human beings are only lesser than God, but higher than all things, including the angels. When people sinned, the order is reversed, human beings are lesser than the angels; but God already had a plan to recover the original order for human beings through Christ. The author explained, “For it was fitting that he, for whom and through whom all things exist, in bringing many children to glory, should make the leader to their salvation perfect through suffering. He who consecrates and those who are being consecrated all have one origin. Therefore, he is not ashamed to call them “brothers,” saying: “I will proclaim your name to my brothers, in the midst of the assembly I will praise you”.”
2/ Gospel: “What is this? A new teaching with authority. He commands even the unclean spirits and they obey him.”
2.1/ Jesus’ authorities teaching: The audiences were amazed about Jesus’ teaching, as Mark reported: “The people were astonished at his teaching, for he taught them as one having authority and not as the scribes.”
– “One having authority”: He clearly knew what he is talking, not based on what others said. This is understandable if people recognized that Christ is God’s wisdom or mind. He knew all things that happen in the past, the present and the future. Many times, in the Gospel, Jesus corrected the wrong understanding of the Jewish tradition, as in Matthew: “It was said to your ancestors … But I say to you…” (Mt 5:21-22).
– The scribes: They only understood things partly, not wholly. Their teaching must be based on the authority of Scripture to verify their explanation; not to invent a new doctrinal teaching.
2.2/ Jesus had power over the unclean spirits: Mark reported, “In their synagogue was a man with an unclean spirit; he cried out, “What have you to do with us, Jesus of Nazareth? Have you come to destroy us? I know who you are– the Holy One of God!”” The Jews believed that there are many unclean spirits in the world, and Jesus himself expelled them from people many times in the Gospel, for example, in today passage. These unclean spirits can be the souls of evil people who aren’t liberated yet or the Nephilim, those who was born after the sons of heaven had intercourse with the daughters of man (Gen 6:1-4).
(1) The Holy One of God: The evil spirit knew Jesus’ origin and goal. He knew that Jesus came from God and his goal is to destroy sins and those who caused sins. Moreover, he also recovers the original holiness for people and makes them worthy for the beatific vision.
(2) Jesus’ reaction: He rebuked the unclean spirit, “Quiet! Come out of him!” The unclean spirit convulsed him and with a loud cry came out of him.
(3) People’s reaction: All were amazed and asked one another, “What is this? A new teaching with authority. He commands even the unclean spirits, and they obey him.”
III. APPLICATION IN LIFE:
– Since Christ died to recover our original dignity, we need to imitate Christ to destroy sins and to avoid all the unclean spirits’ influences
– To convince others to believe in Christ, we need to master Christ’s teaching before we can preach it to others. A life according to the Gospel will help to convince others to believe than pure teaching.