Bài đọc: Wis 7:7-10; 15-16; Jn 17:11b-19.
1/ Bài đọc I: 7 Vậy tôi nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết.
Tôi kêu cầu, và thần khí Đức Khôn Ngoan đã đến với tôi.
8 Đức Khôn Ngoan, tôi đã quý trọng còn hơn cả vương trượng, ngai vàng.
Tôi không coi của cải là gì so với Đức Khôn Ngoan.
9 Đối với tôi, trân châu bảo ngọc chẳng sánh được với Đức Khôn Ngoan,
vì vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan, cũng chỉ là cát bụi,
và bạc, so với Đức Khôn Ngoan, cũng kể như bùn đất.
10 Tôi đã ham chuộng Đức Khôn Ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp,
đã quý Đức Khôn Ngoan hơn ánh sáng,
vì vẻ rực rỡ của Đức Khôn Ngoan chẳng bao giờ tàn lụi.
15 Ước gì Thiên Chúa cho tôi nói về Đức Khôn Ngoan theo như tôi được hiểu,
và cho tôi biết nghĩ biết suy, xứng với những gì tôi đã lãnh nhận;
vì chính Người là Đấng hướng dẫn Đức Khôn Ngoan,
và cũng là thầy dạy của các bậc hiền triết.
16 Bản thân chúng ta, cùng với ngôn từ, với toàn bộ trí tuệ và tài năng,
tất cả đều nằm trong tay Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: 11 Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.
12 Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh.
13 Bây giờ, con đến cùng Cha, và con nói những điều này lúc còn ở thế gian, để họ được hưởng trọn vẹn niềm vui của con.
14 Con đã truyền lại cho họ lời của Cha, và thế gian đã ghét họ, vì họ không thuộc về thế gian, cũng như con đây không thuộc về thế gian.
15 Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần.
16 Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian.
17 Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.
18 Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian.
19 Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự quí trọng của Đức Khôn Ngoan
Nếu một người muốn biết thánh sư Thomas Aquinas khôn ngoan dường nào, người đó cứ đọc bộ Tổng Luận Thần Học (Summa Theologiae) là sẽ biết ngay. Để thưởng công cho thánh nhân, một ngày kia Đức Kitô hiện ra với ngài và nói: “Thomas! Con viết rất hay về cha. Con cứ việc xin bất cứ sự gì Cha sẽ ban cho con.” Không một chút do dự, thánh nhân nói với Đức Kitô: “Không điều gì khác ngoại trừ chính Cha.”
Để có thể viết về Chúa hay đến thế, thánh nhân đã tự nguyện hy sinh tất cả cho việc tìm kiếm khôn ngoan. Ngài thuộc dòng họ quí tộc, Landulph, cha của ngài là Quận Công (Count) của Aquino; mẹ của ngài là Theodora, Quận Chúa (Countess) của Teano. Gia đình của ngài có họ hàng với hoàng-đế Henry VI và Frederick II. Khi quyết định trở thành một tu sĩ Đa-minh, ngài đã gặp nhiều chống cự gay gắt từ phía gia đình đến nỗi cha và các anh chặn đường bắt giam ngài vào trong cây tháp San Giovanni ở Rocca Secca. Họ còn cho cả gái làng chơi vào để quyến dũ ngài bỏ ý định trở thành một tu sĩ nghèo hèn. Sau cùng, Thomas Aquinas đã vượt qua tất cả để tận hiến cuộc đời cho việc cầu nguyện và tìm kiếm sự khôn ngoan.
Hai bài đọc trong ngày lễ kính ngài hôm nay muốn nêu bật sự quan trọng và ích lợi của khôn ngoan. Trong bài đọc I, trình thuật hôm nay là hậu quả của cuộc đàm thoại giữa Thiên Chúa và vua Solomon. Vua Solomon đã xin cho được khôn ngoan và Thiên Chúa đã ban cho Nhà Vua khôn ngoan đến nỗi trước và sau Vua, không ai được khôn ngoan đến thế. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trước khi chịu chết và về trời đã không xin Chúa Cha điều gì khác hơn là xin thánh hiến các môn đệ của Ngài trong Sự Thật. Ngài cầu nguyện để xin Cha ban cho các môn đệ hiểu biết và sống theo Lời của Thiên Chúa, để có thể hoàn thành nhiệm vụ Ngài trao và đạt đến quê Trời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi.
1.1/ Hiểu biết khôn ngoan đáng quí trọng hơn mọi sự: Theo truyền thống Do-thái, vua Solomon là “tác giả” của các Sách Khôn Ngoan; vì vua Solomon được coi là người khôn ngoan nhất trong lịch sử của nhân loại. Truyền thống kể lại truyện khi Thiên Chúa hỏi nhà vua muốn xin bất cứ gì, thì Thiên Chúa cũng ban cho. Vua Solomon không xin cho có uy quyền, cũng chẳng xin cho được giầu có, sức khỏe, sống lâu, hay bất cứ điều gì khác; nhưng chỉ xin cho được khôn ngoan để biết sống và cai trị dân. Thiên Chúa rất hài lòng với điều nhà vua xin; nên Ngài hứa sẽ ban cho vua Solomon được khôn ngoan đến độ không có ai trước và sau vua được khôn ngoan như thế.
+ Khôn ngoan quí trọng hơn vương quyền: Nắm giữ vương trượng, ngai vàng, mà không biết cách cai trị dân chúng; sớm muộn gì rồi vương quyền cũng vào tay người khác. Nếu có Đức Khôn Ngoan, vua sẽ biết lòng dân mong ước gì, và cai trị họ theo những điều họ mong ước, thì vương quyền sẽ tồn tại lâu dài, và vua không phải chịu trách nhiệm trước tòa phán xét.
+ Khôn ngoan quí trọng hơn của cải: Vua Solomon thú nhận: ”Đối với tôi, trân châu bảo ngọc chẳng sánh được với Đức Khôn Ngoan, vì vàng trên cả thế giới, so với Đức Khôn Ngoan, cũng chỉ là cát bụi, và bạc, so với Đức Khôn Ngoan, cũng kể như bùn đất.” Có giàu có đến đâu chăng nữa, mà không biết cách sống sao để được bình an và hạnh phúc, có lợi gì cho người sở hữu nó đâu. Thực tế chứng minh: nhiều người giàu có, nhưng vẫn không muốn sống, và có người còn tìm cách kết liễu đời mình nữa.
+ Khôn ngoan quí trọng hơn sức khỏe và sắc đẹp: Đây phải là bài học khôn ngoan cho nhiều người trong xã hội chúng ta, quá chú trọng đến việc tập luyện và nhịn ăn uống để có một thân thể cân đối đẹp đẽ và khỏe mạnh. Dĩ nhiên chúng ta không đả kích những điều đó không quan trọng; nhưng không đủ để mưu cầu hạnh phúc cho con người. Có đẹp đẽ khỏe mạnh đến đâu chăng nữa, rồi cũng úa tàn theo thời gian. Vua Solomon cho biết lý do ông quí trọng Đức Khôn Ngoan hơn: ”Tôi đã ham chuộng Đức Khôn Ngoan hơn sức khoẻ và sắc đẹp, đã quý Đức Khôn Ngoan hơn ánh sáng, vì vẻ rực rỡ của Đức Khôn Ngoan chẳng bao giờ tàn lụi.”
Nói tóm, vua Solomon đã suy nghĩ rất nhiều khi xin cho được Đức Khôn Ngoan, vì khi có Đức Khôn Ngoan là có tất cả: ”Nhưng cùng với Đức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đã đến với tôi. Nhờ tay Đức Khôn Ngoan, của cải quá nhiều không đếm xuể.”
1.2/ Làm sao để có Đức Khôn Ngoan? Khác với khôn ngoan của thế gian, ai muốn có phải cố gắng luyện tập; Đức Khôn Ngoan mà vua Solomon có được là do Thiên Chúa ban: “Vậy tôi nguyện xin, và Thiên Chúa đã ban cho tôi sự hiểu biết. Tôi kêu cầu, và thần khí Đức Khôn Ngoan đã đến với tôi.”
2/ Phúc Âm: Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.
2.1/ Chúa Giêsu biết sự nguy hiểm cho các môn đệ khi sống trong thế gian: Chúa Giêsu biết đã đến giờ Ngài phải bỏ thế gian, nên Ngài tâm sự với Chúa Cha: “Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.” Giờ Chúa Giêsu phải rời bỏ các môn đệ, cũng là giờ mà các ông phải đương đầu với quyền lực của thế gian một mình. Ngài biết hậu quả sẽ nghiêm trọng chừng nào, như Ngài đã từng nói với các môn đệ: “Họ sẽ tiêu diệt chủ chăn và đoàn chiên sẽ tan tác.” Nhìn lại kết quả việc chăn chiên của mình, Chúa Giêsu hãnh diện nói với Chúa Cha: “Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con. Con đã canh giữ, và không một ai trong họ phải hư mất, trừ đứa con hư hỏng, để ứng nghiệm lời Kinh Thánh.”
Thế gian sẽ ghét bỏ và truy tố các môn đệ như họ sắp ghét bỏ và truy tố Chúa Giêsu. Lý do là vì cả Chúa Giêsu và các môn đệ không thuộc về thế gian. Ngài muốn cho các ông biết rõ điều này; để các ông không ngạc nhiên khi điều đó xảy đến.
2.2/ Chúa Giêsu cầu xin cho các môn đệ: Biết những nguy hiểm sẽ xảy đến cho các môn đệ như thế, Ngài cầu xin Chúa Cha ban cho các ông những điều quan trọng sau:
(1) Xin Chúa Cha bảo vệ các môn đệ khỏi ác thần: “Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian.” Chúa Giêsu không xin “cất các môn đệ khỏi thế gian;” nhưng Ngài xin “gìn giữ họ khỏi ác thần.” Các ông phải ở lại thế gian để tiếp tục sứ vụ rao giảng của Ngài.
(2) Xin Chúa Cha thánh hiến các môn đệ trong sự thật: Giống như Phaolô, Chúa Giêsu biết nguy hiểm của sự sai lạc: “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.” Sự thật đây là Lời Kinh Thánh và những lời tâm huyết Chúa Giêsu vừa dạy dỗ họ. Ngài biết mọi hành động sai bắt đầu từ sự hiểu biết sai; vì thế, hiểu biết sự thật là điều không thể thiếu cho các môn đệ của Chúa.
Cả hai điều cầu xin này đều được Chúa Cha ban cho các môn đệ qua việc ban Thánh Thần. Ngài là thần sự thật, Ngài sẽ giúp các ông nhận ra sự thật và sẽ hướng dẫn các ông tới tất cả sự thật. Ngài cũng là người bảo vệ và giúp các ông có sức mạnh làm chứng nhân cho Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúa Giêsu đã xin với Chúa Cha để Ngài gởi tới cho chúng ta Chúa Thánh Thần, Ngài là Thần Sự Thật, Ngài sẽ giúp chúng ta hiểu sự thật và dẫn chúng ta tới chân lý toàn vẹn.
– Chúng ta phải biết quí trọng sự thật và cầu xin Chúa Thánh Thần cho chúng ta thấu hiểu những lời dạy dỗ của Thiên Chúa, và có can đảm sống theo những gì Thiên Chúa dạy.
Saint Thomas Aquinas – January 28th
Readings: Wis 7:7-10; 15-16; Jn 17:11b-19.
1/ First Reading: RSV Wisdom 7:7 Therefore I prayed, and understanding was given me; I called upon God, and the spirit of wisdom came to me. 8 I preferred her to scepters and thrones, and I accounted wealth as nothing in comparison with her. 9 Neither did I liken to her any priceless gem, because all gold is but a little sand in her sight, and silver will be accounted as clay before her. 10 I loved her more than health and beauty, and I chose to have her rather than light, because her radiance never ceases. 15 May God grant that I speak with judgment and have thought worthy of what I have received, for he is the guide even of wisdom and the corrector of the wise. 16 For both we and our words are in his hand, as are all understanding and skill in crafts.
2/ Gospel: RSV John 17:11 And now I am no more in the world, but they are in the world, and I am coming to thee. Holy Father, keep them in thy name, which thou hast given me that they may be one, even as we are one. 12 While I was with them, I kept them in thy name, which thou hast given me; I have guarded them, and none of them is lost but the son of perdition, that the scripture might be fulfilled. 13 But now I am coming to thee; and these things I speak in the world, that they may have my joy fulfilled in themselves. 14 I have given them thy word; and the world has hated them because they are not of the world, even as I am not of the world. 15 I do not pray that thou should take them out of the world, but that thou should keep them from the evil one. 16 They are not of the world, even as I am not of the world. 17 Sanctify them in the truth; thy word is truth. 18 As thou didst send me into the world, so I have sent them into the world. 19 And for their sake I consecrate myself, that they also may be consecrated in truth.
I. THEME: The importance of wisdom
If one wants to know how wise St. Thomas Aquinas is, he only needs to read the masterpiece, Summa Theologica. To reward his effort, Christ appeared to him one day and said, “Thomas, you write very well about me! I will grant you one favor; whatever it is I shall bestow on you.” Without any hesitation, he answered, “Non nisi te!” which means, “Nothing but you.”
In order to write such good about God, Thomas sacrificed all for the searching of wisdom. He belongs to the noble class, Landulph; his father is the Count of Aquino; his mother, Theodora, is the Countess of Teano. His family is kin of the two kings, Henry VI and Frederick II. When he decided to join the Dominican Order, he met intense opposition from his family to the point that his father and brothers planned to seize him on his journey and to put him as a prisoner in the San Giovanni Tower at Rocca Secca. They even let prostitutes come to seduce him and to make him forfeit his decision to become a poor preacher. But St. Thomas overcame all to dedicate his life in prayer and in searching wisdom.
Two readings from today feast highlight the importance and the benefits of wisdom. The first reading reported the conversation between God and King Solomon. Like St. Thomas Aquinas, the king asked for wisdom and God granted him the wisdom that no one before him and no one after him shall have such wisdom. In the Gospel, Christ, before His Passion and Death, asked his Father nothing other than to sanctify his disciples in the truth. He prayed for his people to understand and to live according to God’s words so that they could finish his mission and reach the eternal life.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “With wisdom, all good things come to me.”
1.1/ Wisdom is more valuable than all things: According to Hebrew’s tradition, King Solomon is the author of all Wisdom Books because he is regarded as the wisest person in the history of human beings. The tradition reported that when God said to the king that whatever he asks shall be granted to him. King Solomon didn’t ask for power, nor richness, nor health, nor a long life, nor any other things; but only the wisdom to make decisions and to govern his people. God is very pleased with his petition, and He promised to grant him wisdom to the point that no one whether before or after him might have such wisdom. Let us see why?
(1) Wisdom is more valuable than power: When a king has scepters and thrones but doesn’t know how to govern his people, soon or later his kingdom shall fall into other’s hand. But if he has wisdom, he knows what his people are looking for and governs them according to their wish. His kingdom shall last long and he doesn’t have to suffer in the Last Day.
(2) Wisdom is more people than richness: King Solomon asserted, “I accounted wealth as nothing in comparison with her. Neither did I liken to her any priceless gem, because all gold is but a little sand in her sight, and silver will be accounted as clay before her.” Though one has a vast richness but doesn’t know how-to live-in peace and happiness, what does he gain? Reality shows many rich people no longer have a desire to live; and some of them even want to terminate their life.
(3) Wisdom is better than health and beauty: This must be a wise lesson for those in our society who pay too much attention to exercises and fasting so they can have a good looking and healthy body. We, of course, don’t discount this as being not useful; but it isn’t enough to bring happiness for people. No matter how beautiful and healthy people are, they shall be old and fade according to their age. King Solomon gives us the reason why he valued wisdom more, “I loved her more than health and beauty, and I chose to have her rather than light, because her radiance never ceases.”
In short, King Solomon certainly meditate many times before he asked God for wisdom because when one has wisdom, one shall possess all things, as he said, “All good things came to me along with her, and in her hands uncounted wealth.”
1.2/ How can one acquire wisdom? When one wants to have worldly wisdom, they must spend time to learn. When one wants to possess God’s wisdom, he must pray to God so He can grant him His Holy Spirit and spend time to read Scripture because it contains all of God’s revelation as described by King Solomon, “I prayed, and understanding was given me; I called upon God, and the spirit of wisdom came to me.”
2/ Gospel: “Sanctify them in the truth; thy word is truth.”
2.1/ Jesus knew all dangers his disciple must face in the world: When Jesus knows it is the time for him to leave this world, he said to his Father, “And now I am no more in the world, but they are in the world, and I am coming to thee.”
The hour when Jesus leaves the world is also the hour his disciple must fight against the worldly power by themselves. He knows how serious the result of this fighting is, as he said to them, “I will strike the shepherd, and the sheep of the flock will be scattered” (Mt 26:31). Looking back at the result of his mission, he said to his Father, “While I was with them, I kept them in thy name, which thou hast given me; I have guarded them, and none of them is lost but the son of perdition, that the scripture might be fulfilled.”
The world shall hate and persecute Jesus’ disciples as they are going to hate and to persecute him. The reason is because both Jesus and his disciple don’t belong to the world. Jesus let his disciples to know this clearly so that they shall not be surprised when that thing shall happen.
2.2/ Jesus prayed for his disciples: Knowing all such dangers shall happen for his disciples, Jesus prayed for his disciples the following important things:
(1) To protect his disciples from the devil’s power: Jesus prayed, “I do not pray that thou should take them out of the world, but that thou should keep them from the evil one.” The disciples must stay in the world to continue Jesus’ mission of preaching and leading people to God.
(2) To sanctify his disciples in the truth: Like Paul, Jesus knows well dangers of fallacy when he prayed, “Sanctify them in the truth; thy word is truth. As thou didst send me into the world, so I have sent them into the world. 19 And for their sake I consecrate myself, that they also may be consecrated in truth.” The truth is the words in Scripture and Jesus’ teaching. Jesus knows all wrong actions originate from wrong understanding; therefore, to understand the truth can’t be lacked for his disciples.
These two petitions are granted by the Father when He gave them the Holy Spirit who is the Spirit of truth. The Spirit shall help the disciples to know the truth and guide them to the perfect truth. He is also the one who gives them strength to witness for Jesus.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Knowing God’s wisdom is so critical for our life. We should pray to have God’s Spirit and to acquire wisdom from reading and meditating Scripture.
– We should imitate St. Thomas Aquinas and King Solomon who were ready to sacrifice all things for acquiring wisdom.
– We must respect the truth and never sacrifice it for anything in this world.
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.