Bài đọc: Neh 8:2-4a, 5-6, 8-10; I Cor 12:12-30; Lk 1:1-4, 4:14-21.
1/ Bài đọc I: 2 Hôm ấy là ngày mồng một tháng thứ bảy, ông Ét-ra cũng là tư tế đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn.
3 Ông đứng ở quảng trường phía trước cửa Nước, đọc sách Luật trước mặt đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đọc từ sáng sớm tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật.
4 Kinh sư Ét-ra đứng trên bục gỗ đã đóng sẵn để dùng vào việc này. 5 Ông Ét-ra mở sách ra trước mặt toàn dân, vì ông đứng cao hơn mọi người. Khi ông mở sách ra thì mọi người đứng dậy. 6 Bấy giờ ông Ét-ra chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa vĩ đại, và toàn dân giơ tay lên đáp rằng: “A-men! A-men!” Rồi họ sấp mặt sát đất mà thờ lạy Đức Chúa. 8 Ông Ét-ra và các thầy Lê-vi đọc rõ ràng và giải thích sách Luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc. 9 Bấy giờ ông Nơ-khe-mi-a, tổng đốc, ông Ét-ra, tư tế kiêm kinh sư, cùng các thầy Lê-vi là những người đã giảng giải Luật Chúa cho dân chúng, nói với họ rằng: “Hôm nay là ngày thánh hiến cho Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, anh em đừng sầu thương khóc lóc.” Sở dĩ ông nói thế là vì toàn dân đều khóc khi nghe lời sách Luật. 10 Ông Ét-ra còn nói với dân chúng rằng: “Anh em hãy về ăn thịt béo, uống rượu ngon và gửi phần cho những người không sẵn của ăn, vì hôm nay là ngày thánh hiến cho Chúa chúng ta. Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em.”
2/ Bài đọc II: 12 Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô cũng vậy.
13 Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. 14 Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi.
15 Giả như chân có nói: “Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. 16 Giả như tai có nói: “Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể.
17 Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi? 18 Nhưng Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận vào một chỗ trong thân thể như ý Người muốn.
19 Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận, thì làm sao mà thành thân thể được? 20 Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một. 21 Vậy mắt không có thể bảo tay: “Tao không cần đến mày”; đầu cũng không thể bảo hai chân: “Tao không cần chúng mày.”
22 Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất; 23 và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta lại tôn trọng hơn cả. Những bộ phận kém trang nhã, thì ta lại mặc cho chúng trang nhã hơn hết. 24 Còn những bộ phận trang nhã thì không cần gì cả. Nhưng Thiên Chúa đã khéo xếp đặt các bộ phận trong thân thể, để bộ phận nào kém thì được tôn trọng nhiều hơn. 25 Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau.
26 Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung. 27 Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Ki-tô, và mỗi người là một bộ phận. 28 Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ.
29 Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, 30 ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao?
3/ Phúc Âm: 1 Thưa ngài Thê-ô-phi-lô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. 2 Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. 3 Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, 4 mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.
14 Được quyền năng Thần Khí thúc đẩy, Đức Giê-su trở về miền Ga-li-lê, và tiếng tăm Người đồn ra khắp vùng lân cận. 15 Người giảng dạy trong các hội đường, và được mọi người tôn vinh.
16 Rồi Đức Giê-su đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh. 17 Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: 18 Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, 19 công bố một năm hồng ân của Chúa. 20 Đức Giê-su cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người.
21 Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
————————————————–
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sách Thánh giúp con người giải quyết mọi vấn nạn của cuộc đời.
Thiên Chúa không để con người lầm lẫn trong tối tăm của thế giới, Ngài ban cho con người một tấm gương soi là Kinh Thánh, Lời của Người. Con người có thể nhìn vào đó để nhận ra lỗi lầm quá khứ, để phiên dịch những gì đang xảy ra trong hiện tại, và để biết chuẩn bị cho tương lai đang tới. Điều cần là con người phải bỏ thời giờ để học hỏi và hiểu biết Kinh Thánh; nếu không, con người sẽ lầm lẫn trong bóng tối của cuộc đời, và không biết cách giải quyết những vấn nạn của cuộc sống.
Các Bài Đọc hôm nay nêu bật những ví dụ cụ thể của việc áp dụng Kinh Thánh trong cuộc đời. Trong Bài Đọc I, nhiều người Do-thái không hiểu lý do Thiên Chúa để Đền Thờ bị phá hủy, quốc gia bị xâm lăng, và dân chúng phải chịu lưu đày cực khổ khắp nơi. Trong ngày khánh thành Đền Thờ mới, tư tế Ezra cho đọc Sách Luật và các thầy Lêvi thay phiên nhau cắt nghĩa cho dân chúng. Họ hiểu ra lý do của những tai ương là tội của toàn dân đã khinh thường Lời Chúa và đã không thi hành Lề Luật. Họ khóc vì đã xúc phạm đến Thiên Chúa hằng yêu thương và săn sóc họ.
Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô đưa ra một ví dụ về thân thể mà con người có thể áp dụng trong cuộc sống để bảo trì sự hiệp nhất, thực thi đức bác ái, và cùng nhau xây dựng Nhiệm Thể của Đức Kitô đến mức thập toàn. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dùng lời ngôn sứ Isaiah để nói cho khán giả biết Ngài chính là sự ứng nghiệm của những lời ấy.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Toàn dân đều khóc khi nghe lời sách Luật.
1.1/ Sách Thánh giúp dân chúng hiểu biết những gì đang xảy ra trong cuộc đời: Hoàn cảnh lịch sử của trình thuật hôm nay là ngày khánh thành Đền Thờ thứ hai. Sở dĩ có ngày khánh thành Đền Thờ thứ hai là Thiên Chúa đã đổi lòng vua Ba-tư là Cyrus và Darius, để hai vua này ban chiếu chỉ phóng thích cho dân Israel được hồi hương và giúp đỡ tài chánh để xây dựng lại Đền Thờ. Tư tế Ezra “đem sách Luật ra trước mặt cộng đồng gồm đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đứng ở quảng trường phía trước cửa Nước, đọc sách Luật trước mặt đàn ông, đàn bà và tất cả các trẻ em đã tới tuổi khôn. Ông đọc từ sáng sớm tới trưa, và toàn dân lắng tai nghe sách Luật.”
Sự kiện đọc Sách Luật và giải thích cho dân chúng nghe hôm nay là một hiện tượng mới. Trước năm 538 BC, người Do-thái chỉ biết nghe theo lời những người lãnh đạo và các ngôn sứ của Thiên Chúa gởi tới, cầu nguyện và dâng lễ vật đền tội trong Đền Thờ. Sau biến cố này, người Do-thái thiết lập các hội đường để thường xuyên cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh trong ngày Sabbath. Việc nghe Kinh Thánh giúp dân chúng nhận ra tội lỗi của họ đã xúc phạm đến tình thương của Thiên Chúa; đó là lý do dân chúng khóc vì nhận ra họ đã không trung thành với Thiên Chúa.
1.2/ Khinh thường Kinh Thánh là nguyên do của mọi đau khổ trong cuộc đời: Trong trình thuật hôm nay, dân chúng phải nghe giảng giải Kinh Thánh từ sáng sớm tới trưa, chứ không phải chỉ 15 phút trong thánh lễ mỗi tuần như nhiều người quan niệm. “Ông Ezra và các thầy Lêvi đọc rõ ràng và giải thích sách Luật của Thiên Chúa, nhờ thế mà toàn dân hiểu được những gì các ông đọc.”
Điều mọi người đều nhận ra là Kinh Thánh không dễ hiểu, và có rất nhiều những giải thích sai lạc. Để hiểu, con người cần có thời giờ chuẩn bị tâm hồn cho tâm hồn lắng đọng và xin Thánh Thần soi sáng trước khi nghe Lời Chúa. Ngoài ra, dân chúng cần có những người chuyên môn am tường Kinh Thánh như các thầy Levi, để cắt nghĩa cho dân chúng về ý nghĩa và cách áp dụng Kinh Thánh trong cuộc sống.
Kinh Thánh không phải là thứ sách đọc qua rồi bỏ; nhưng là tấm gương soi để con người thường xuyên dựa vào đó để xét mình xem coi mình đã thực hành Lời Chúa được đến đâu. Kinh Thánh giúp con người nhận ra những lỗi lầm họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa và đến tha nhân.
Kinh Thánh là nguồn khôn ngoan giúp con người dựa vào đó để tìm ra những giải pháp cụ thể cho mọi vấn nạn của cuộc đời. Thực hành những điều Thiên Chúa dạy dỗ sẽ giúp con người tránh được tội lỗi và những đau khổ sẽ xảy đến trong tương lai. Ngoài ra, Kinh Thánh giúp con người nhận ra tình thương Thiên Chúa và trung thành với Ngài trong suốt cuộc đời.
2/ Bài đọc II: Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận vào một chỗ trong thân thể như ý Người muốn.
Trình thuật hôm nay muốn nhấn mạnh đến mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa và với tha nhân nằm trong kế hoạch quan phòng của Thiên Chúa. Hiểu biết nền thần học thân thể của Phaolô sẽ giúp chúng ta loại bỏ những chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, kỳ thị, và hưởng thụ; đồng thời sẽ giúp chúng ta biết xây dựng gia đình, cộng đoàn, xã hội và Giáo Hội được bình an, tăng trưởng, và hạnh phúc.
2.1/ Phận vụ của các chi thể trong một thân thể: Thánh Phaolô liệt kê những kiến thức căn bản về thân thể:
– thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều chi thể, mà các chi thể của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể;
– các chi thể đều thuộc về thân thể cho dù chúng muốn hay không. Ví dụ, giả như chân có nói: “Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: “Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể,” thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể;
– mỗi chi thể đều cần thiết cho thân thể hoạt động theo ý định của Thiên Chúa: “Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi? Giả như tất cả chỉ là một chi thể, thì làm sao mà thành thân thể được?”
– những chi thể xem ra yếu đuối nhất lại được coi là cần thiết nhất; và những chi thể coi là tầm thường nhất, lại được tôn trọng hơn cả;
– tất cả các chi thể đều góp phần trong việc xây dựng thân thể: nếu một chi thể đau, thì toàn thân đều đau.
2.2/ Mỗi người tín hữu là chi thể của một Nhiệm Thể là Hội Thánh và Đức Kitô là Đầu: Thánh Phaolô áp dụng sự phân tích về thân thể vào Nhiệm Thể của Đức Kitô. Ngài dùng câu so sánh: “Đức Kitô cũng vậy.”
– tất cả chúng ta, dầu Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
– mỗi người được Thánh Thần ban cho mỗi đặc sủng khác nhau: người được ơn làm phép lạ, người được đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ.
– đặc sủng khác nhau đưa đến những ơn gọi khác nhau: Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy…
– đừng bắt người khác giống mình, vì điều đó đi ngược lại với ý định của Thiên Chúa và không mang lại kết quả tốt đẹp: “Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao?”
3/ Phúc Âm: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
3.1/ Mục đích của thánh sử Lucas khi viết Tin Mừng: Tin Mừng được viết cho một khán giả đặc biệt và mục đích được Lucas tuyên bố rõ ràng: “Thưa ngài Theophile đáng kính … mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.”
Theo truyền thống Do-thái, lời chứng của hai, ba, hay nhiều người, là lời chứng vững chắc. Lucas nhắc nhở lời chứng của thế hệ thứ hai, những người đã nghe thế hệ thứ nhất thuật lại: “Có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta.” Và Lucas thêm vào lời chứng của mình: “Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài.” Điều cần lưu ý ở đây về cách cấu trúc văn chương của đoạn văn: cả đoạn đều là một câu; việc chia thành 4 câu là công việc của các học giả Kinh Thánh sau này.
3.2/ Chúa Giêsu đọc và giải thích Kinh Thánh.
(1) Chúa Giêsu nhận ra tầm quan trọng của việc đọc và dạy dỗ Kinh Thánh: Trình thuật kể: “được Thánh Thần thúc đẩy Ngài đi khắp miền Galilee để giảng dạy dân chúng trong các hội đường.” Như đã nói trên, kể từ thời Ezra trở đi, người Do-thái có thói quen thành lập các hội đường tại địa phương để cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh mỗi ngày Sabbath. Trong trình thuật hôm nay, “Đức Giêsu trở về Nazareth, nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày Sabbath, và đứng lên đọc Sách Thánh.”
(2) Ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Họ trao cho Người cuốn sách ngôn sứ Isaiah. Người mở ra, gặp đoạn chép rằng: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” Đây là lời của ngôn sứ Isaiah, 61:1-2a, về sứ vụ của ông nhận được từ Thiên Chúa, để loan tin cho dân Do-thái nơi lưu đày biết họ sắp được phóng thích để hồi hương.
Chúa Giêsu bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.” Đoạn văn của Isaiah không chỉ đúng cho Isaiah và người đương thời của ông, mà còn đúng cho Chúa Giêsu và khán giả thời của Ngài. Thánh Thần cũng xức dầu cho Đức Kitô trong biến cố Ngài chịu phép rửa tại sông Jordan. Ngài cũng được sai đi để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, không chỉ cho dân Do-thái, mà còn cho tất cả mọi người. Ngài giải thoát con người không phải khỏi ách nô lệ của ngoại bang, nhưng là ách nô lệ của tội lỗi và các quyền lực của ma quỉ.
Lời Kinh Thánh vẫn tiếp tục ứng nghiệm mỗi ngày trong cuộc đời cho đến tận thế. Là môn đệ của Đức Kitô, chúng ta cũng nhận lãnh sứ vụ rao truyền Tin Mừng để giải thoát con người khỏi ảnh hưởng của những gian trá và tội lỗi. Khi chúng ta thực hành những gì Kinh Thánh dạy, chúng ta tìm thấy niềm vui và được hưởng những hiệu quả tốt đẹp. Ngược lại, khi chúng ta không làm những gì Kinh Thánh dạy, chúng ta không có sự bình an và phải lãnh nhận mọi đau khổ do tội lỗi mang lại.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Lời Chúa là ánh sáng soi đường, là tấm gương soi chiếu cuộc đời, là nguồn khôn ngoan giúp chúng ta nhận ra sự thật và giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.
– Chúng ta cần biết tận dụng thời giờ để học hỏi và cố gắng thực thi Lời Chúa để tránh được những đau khổ không cần thiết trong cuộc đời. Nếu không chịu học hỏi, chúng ta sẽ lầm lũi trong đêm tối và phải lãnh nhận mọi hậu quả không tốt đẹp.
– Lời Chúa giúp chúng ta không những nhận ra những gian trá của ba thù, mà còn giúp chúng ta biết cách thức xây dựng Nhiệm Thể của Đức Kitô, mang bình an và hạnh phúc đến cho cá nhân và cộng đoàn.
– Lời Chúa vẫn tiếp tục ứng nghiệm hằng ngày trong cuộc đời mỗi người, gia đình, và nhân loại.
Third Sunday – Year C – Ordinary Time
Readings: Neh 8:2-4a, 5-6, 8-10; I Cor 12:12-30; Lk 1:1-4, 4:14-21.
1/ First Reading: NAB Nehemiah 8:2 On the first day of the seventh month, therefore, Ezra the priest brought the law before the assembly, which consisted of men, women, and those children old enough to understand. 3 Standing at one end of the open place that was before the Water Gate, he read out of the book from daybreak till midday, in the presence of the men, the women, and those children old enough to understand; and all the people listened attentively to the book of the law. 4 Ezra the scribe stood on a wooden platform that had been made for the occasion; 5 Ezra opened the scroll so that all the people might see it (for he was standing higher up than any of the people); and, as he opened it, all the people rose. 6 Ezra blessed the LORD, the great God, and all the people, their hands raised high, answered, “Amen, amen!” Then they bowed down and prostrated themselves before the LORD, their faces to the ground. 8 Ezra read plainly from the book of the law of God, interpreting it so that all could understand what was read. 9 Then (Nehemiah, that is, His Excellency, and) Ezra the priest-scribe (and the Levites who were instructing the people) said to all the people: “Today is holy to the LORD your God. Do not be sad, and do not weep”-for all the people were weeping as they heard the words of the law. 10 He said further: “Go, eat rich foods and drink sweet drinks, and allot portions to those who had nothing prepared; for today is holy to our LORD. Do not be saddened this day, for rejoicing in the LORD must be your strength!”
2/ Second Reading: NAB 1 Corinthians 12:12 As a body is one though it has many parts, and all the parts of the body, though many, are one body, so also Christ. 13 For in one Spirit we were all baptized into one body, whether Jews or Greeks, slaves or free persons, and we were all given to drink of one Spirit. 14 Now the body is not a single part, but many. 15 If a foot should say, “Because I am not a hand I do not belong to the body,” it does not for this reason belong any less to the body. 16 Or if an ear should say, “Because I am not an eye I do not belong to the body,” it does not for this reason belong any less to the body. 17 If the whole body were an eye, where would the hearing be? If the whole body were hearing, where would the sense of smell be? 18 But as it is, God placed the parts, each one of them, in the body as he intended. 19 If they were all one part, where would the body be? 20 But as it is, there are many parts, yet one body. 21 The eye cannot say to the hand, “I do not need you,” nor again the head to the feet, “I do not need you.” 22 Indeed, the parts of the body that seem to be weaker are all the more necessary, 23 and those parts of the body that we consider less honorable we surround with greater honor, and our less presentable parts are treated with greater propriety, 24 whereas our more presentable parts do not need this. But God has so constructed the body as to give greater honor to a part that is without it, 25 so that there may be no division in the body, but that the parts may have the same concern for one another. 26 If (one) part suffers, all the parts suffer with it; if one part is honored, all the parts share its joy. 27 Now you are Christ’s body, and individually parts of it. 28 Some people God has designated in the church to be, first, apostles; second, prophets; third, teachers; then, mighty deeds; then, gifts of healing, assistance, administration, and varieties of tongues. 29 Are all apostles? Are all prophets? Are all teachers? Do all work mighty deeds? 30 Do all have gifts of healing? Do all speak in tongues? Do all interpret?
3/ Gospel: NAB Luke 1:1 Since many have undertaken to compile a narrative of the events that have been fulfilled among us, 2 just as those who were eyewitnesses from the beginning and ministers of the word have handed them down to us, 3 I too have decided, after investigating everything accurately anew, to write it down in an orderly sequence for you, most excellent Theophilus, 4 so that you may realize the certainty of the teachings you have received. NAB Luke 4:14 Jesus returned to Galilee in the power of the Spirit, and news of him spread throughout the whole region. 15 He taught in their synagogues and was praised by all. 16 He came to Nazareth, where he had grown up, and went according to his custom into the synagogue on the sabbath day. He stood up to read 17 and was handed a scroll of the prophet Isaiah. He unrolled the scroll and found the passage where it was written: 18 “The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor. He has sent me to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free, 19 and to proclaim a year acceptable to the Lord.” 20 Rolling up the scroll, he handed it back to the attendant and sat down, and the eyes of all in the synagogue looked intently at him. 21 He said to them, “Today this scripture passage is fulfilled in your hearing.”
————————————————————————————————
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Scripture helps people to solve all problems of their life.
God doesn’t let people struggle in darkness of the world, He gives people a mirror which is the Scripture, His word. People can look in it to recognize their past sins, to interpret what are happening and to prepare for the future. The important thing is that people must spend time to learn to understand Scripture; if not, people shall be confused in darkness of their life and not know how to solve their difficult problems.
Today readings highlight the practical examples of the application of Scripture in life. In the first reading, many of the Israelites didn’t understand why God let their temple being destroyed, their nation was lost, and they were on painful exile everywhere. In the dedication of their new temple, the priest Ezra let them hear the Book of the law and the Levites took turn to explain its meanings for people. The Israelites then understood that all terrible things happened for them because they forsook the law. They wept because they sinned against God who always loves and cares for them. In the second reading, St. Paul gave a concrete example about Christ’s mystical body in which all are members. People can apply this image in life to protect unity, to practice charity and to build up Christ’s mystical body to perfection. In the Gospel, Jesus used Isaiah’s prophecy to explain for his audience to know that he is the fulfillment of his prophecy.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: All the assembly wept when they heard the law.
1.1/ Scripture helps people to recognize what are happened in their life: The historical background of today passage is the dedication of the Second Temple which happened about 515 B.C. The reason why the Israelites had this day is because God changed the hearts of two Persian kings, Cyrus and Darius, so that these two kings signed a decree to liberate the Israelites. They let the Israelites go back to their country and even gave financial help so that they can rebuild the temple. The priest Ezra “brought the law before the assembly, which consisted of men, women, and those children old enough to understand.Standing at one end of the open place that was before the Water Gate, he read out of the book from daybreak till midday, in the presence of the men, the women, and those children old enough to understand; and all the people listened attentively to the book of the law.”
The event of reading and explaining the Book of the law which happened today is new. Before 538 B.C., the Israelites only know how to listen to their leaders and prophets, sent by God, to pray and to offer sacrifices in the temple. After this event, the Jews began to build synagogues so that they can gather to pray and to learn Scripture on the Sabbath. Hearing Scripture helped people to recognize their sins against God. The reason why people wept is because they recognized that they weren’t loyal to God.
1.2/ Despising Scripture is the cause of all sufferings: In today passage, people must hear reading and explaining of Scripture from daybreak to midday, not only ten or fifteen minutes in the weekend mass as many people think. The passage said, “Ezra read plainly from the book of the law of God, interpreting it so that all could understand what was read.”
What all people must accept is that Scripture isn’t easy to understand, and there exists many false interpretations. To understand, people need to have time to prepare for and to ask the Spirit to enlighten their mind before listening to God’s word. Besides, people need to have the experts as the Levites to explain for them about the meanings and the ways to apply them in their life.
Scripture isn’t a kind of book which people can read one or two times; but as a mirror so that people should constantly refer to see how much they practiced God’s word. Scripture helps people to recognize their sins against God and others. Scripture is the source of wisdom so people can base on to find out concrete solutions for all difficult problems. When people practice what Scripture teaches, they can avoid sufferings. Moreover, Scripture also helps people to recognize God’s love so that they can be loyal to Him until the end.
2/ Reading II: God puts each part into one body as He wills.
Today passage wants to emphasize one’s relationship with God and with others in God’s plan of salvation. An understanding of Pauline theology of the body shall help us to eliminate individualism, selfish life and discrimination; at the same time, to build up our family, community and the Church in peace and happiness.
2.1/ The duty of each part in one body: St. Paul listed out the basic knowledge about the human body as follows:
– A human body has many different parts.
– All parts belong to one body, no matter they want or not. Paul gave some examples, “If a foot should say, “Because I am not a hand I do not belong to the body,” it does not for this reason belong any less to the body.Or if an ear should say, “Because I am not an eye I do not belong to the body,” it does not for this reason belong any less to the body.”
– Each part is necessary for the body to act according to God’s will: Paul continued, “If the whole body were an eye, where would the hearing be? If the whole body were hearing, where would the sense of smell be? But as it is, God placed the parts, each one of them, in the body as he intended.If they were all one part, where would the body be?But as it is, there are many parts, yet one body.”
– “The parts of the body that seem to be weaker are all the more necessary,and those parts of the body that we consider less honorable we surround with greater honor, and our less presentable parts are treated with greater propriety.”
– All members contribute on the wholesome of the body: “If one part suffers, all the parts suffer with it; if one part is honored, all the parts share its joy.”
2.2/ Each of us is a member of one mystical body which is the Church and Christ as the head: St. Paul applied his analysis to Christ’s mystical body by saying, “So also Christ.”
– “For in one Spirit we were all baptized into one body, whether Jews or Greeks, slaves or free persons, and we were all given to drink of one Spirit.”
– The Holy Spirit gives each one a different gift: for some, gifts of healing; for others, gifts of healing, assistance, administration, and varieties of tongues.
– Different gifts lead to different vocations in the Church: “Some people God has designated in the church to be, first, apostles; second, prophets; third, teachers; then, mighty deeds.”
– Do not expect others to be like ourselves because that is against God’s will and shall not lead to good results. St. Paul asked, “Are all apostles? Are all prophets? Are all teachers? Do all work mighty deeds?Do all speak in tongues? Do all interpret?”
3/ Gospel: “Today this scripture passage is fulfilled in your hearing.”
3.1/ St. Luke’s purpose for writing his Gospel: He wrote his Gospel for a special audience and his purpose was clearly declared: “Most excellent Theophilus,so that you may realize the certainty of the teachings you have received.”
According to Jewish tradition, the witness of two or three persons is regarded as true. St. Luke mentioned the witness of the second generation, those who heard from the first generation, “Since many have undertaken to compile a narrative of the events that have been fulfilled among us,just as those who were eyewitnesses from the beginning and ministers of the word have handed them down to us.” And Luke added on his witness: “I too have decided, after investigating everything accurately anew, to write it down in an orderly sequence for you.”
What we need to pay attention in today first passage is its literary structure: It contains only one sentence; there is no point in this passage. Later, some scholars divided it into four sentences.
3.2/ Jesus read and explained Scripture.
(1) Jesus knew the importance of reading and explaining Scripture: St. Luke reported, “Jesus returned to Galilee in the power of the Spirit, and news of him spread throughout the whole region.He taught in their synagogues and was praised by all.” As said above, from the time of Ezra, the Jews have a habit of building up synagogues in local areas for people to pray and to learn Scripture on the Sabbath. In today passage, Jesus “came to Nazareth, where he had grown up, and went according to his custom into the synagogue on the sabbath day. He stood up to read and was handed a scroll of the prophet Isaiah.”
(2) The Scripture is fulfilled: He unrolled the scroll and found the passage where it was written:”The Spirit of the Lord is upon me, because he has anointed me to bring glad tidings to the poor. He has sent me to proclaim liberty to captives and recovery of sight to the blind, to let the oppressed go free,and to proclaim a year acceptable to the Lord.”Rolling up the scroll, he handed it back to the attendant and sat down, and the eyes of all in the synagogue looked intently at him.This passage is from Isaiah, 61:1-2a, talked about the prophet’s mission which he was received from God, to announce for the Israelites to know that they shall be liberated from their exile to return to their country.
Jesus began by saying to them: “Today this scripture passage is fulfilled in your hearing.” Jesus wanted to say that not only the passage from Isaiah is correct for the prophet and his contemporary, but also is proper for Jesus and his contemporary. The Holy Spirit anointed Christ when he was baptized by John Baptist in Jordan River. Jesus was sent to preach the Gospel of salvation not only for the Jews but also for all people. Christ liberates people, not from the slavery for the foreign countries, but from the slavery of sins and evil spirits.
God’s words continue to be fulfilled each day until the Last Day. As Christ’s disciples, we also received the mission of preaching the Gospel to liberate people from influences of falsity and sins. When we practice what Scripture teaches, we find joy and receive good results. In opposition, when we don’t do what Scripture teaches, we have no peace and must get all sufferings for our sins.
III. APPLICATION IN LIFE:
– God’s word is the light for our step, the mirror for our reflection and the source of wisdom for us to recognize the truth and to solve all problems of our life.
– We need to wisely arrange our time so that we have time to learn and to practice God’s word to avoid unnecessary sufferings in our life. If we refuse to learn Scripture, we shall be confused in darkness and must get unwanted results.
– God’s word helps us, not only to recognize dangers of our enemies, but also to build up Christ’s mystical body, to bring peace and happiness for ourselves and others.
– God’s word continues to fulfill each day in our life, family and society.