Lời Chúa Mỗi Ngày : Ngày 2 tháng 1 – BNGS

Bài đọc: I Jn 2:22-28; Jn 1:19-28.
1/ Bài đọc I: 22 Ai là kẻ dối trá, nếu không phải là kẻ chối rằng
Đức Giê-su là Đấng Ki-tô? Kẻ ấy là tên Phản Ki-tô,
là kẻ chối Chúa Cha và Chúa Con.
23 Ai chối Chúa Con thì cũng không có Chúa Cha;
kẻ tuyên xưng Chúa Con thì cũng có Chúa Cha.
24 Phần anh em, ước chi điều anh em đã nghe từ lúc khởi đầu
ở lại trong anh em. Nếu điều anh em đã nghe từ lúc khởi đầu
ở lại trong anh em, thì chính anh em sẽ ở lại trong Chúa Con và Chúa Cha.
25 Và đây là điều mà chính Đức Ki-tô đã hứa ban cho chúng ta: sự sống đời đời.
26 Tôi viết cho anh em những điều ấy để nói về những kẻ tìm cách
làm cho anh em đi lạc đường.
27 Phần anh em, dầu mà anh em đã lãnh nhận từ Đức Ki-tô
ở lại trong anh em, và anh em chẳng cần ai dạy dỗ nữa.
Nhưng vì dầu của Người dạy dỗ anh em mọi sự
-mà dầu ấy dạy sự thật chứ không phải sự dối trá-,
thì theo như dầu ấy đã dạy anh em, anh em hãy ở lại trong Người.
28 Giờ đây, hỡi anh em là những người con bé nhỏ, anh em hãy ở lại trong Người, để khi Người xuất hiện, chúng ta được mạnh dạn, chứ không bị xấu hổ, vì phải xa cách Người trong ngày Người quang lâm.
2/ Phúc Âm: 19 Và đây là lời chứng của ông Gio-an, khi người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông: “Ông là ai? “
20 Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Đấng Ki-tô.”
21 Họ lại hỏi ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Ê-li-a không? ” Ông nói: “Không phải.” – “Ông có phải là vị ngôn sứ chăng? ” Ông đáp: “Không.”
22 Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông? “
23 Ông nói: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói.
24 Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu.
25 Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ?”
26 Ông Gio-an trả lời: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết.
27 Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.”
28 Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép rửa.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự thật và sự dối trá quanh co
Trong xã hội, rất khó cho chúng ta để nhận biết bản chất đích thực của một người qua việc đối thọai. Khi phải nói về mình, con người thường có những khuynh hướng như: mạo nhận danh nghĩa người khác; giả vờ như mình có để người khác phải thán phục mình; khuếch đại: có ít nói nhiều; nói quanh co để người khác khỏi nhận ra con người thực của mình. Khi phải tìm hiểu cá nhân đó qua người khác, người khác thường có khuynh hướng: cắt bớt những công trạng và các đức tính tốt để họ đừng nổi bật quá; thêm những nhận xét của mình để dìm bớt những điều tốt; gán cho họ những tật xấu mà họ không có; hay vơ vào những thói xấu của gia đình họ.
Các Bài Đọc hôm nay dạy chúng ta phải biết sống thực với con người của mình. Trong Bài đọc I, Thánh Gioan đưa ra lý do tại sao chúng ta phải sống thực là vì chúng ta đã lãnh nhận dầu Thánh Thần qua Bí-tích Rửa Tội. Thánh Thần giúp chúng ta sống thực, và giúp nhận ra những sự giả trá trong thế gian. Trong Phúc Âm, Gioan Tẩy Giả cho chúng ta một mẫu gương phải sống thực qua cách trả lời cho những người đến điều tra: ngắn gọn: có hoặc không; trực tiếp: không dài giòng quanh co; đơn giản: không dùng những lời nhiều nghĩa; chính xác: những gì mình là, không phải những gì người khác gọi, hay khen mình. Khi phải so sánh mình với Chúa Giêsu, Gioan Tẩy Giả đã khiêm nhường nhìn nhận: “Tôi tuy đến trước, nhưng tôi không xứng đáng để cởi quai dép cho Ngài.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Kitô Giáo và các tôn giáo khác
1.1/ Phản-Kitô là người không tin Đức Kitô: Nhiều tôn giáo thờ một Thiên Chúa; chẳng hạn, Do-Thái Giáo, Hồi Giáo, nhưng Kitô Giáo thờ Thiên Chúa và Đức Kitô.
(1) Các lạc giáo: Ngay từ thời Thánh Gioan, khi Kitô Giáo bành trướng vào thế giới, có nhiều những lạc giáo từ chối không tin thiên tính (Do-Thái Giáo) hay nhân tính của Đức Kitô (Chủ-nghĩa thuần Tri-thức). Thánh Gioan đề phòng các tín hữu của ngài các lạc giáo này: “Ai là kẻ dối trá, nếu không phải là kẻ chối rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô? Kẻ ấy là tên Phản-Kitô, là kẻ chối Chúa Cha và Chúa Con.”
(2) Mối liên hệ giữa Thiên Chúa và Đức Kitô: Đối phương của Gioan có thể thuyết phục ngài: “Tuy khác biệt, nhưng chúng ta cùng tin Một Thiên Chúa.” Thánh Gioan thẳng thắn nói lên niềm tin của ngài: “Ai chối Chúa Con thì cũng không có Chúa Cha; kẻ tuyên xưng Chúa Con thì cũng có Chúa Cha.” Theo ngài, có một sự liên hệ chặt chẽ giữa Chúa Cha và Chúa Con:
– Chúa Giêsu mặc khải cho con người biết về Chúa Cha, và nếu Ngài không mặc khải, con người không thể biết Chúa Cha: “Không ai biết Con trừ ra Cha; và cũng không ai biết Cha trừ ra Con và những người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11:27, Lk 10:22).
– Tin Con là tin Cha (Jn 12:44-45); từ chối Con sẽ bị Cha từ chối (Mt 10, 32-33).
– Nhìn thấy Con là nhìn thấy Cha (Jn 14 :6-9).
1.2/ Hai tiêu chuẩn để nhận ra sự thật: Để chống lại những lạc giáo, Thánh Gioan đưa ra 2 tiêu chuẩn để giúp các tín hữu nhận ra sự thật phải theo và sự dối trá phải tránh: tiêu chuẩn bên ngòai là những Giáo Huấn của Giáo Hội; và tiêu chuẩn bên trong là sự soi sáng của Chúa Thánh Thần.
(1) Điều anh em đã nghe từ lúc khởi đầu: Ngài nói: “Phần anh em, ước chi điều anh em đã nghe từ lúc khởi đầu ở lại trong anh em. Nếu điều anh em đã nghe từ lúc khởi đầu ở lại trong anh em, thì chính anh em sẽ ở lại trong Chúa Con và Chúa Cha. Và đây là điều mà chính Đức Kitô đã hứa ban cho chúng ta: sự sống đời đời.” Điều nghe từ đầu đây có lẽ là những dạy dỗ về đạo, trước khi một người được lãnh nhận Bí-tích Rửa Tội.
(2) Sự soi sáng của Chúa Thánh Thần: Khi một người được chịu Phép Rửa nhân danh Đức Kitô, người ấy được xức dầu của Thánh Thần; và được phong chức làm tư tế, tiên tri, và vương đế. Thánh Gioan quả quyết: “Phần anh em, dầu mà anh em đã lãnh nhận từ Đức Kitô ở lại trong anh em, và anh em chẳng cần ai dạy dỗ nữa; nhưng dầu của Người dạy dỗ anh em mọi sự – mà dầu ấy dạy sự thật chứ không phải sự dối trá – thì theo như dầu ấy đã dạy anh em, anh em hãy ở lại trong Người.” Trong khi chủ thuyết “Thuần Tri-thức” cho rằng chỉ có họ mới biết cách giải thóat con người ra khỏi vật chất để kết hợp với Thiên Chúa; Thánh Gioan dạy các tín hữu: một khi đã có Thánh Thần của Thiên Chúa, Thần Sự Thật, trong người, các tín hữu chẳng cần phải được dạy dỗ bởi ai khác nữa.
2/ Phúc Âm: Lời chứng của Gioan
2.1/ Những gì Gioan không là: Và đây là lời chứng của ông Gioan, khi người Do-Thái từ Jerusalem cử một số tư tế và mấy thầy Lêvi đến hỏi ông: “Ông là ai?” Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng: “Tôi không phải là Đấng Kitô.” Họ lại hỏi ông: “Vậy thì thế nào? Ông có phải là ông Êlijah không? ” Ông nói: “Không phải.” “Ông có phải là vị ngôn sứ chăng? ” Ông đáp: “Không.” Sở dĩ Gioan Tẩy Giả trả lời như thế là vì ông không quan tâm đến những điều người khác nói về ông, mà ông chỉ quan tâm đến những gì ông thực sự là. Nhiều người đã coi Gioan Tẩy Giả như một Tiên-tri, và chính Chúa Giêsu đã gọi ông là một Tiên-tri quan trọng hơn hết các tiên-tri.
2.2/ Điều Gioan Tẩy Giả là: Họ liền nói với ông: “Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến? Ông nói gì về chính ông?” Ông nói: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ Isaiah đã nói.” Một khi Gioan nhận ra sứ vụ Thiên Chúa trao cho trong cuộc đời, ông dành mọi thời gian, và nỗ lực để chu tòan sứ vụ của mình.
Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pharisees. Họ hỏi ông: “Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Kitô, cũng không phải là ông Êlijah hay vị ngôn sứ?” Ông Gioan trả lời: “Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người.” Chỗ khác, Gioan phân biệt hai Phép Rửa: ông làm Phép Rửa để tha tội, nhưng Đức Kitô làm Phép Rửa để ban Chúa Thánh Thần.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta cần biết mình, biết Thiên Chúa, và biết tha nhân.
– Chúng ta đừng bao giờ mạo nhận những gì chúng ta không có, cũng đừng bao giờ đánh cắp công ơn của người khác; nhưng phải biết nói, sống, và làm chứng cho sự thật.
– Chúng ta phải đề phòng những kẻ Phản-Kitô và những người không sống xứng đáng với danh hiệu “Kitô hữu” của mình.

January 2nd – Christmas

Readings: I Jn 2:22-28; Jn 1:19-28.
1/ First Reading: RSV 1 John 2:22 Who is the liar but he who denies that Jesus is the Christ? This is the antichrist, he who denies the Father and the Son. 23 No one who denies the Son has the Father. He who confesses the Son has the Father also. 24 Let what you heard from the beginning abide in you. If what you heard from the beginning abides in you, then you will abide in the Son and in the Father. 25 And this is what he has promised us, eternal life. 26 I write this to you about those who would deceive you; 27 but the anointing which you received from him abides in you, and you have no need that anyone should teach you; as his anointing teaches you about everything, and is true, and is no lie, just as it has taught you, abide in him. 28 And now, little children, abide in him, so that when he appears we may have confidence and not shrink from him in shame at his coming.
2/ Gospel: RSV John 1:19 And this is the testimony of John, when the Jews sent priests and Levites from Jerusalem to ask him, “Who are you?” 20 He confessed, he did not deny, but confessed, “I am not the Christ.” 21 And they asked him, “What then? Are you Elijah?” He said, “I am not.” “Are you the prophet?” And he answered, “No.” 22 They said to him then, “Who are you? Let us have an answer for those who sent us. What do you say about yourself?” 23 He said, “I am the voice of one crying in the wilderness, `Make straight the way of the Lord,’ as the prophet Isaiah said.” 24 Now they had been sent from the Pharisees. 25 They asked him, “Then why are you baptizing, if you are neither the Christ, nor Elijah, nor the prophet?” 26 John answered them, “I baptize with water; but among you stands one whom you do not know, 27 even he who comes after me, the thong of whose sandal I am not worthy to untie.” 28 This took place in Bethany beyond the Jordan, where John was baptizing.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Truth and lying
In reality, it is very difficult to know the true character of a person through a conversation because of the following reasons: When talking about oneself, a person has a tendency to pretend to be someone whom he isn’t; he can exaggerate what he has done; or he can hide himself so that others will not recognize his true identity. When we must find out something from that person through others, the others have a tendency to decrease his good works and virtues so that he doesn’t look too good; or they can add their criticism to decrease his goodness; or add more on his bad things which he didn’t have; or they talk about his family’s bad deeds.
Today readings taught us to be honest with ourselves. In the first reading, St. John gave us the reason why we must be true to ourselves because we received the Holy Spirit’s anointing in Baptism. The Holy Spirit helps us to live according to the truth and to recognize lying in the world. In the Gospel, John Baptist gave us an exemplar of living according to the truth by his answers to those who investigated him. His answers are brief, either yes or no; directly, not circular nor lengthy; simple, not using of a word which has many meanings; concise, he stated what he is, not what others call or praise him. When he must compare himself with Jesus, he humbly confessed: “even he who comes after me, the thong of whose sandal I am not worthy to untie.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Christianity and other religions
1.1/ Antichrists are those who don’t believe in Christ: Many religions in the world worship the one God; for example, Jewish religion or Islamic religion. Christianity worships God and Christ.
(1) Heresies: From St. John’s time, when Christianity expanded to the world, there were many heresies who didn’t believe in his divinity (Jewish religion) or his humanity (Gnosticism). St. John warned his faithful about these heresies: “Who is the liar but he who denies that Jesus is the Christ? This is the antichrist, he who denies the Father and the Son. No one who denies the Son has the Father. He who confesses the Son has the Father also.”
(2) The relationship between God the Father and Christ: St. John’s opponent could convince him that though we have some differences, but we also believed in the One God. St. John straightforwardly declared that: “he who denies the Father and the Son. No one who denies the Son has the Father. He who confesses the Son has the Father also.” To John, there exists a closed relationship between the Father and the Son.
– Jesus revealed to people about the Father; if he didn’t reveal, people couldn’t know about the Father, as stated in the Synoptics: “All things have been delivered to me by my Father; and no one knows the Son except the Father, and no one knows the Father except the Son and any one to whom the Son chooses to reveal him” (Mt 11:27, Lk 10:22).
– Whoever believes in the Son, believes in the Father: “He who believes in me, believes not in me but in him who sent me” (Jn 12:44); whoever denies the Son, shall be denied by the Father: “So everyone who acknowledges me before men, I also will acknowledge before my Father who is in heaven; but whoever denies me before men, I also will deny before my Father who is in heaven” (Mt 10: 32-33).
– Whoever sees the Son, see the Father (Jn 14:6-9).

1.2/ Two standards to recognize the truth: To fight against heresies, St. John listed out two standards to help the faithful to recognize the truth: the outside standard is the Church’s teachings; and the inside standard is the Holy Spirit’s enlightenment.
(1) The thing you have heard from the beginning: He said: “Let what you heard from the beginning abide in you. If what you heard from the beginning abides in you, then you will abide in the Son and in the Father. And this is what he has promised us, eternal life.” The thing from the beginning might be referred to what a Christian has been taught about Christianity before he received the Baptism.
(2) The Holy Spirit’s enlightenment: When a person is baptized in the name of Christ, he is anointed by the Holy Spirit and conferred to be a priest, a prophet and a king. St. John confirmed: “but the anointing which you received from him abides in you, and you have no need that anyone should teach you; as his anointing teaches you about everything, and is true, and is no lie, just as it has taught you, abide in him.” The Gnosticisms believe that only they know how to liberate people from material to unite with God; St. John opposed them by teaching: when a Christian has God’s Spirit, the spirit of truth, he has no need to be taught by anyone.
2/ Gospel: John Baptist’s witness
2.1/ What John Baptist isn’t: St. John reported the John Batist’s testimony to the Jews from Jerusalem: “When the Jews sent priests and Levites from Jerusalem to ask him, “Who are you?” He confessed, he did not deny, but confessed, “I am not the Christ.” And they asked him, “What then? Are you Elijah?” He said, “I am not.” “Are you the prophet?” And he answered, “No.”” The reason why John Baptist gave such answers because he wasn’t concerned with what others said about him, but only what he truly is. Many people regarded him as the prophet, and Jesus also regarded him as the most important prophet of all prophets.
2.2/ What John Baptist is: “They said to him then, “Who are you? Let us have an answer for those who sent us. What do you say about yourself?” He said, “I am the voice of one crying in the wilderness, `Make straight the way of the Lord,’ as the prophet Isaiah said.”” Once John Baptist recognizes his vocation in life, he used all of his time and effort to fulfill his duty.
Now they had been sent from the Pharisees. They asked him, “Then why are you baptizing, if you are neither the Christ, nor Elijah, nor the prophet?” John answered them, “I baptize with water; but among you stands one whom you do not know, even he who comes after me, the thong of whose sandal I am not worthy to untie.” In other place, John Baptist differentiated between two baptisms: his baptism is for repentance while Christ’s baptism is for receiving the forgiveness of sins and the Holy Spirit.

III. APPLICATION IN LIFE:
– We need to know ourselves, God and others.
– We shouldn’t pretend to be whom we aren’t nor take others’ good work as ours; but to speak, to live and to witness for the truth.
– We must be cautious of the antichrists and those who didn’t live deservedly with their Christian names.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP