Chủ Nhật 28 Thường Niên, Năm C
Bài đọc: 2 Kgs 5:14-17; 2 Tim 2:8-13; Lk 17:11-19.
1/ Bài đọc I: 14 Vậy ông xuống dìm mình bảy lần trong sông Gio-đan, theo lời người của Thiên Chúa. Da thịt ông lại trở nên như da thịt một trẻ nhỏ. Ông đã được sạch.
15 Cùng với đoàn tuỳ tùng, ông trở lại gặp người của Thiên Chúa. Ông vào, đứng trước mặt ông ấy và nói: “Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Ít-ra-en. Bây giờ, xin ngài vui lòng nhận món quà của tôi tớ ngài đây.”
16 Ông Ê-li-sa nói: “Có ĐỨC CHÚA hằng sống là Đấng tôi phụng sự, tôi thề sẽ không nhận gì cả.” Ông Na-a-man nài ép ông nhận, nhưng ông vẫn từ chối.
17 Ông Na-a-man nói: “Nếu ngài từ chối, thì xin cho phép tôi tớ ngài đây mang về một số đất vừa sức hai con lừa chở được, vì tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài ĐỨC CHÚA.”
2/ Bài đọc II: 8 Anh hãy nhớ đến Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đã sống lại từ cõi chết, Đấng xuất thân từ dòng dõi Đa-vít,
9 Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích!
10 Bởi vậy, tôi cam chịu mọi sự, để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Giê-su Ki-tô, và được hưởng vinh quang muôn đời.
11 Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người.
12 Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người.
Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta.
13 Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình.
3/ Phúc Âm: 11 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê.
12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa
13 và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi!”
14 Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.” Đang khi đi thì họ được sạch.
15 Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa.
16 Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri.
17 Đức Giê-su mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu?
18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”
19 Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Lòng biết ơn.
Không ai thích người vô ơn; nhưng nhiều khi chính chúng ta lại là những người vô ơn với Thiên Chúa, với cha mẹ, và với tha nhân. Để biết ơn, chúng ta cần phải nhận ra ơn, chứ đừng bao giờ nghĩ mọi sự phải xảy ra như vậy: Thiên Chúa phải ban ơn, cha mẹ phải săn sóc con cái, các nhà lãnh đạo phải lo cho dân… Công ơn mình đang hưởng có thể bị lấy mất bất cứ lúc nào. Có những người sợ phải biết ơn vì họ sợ sẽ phải đền ơn; vì thế họ vô ơn. Họ quên đi rằng khi con người biết ơn, họ sẽ được lãnh nhận nhiều ơn hơn, và cuộc đời họ sẽ thăng tiến. Người vô ơn sẽ càng ngày càng lụi bại dần, và sẽ bị mọi người xa lánh.
Các bài đọc hôm nay tập trung trong hai khía cạnh quan trọng của việc biết ơn: (1) nhận ra những gì ân nhân đã làm cho mình; (2) cám ơn bằng việc làm cụ thể. Trong bài đọc I, tướng Syria là Naaman nhận ra Thiên Chúa của Israel là Người đã chữa ông khỏi bệnh cùi. Ông trở lại cám ơn ngôn sứ Elisha như khí cụ Thiên Chúa dùng để chữa lành, và cam kết từ nay sẽ không thờ phượng một Thiên Chúa nào khác. Trong bài đọc II, Phaolô nhận ra những gì Đức Kitô đã làm cho con người và cho chính bản thân ông trên đường đi Damascus. Ông khuyên môn đệ Timothy trung thành chịu đau khổ để rao giảng Tin Mừng Cứu Độ của Đức Kitô cho mọi người để họ cũng được hưởng sự sống muôn đời. Trong Phúc Âm, người bệnh phong xứ Samaria là người duy nhất trong 10 người đã nhận ra ơn lành Chúa Giêsu đã làm cho ông. Ông trở lại cám ơn Chúa Giêsu, và ông nhận được thêm ơn lành cứu độ.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Tôi tớ ngài sẽ không còn dâng hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa.
1.1/ Tướng Naaman nhận ra Thiên Chúa của Israel đã chữa bệnh cho mình: Trước khi Naaman, tướng Syria, vâng lời dìm mình 7 lần trong sông Jordan, ông đã trải qua cuộc thử thách nội tâm: Tại sao ngôn sứ Elisha không chịu ra đón tiếp ông? Tại sao khinh thường ông đến độ chỉ sai đầy tớ ra đón ông với một mệnh lệnh đơn giản: “Xuống sông Jordan dìm mình 7 lần sẽ được sạch.” Tại sao phải dìm mình 7 lần trong sông Jordan của người Do-thái, trong khi có biết bao con sông ở Syria sạch sẽ hơn nhiều? Và ông đã giận dữ bỏ ra về…
Đoàn tùy tùng phải mở trí cho ông để ông nhận ra những vô lý của ông: Chính ông là người cần nhận ơn từ người của Thiên Chúa chứ không ngược lại. Đã vất vả qua Do-thái rồi, giờ chỉ cần nghe lời người của Thiên Chúa, khiêm nhường dìm mình 7 lần trong sông Jordan là được sạch. Tại sao ông không chịu làm công việc quá dễ dàng như thế để khỏi phải chịu một chứng bệnh nan y suốt đời?
Và ông đã nhận ra sự vô lý của mình, ông khiêm nhường làm theo lời của ngôn sứ Elisha: “ông xuống dìm mình bảy lần trong sông Jordan, theo lời người của Thiên Chúa. Da thịt ông lại trở nên như da thịt một trẻ nhỏ. Ông đã được sạch.”
1.2/ Tướng Naaman tuyên thệ sẽ không thờ bất cứ thần nào ngoại trừ Thiên Chúa của Elisha: Khi tướng Naaman nhận ra đã được lành bệnh, ông thân hành trở lại đứng trước mặt ngôn sứ Elisha, người của Thiên Chúa, tuyên xưng: “Nay tôi biết rằng: trên khắp mặt đất, không đâu có Thiên Chúa, ngoại trừ ở Israel.” Ông không những đã được Thiên Chúa chữa lành phần xác là cho khỏi bệnh phong, ông còn được chữa lành phần hồn qua việc nhận ra Thiên Chúa của Israel là Thiên Chúa duy nhất, và bổn phận của ông là chỉ thờ phượng một Thiên Chúa này mà thôi.
Khi Naaman dâng lễ vật để tỏ lòng biết ơn, ngôn sứ Elisha không lãnh nhận, vì ngôn sứ biết rõ việc chữa lành là ơn của Thiên Chúa dành cho tướng Naaman, không phải do bởi ông. Ông không thể nhận quà tặng, vì như thế là đánh cắp công ơn của Thiên Chúa, và có thể làm cho người nhận ơn hiểu lầm. Đây phải là một bài học quan trọng cho chúng ta: Tất cả là hồng ân của Thiên Chúa. Đừng bao giờ đánh cắp làm của mình. Cần phải nói cho người được ơn biết rõ lý do để họ cám ơn Thiên Chúa.
Tại sao Naaman muốn xin mang về hai xe đất? Có lẽ Naaman muốn dùng đất đó để xây dựng bàn thờ kính Thiên Chúa, vì theo như lời ông nói: “Tôi tớ ngài sẽ không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Đức Chúa.”
2/ Bài đọc II: Đức Kitô, vị đại ân nhân của loài người.
1.1/ Phaolô nhận ra những gì Đức Kitô đã làm cho loài người và cho chính ông: Để hiểu những gì Phaolô nói, chúng ta cần luôn trở về với biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc đời Phaolô trên đường đi Damascus. Phaolô đã nhận ra những ơn Thiên Chúa ban cho ông:
– Ơn phần hồn: cho ông nhìn thấy chính Chúa phục sinh; giúp ông thay đổi não trạng kiêu ngạo để biết nhìn nhận: con người được cứu độ do bởi ơn thánh chứ không do bởi việc cố gắng giữ Lề Luật. Sự sống lại có thật; và như thế, tất cả những Lời dạy dỗ của Đức Kitô là sự thật.
– Ơn phần xác: ông được chữa khỏi mù và khỏi bị phạt chết.
Phaolô cũng nhận ra Đức Kitô là vị đại ân nhân của loài người, qua lời Phaolô khuyên môn đệ Timothy: “Anh hãy nhớ đến Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết.” Ngài đã chết thay cho con người, Ngài đã tha mọi tội cho con người. Ngài đã mang lại cho con người sự sống đời đời đã bị đánh mất bởi tội.
1.2/ Phaolô cam chịu mọi sự để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn: Một khi Phaolô đã nhận ra tất cả các ơn Đức Kitô đã làm cho ông, ông quyết định dành trọn cuộc đời còn lại để báo đáp bằng cách chu toàn trọn vẹn sứ vụ Đức Kitô trao phó cho ông là rao giảng Tin Mừng. Phaolô có kinh nghiệm rất rõ trong ba cuộc hành trình, ông phải chịu nhiều đau khổ để mang Tin Mừng đến cho mọi người và để chứng minh lòng trung thành của ông với Đức Kitô.
Một trong những điểm quan trọng của thần học Phaolô là “Hãy bắt chước Phaolô như Phaolô bắt chước Đức Kitô.” Chúa Giêsu không có tội nhưng Ngài sẵn sàng chịu đựng đau khổ cho phần rỗi linh hồn của mọi người. Thánh Phaolô cũng sẵn sàng chịu đau khổ như một tên gian phi vì rao giảng Tin Mừng, “để mưu ích cho những người Thiên Chúa đã chọn, để họ cũng đạt tới ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, và được hưởng vinh quang muôn đời.” Ngài viết Thư này cho Timothy khi đang bị xiềng xích tại Roma, để khuyên nhủ Timothy cũng phải sẵn sàng chịu đựng đau khổ để rao giảng Tin Mừng. Ngài khuyên Timothy noi gương ngài đừng để Lời của Thiên Chúa bị xiềng xích. Người ta có thể cầm tù người rao giảng; nhưng không ai có thể cầm tù Lời của Thiên Chúa, vì đó là Lời tồn tại muôn đời.
Chỉ trong gian nan một người mới biết ai là người trung thành với mình. Người trốn chạy bạn hữu khi gặp gian khổ không phải là bạn nghĩa thiết. Chúa Giêsu từng nói với các môn đệ: “Ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, Thầy cũng tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Thầy. Ai chối Thầy trước mặt người đời, Thầy cũng chối bỏ người ấy trước mặt Cha Thầy” (Mt 10:32-33). Thánh Phaolô lặp lại lời tuyên xưng ấy với một nghĩa tương tự: “Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người. Nếu ta chối bỏ Người, Người cũng sẽ chối bỏ ta.”
3/ Phúc Âm: “Chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”
3.1/ Người cùi Samaria nhận ra Chúa Giêsu đã chữa lành cho anh: Trên đường lên Giêrusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samaria và Galilee. Khi Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!”
Mấy phong tục của người Do-thái chúng ta cần hiểu trước khi phân tích trình thuật này:
– Người Do-Thái rất chú trọng đến vấn đề thanh sạch bên trong cũng như bên ngoài; vì thế, những người phong cùi không được ở chung với dân chúng; mà phải sống cách biệt bên ngoài làng của dân ở (Lev 13:46, Num 5:2). Họ không được phép tiếp xúc trực tiếp với dân, và phải dừng lại và la lớn để mọi người biết sự có mặt của họ mà tránh đi (Lev 13:45).
– Ngày xưa không có y sĩ như bây giờ. Để chứng tỏ đã hết bệnh phong cùi, họ phải được xem xét cẩn thận bởi các tư tế. Khi nào các tư tế tuyên bố họ đã sạch; bấy giờ họ có thể trở về sinh hoạt bình thường với dân trong làng (Lev 14:2-3). Đó là lý do tại sao Đức Giêsu bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.”
Chúa Giêsu thử thách cả 10 người khi bảo họ đi trình diện với các tư tế, vì khi họ đi, chưa ai trong họ được sạch cả. Chỉ đang khi đi thì họ mới nhận ra họ đã được sạch.
3.2/ Người Samaria được sạch trở lại cám ơn Chúa Giêsu.
Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu mà tạ ơn. Chúa Giêsu nhận ra ngay anh ta là người Samaria và 9 người kia là người Do-thái. Đức Giêsu nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?”
Biết ơn là xứng đáng đón nhận thêm ơn. Chúa Giêsu nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.” Anh không chỉ được thanh sạch bên ngoài, anh còn được thanh sạch cả bên trong. Chính vì lòng tin mà anh đã xứng đáng được hưởng ơn cứu độ.
Tại sao con người vô ơn? Có nhiều lý do: (1) vì con người không chịu suy nghĩ để nhận ra ơn, họ nghĩ mọi sự trên đời tự nhiên mà có mà không cần suy nghĩ tại sao nó có; (2) họ giả sử tất cả mọi người phải hành động như vậy: là Thiên Chúa phải ban ơn; là cha mẹ phải nuôi nấng con cái; là thầy phải dạy dỗ học sinh; và (3) họ sợ nếu nhận ra ơn, họ phải trả ơn; vì thế, họ vô ơn với Thiên Chúa, với cha mẹ, và với mọi người chung quanh. Những con người vô ơn bạc nghĩa sẽ không sống nổi trong cuộc đời, vì họ sẽ bị Thiên Chúa và mọi người khai trừ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải biết dùng trí khôn để nhận ra ơn và dùng trí nhớ để đếm tất cả những ơn lành đã nhận được. Lười biếng và vô tâm làm con người không nhận ra những ơn lành lãnh nhận.
– Biết ơn là điều kiện để nhận thêm ơn, nhiều khi những ơn đó còn cao cả hơn những ơn đã lãnh nhận. Người vô ơn không nhận được thêm ơn.
– Không phải chỉ biết ơn suông, nhưng còn phải nói lời cám ơn và tìm dịp để đền ơn.
– Con người không thể làm ơn cho Thiên Chúa, họ chỉ có thể làm cho tha nhân và được Thiên Chúa kể là làm cho chính Ngài. Những gì con người làm cho tha nhân không chỉ đáp đền ơn Thiên Chúa ở đời này, mà còn trở nên công trạng giúp cho con người ở đời sau. Vì thế, hãy ra sức giúp đỡ tha nhân bao nhiêu có thể làm được.
– Chúng ta phải biết ơn cha mẹ, những người đã cưu mang, nuôi nấng, và dạy dỗ chúng ta trong suốt một phần tư của cuộc đời. Khi cha mẹ về già và không còn tự săn sóc mình được nữa, chúng ta phải phụng dưỡng và săn sóc các ngài. Đừng cho vào các nhà hưu dưỡng rồi tự an ủi: “chính phủ sẽ săn sóc các ngài tốt hơn ta.”
Sunday of the 28 OTC
Readings: 2 Kgs 5:14-17; 2 Tim 2:8-13; Lk 17:11-19.
1/ Reading I: RSV 2 Kings 5:14 So he went down and dipped himself seven times in the Jordan, according to the word of the man of God; and his flesh was restored like the flesh of a little child, and he was clean. 15 Then he returned to the man of God, he and all his company, and he came and stood before him; and he said, “Behold, I know that there is no God in all the earth but in Israel; so accept now a present from your servant.” 16 But he said, “As the LORD lives, whom I serve, I will receive none.” And he urged him to take it, but he refused. 17 Then Naaman said, “If not, I pray you, let there be given to your servant two mules’ burden of earth; for henceforth your servant will not offer burnt offering or sacrifice to any god but the LORD.
2/ Reading II: RSV 2 Timothy 2:8 Remember Jesus Christ, risen from the dead, descended from David, as preached in my gospel, 9 the gospel for which I am suffering and wearing fetters like a criminal. But the word of God is not fettered. 10 Therefore I endure everything for the sake of the elect, that they also may obtain salvation in Christ Jesus with its eternal glory. 11 The saying is sure: If we have died with him, we shall also live with him; 12 if we endure, we shall also reign with him; if we deny him, he also will deny us; 13 if we are faithless, he remains faithful — for he cannot deny himself.
3/ Gospel: RSV Luke 17:11 On the way to Jerusalem he was passing along between Samaria and Galilee. 12 And as he entered a village, he was met by ten lepers, who stood at a distance 13 and lifted up their voices and said, “Jesus, Master, have mercy on us.” 14 When he saw them he said to them, “Go and show yourselves to the priests.” And as they went they were cleansed. 15 Then one of them, when he saw that he was healed, turned back, praising God with a loud voice; 16 and he fell on his face at Jesus’ feet, giving him thanks. Now he was a Samaritan. 17 Then said Jesus, “Were not ten cleansed? Where are the nine? 18 Was no one found to return and give praise to God except this foreigner?” 19 And he said to him, “Rise and go your way; your faith has made you well.”
________________________________________
I. THEME: Gratitude
Nobody like the ingratidude; but many of us are often ungrateful to God, our parents and benefactors. In order to show our appreciation, we need to recognize the favors which others have done for us; do not suppose everything must happen as such; for examples, God must give grace; parents must take care of their children; leaders must protect their people, etc. We need to know what we are having can be taken away anytime. Some are afraid of recognizing favors because they have to return their favors; so they are ingratitude. These people forget that if they are grateful, they might receive more favors, and their life shall be much better. The ingratitude shall gradually be isolated and avoided by others.
Today readings concentrate on the two aspects of gratitude: First, to recognize the favor which the benefactor has done; and secondly, to thank him/her by concrete acts. In the first reading, Naaman, a Syrian commander, recognized the Israelites’ God who healed him from leprosy; so he returned to and thanked the prophet Elisha because he is God’s instrument for healing, and promised that from now on he shall not worship any god besides the Israelites’ God. In the second reading, Paul recognized what Christ has done for him on the way to Damascus and others in his death and resurrection so he advised Timothy, his disciple, to be loyal in sufferings to preach the Gospel for everyone so that they might also enjoy the eternal life. In the Gospel, the Samarian leper was the only one who recognized Christ’s healing and returned to thank him for that. By his gratitude, he received more grace which is the salvation.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Your servant will not offer burnt offering or sacrifice to any god but the Lord.”
1.1/ Naaman, the Syrian commander recognized the Israelites’ God has healed him.
Before Naaman obeyed Elisha and dipped himself seven times in Jordan’s river, he was struggled with many inside trials, such as: Why the prophet Elisha didn’t come out to welcome him? Why the prophet insulted him by only sending his servant to come out with a simple command, “Emerge seven times in Jordan’s river shall be cleaned!” He asked himself, “Why does he have to emerge seven times in the Israelites’ river while many Syrian rivers are cleaner?” And he angrily returned to his country.
His servants opened his mind so he could recognize his unreasonableness by saying: He himself is the one who needs to receive the favor; not the way around. He spent much effort to go to Israel, now he needs only to obey the person of God by humbly dipping seven times in Jordan’s river to be clean. Why doesn’t he do such a simple and easy act to get rid of a danger and life-lasting disease?
Coming to his sense, Naaman recognized his absurd thinking; he thought he should humbly act according to Elisha’s command, “So he went down and dipped himself seven times in the Jordan, according to the word of the man of God; and his flesh was restored like the flesh of a little child, and he was clean.”
1.2/ Naaman vowed that he shall not worship any god besides the Elisha’s God.
When Naaman realized he was healed by God of the prophet Elisha, he and all his company returned to the man of God, and stood before him; and he said, “Behold, I know that there is no God in all the earth but in Israel; so accept now a present from your servant.” Not only he was healed bodily by becoming clean from leprosy, but he was also healed from his spiritual blindness by recognizing the Israel’s God is only the true God; and his duty is to worship Him.
When Naaman offered his gifts to show his gratitude, Elisha didn’t receive because the prophet knew well that the healing is from God, not from him. If he received the gifts from Naaman, he steals God’s work, and might cause misunderstanding from the healed. This must be the important lesson for us. All are God’s grace. We should never take God’s grace as ours. We need to tell the received so he knows the reason for his favor and thank God properly.
Why did Naaman want to ask Elisha for two mules’ burden of earth? It might be that he could build the altar to worship God, as he said, “Your servant will not offer burnt offering or sacrifice to any god but the Lord.”
2/ Reading II: Christ, the great benefactor of human beings
2.1/ Paul recognized what Christ has done for him and the humankind.
To understand what Paul said, we need to come back to the important event which happened to him on the way to Damascus. Paul recognized all the great favors which God bestowed on him. Some of these are:
(1) The spiritual favors: God let him see the Resurrected Christ; helped him to change his prideful attitude so he could see that people are saved by grace and faith in Christ, not by carefully keeping of the Law. The eternal life is real and all of Christ’s teaching is the truth.
(2) The bodily favors: God healed him from blindness and death. Paul also recognized Christ is the great benefactor of the humankind by his advice to Timothy, “Remember Jesus Christ, raised from the dead, descended from David, as preached in my gospel.” He died in place of people; he redeemed all of their sins. He brings back the eternal life which was lost by sins for people.
2.2/ Paul was ready to suffer all things to benefit those whom God chooses.
Once Paul recognized all the favors which God has done for him, he decides to spend the rest of his life to return favors by fulfilling the mission which Christ commissioned him, that is, to preach the Gospel to the Gentiles. Paul clearly experienced suffering in the three missionary journeys. He suffered much to bring the Gospel to people and to show his faithfulness for Christ.
One of important lesson which Paul taught people is “to imitate him as he imitated Christ.” Christ had no sin, but he was ready to suffer for the salvation of souls. St. Paul was also suffered as a criminal because he preached the Gospel. He said, “Therefore I endure everything for the sake of the elect, that they also may obtain salvation in Christ Jesus with its eternal glory.” Paul wrote this Letter to Timothy when he was in prison at Rome to advice Timothy that he must also be ready to suffer for the preaching of the Gospel. He advised Timothy to imitate him as he imitated Christ so God’s words aren’t chained. The wicked people can put preachers in prison; but no one can chain God’s words because they last forever.
Only in trial and suffering a person shall know who is loyal to him. The one who avoids the suffering friend isn’t the true friend. Jesus said to his disciples, “Everyone who acknowledges me before men, I also will acknowledge before my Father who is in heaven; but whoever denies me before men, I also will deny before my Father who is in heaven” (Mt 10:32-33). St. Paul also repeated this teaching in other words, “If we have died with him, we shall also live with him; if we endure, we shall also reign with him; if we deny him, he also will deny us; if we are faithless, he remains faithful — for he cannot deny himself.”
3/ Gospel: “Were not ten cleansed? Where are the nine? Was no one found to return and give praise to God except this foreigner?”
3.1/ The Samarian leper recognized God has healed him.
St. Luke began the report as follows, “On the way to Jerusalem he was passing along between Samaria and Galilee. And as he entered a village, he was met by ten lepers, who stood at a distance and lifted up their voices and said, “Jesus, Master, have mercy on us.””
Some Jewish tradition about the treatment of lepers we should know before we analyze today passage:
(1) The Israelites pay a special attention both inside and outside appearances; therefore, the lepers can’t live with others but must live separately in the camp outside of people’s living (Cf. Lev 13:46; Num 5:2). They have no permission to contact with healthy people. Everytime when seeing a healthy person passes by, the leper must stop and shout aloud so the healthy person might know of his presence and avoid him (Lev 13:45).
(2) There is no doctor in the ancient time. To show a leper is free from leprosy, he must be examined by a priest. When the priest proclaims that he is clean; then he can return to live with the healthy’s camp (Lev 14:2-3). This is the reason why Jesus told them, “Go and show yourselves to the priests.”
Jesus put all ten of them to the test when he told this command; because in the beginning, no one is clean. Only when they were on the way, they recognized that they are clean.
3.2/ The Samarian returned to thank Jesus.
St. Luke continued his report, “One of them, when he saw that he was healed, turned back, praising God with a loud voice; and he fell on his face at Jesus’ feet, giving him thanks. Now he was a Samaritan. Then said Jesus, “Were not ten cleansed? Where are the nine? Was no one found to return and give praise to God except this foreigner?””
To appreciate the favor is to deserve another favor. Jesus said to him, “Rise and go your way; your faith has made you well.” Not only he was clean from the outside, the leprosy; but he also was clean from inside, the sins. It is about his faith in Jesus that caused him to have the salvation.
Why other nine persons were ingratitude? There are many reasons: Firstly, because they don’t reflect to recognize it is a favor; they think everything in this world naturally exist and don’t question the cause of their being. Secondly, they suppose that everyone must act as such: God must give grace; parents must raise their children; teachers must teach their students. Lastly, they are afraid that if they recognize a favor, they must return with a favor; therefore they are ingratitude with God, their parents and others. Those who have such kind of attitude shall not endure because they shall be avoided by God and others.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We must use our intellect to recognize favors and our memory to count all blessings which we received. Laziness and indifference make people not to recognize favors which they already received.
– Recognizing a favor is the condition to receive another favor, sometime the latter is greater than the former. The ingratitude shall not receive other favor.
– We must not simply recognize a favor, but we must also say thanks and find an opportunity to return that favor.
– We can’t return favors to God. We can only do good deeds to others and God counts them as doing to Him. What we do to others isn’t only to return favors to God in this life, but our good deeds also become our merits for the next life. Therefore, try to help others as much as possible.
– We must show our gratitude to our parents who bore, gave birth, raised and taught us at least a quarter of our life. When they grow old and can’t no longer care for themselves, we must care for them. Don’t put them in nursing homes and said to ourselves, “The government shall care for them better than us!”
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP