Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư – Tuần 2 – TN1 – Năm lẻ

Bài đọc: Heb 7:1-3, 15-17; Mk 3:1-6.
1/ Bài đọc I: 1 Quả vậy, ông Men-ki-xê-đê là vua Sa-lem, là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao, đã đón gặp và chúc lành cho ông Áp-ra-ham, lúc ông này đang trên đường về sau khi đánh bại các vua.
2 Ông Áp-ra-ham đã chia cho ông Men-ki-xê-đê một phần mười chiến lợi phẩm. Trước hết, ông tên là Men-ki-xê-đê, nghĩa là “vua công chính”; rồi ông lại là vua Sa-lem, nghĩa là “vua bình an”.
3 Ông không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa: mãi mãi ông vẫn là tư tế.
15 Điều ấy lại còn hiển nhiên hơn nữa, khi một vị tư tế khác tương tự như ông Men-ki-xê-đê xuất hiện;
16 vị này đã trở nên tư tế không phải do Lề Luật quy định việc cha truyền con nối, nhưng do sức mạnh của một đời sống bất diệt.
17 Quả thật, có lời chứng nhận rằng: Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê.
2/ Phúc Âm: 1 Đức Giê-su lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay.
2 Họ rình xem Đức Giê-su có chữa người ấy ngày sa-bát không, để tố cáo Người.
3 Đức Giê-su bảo người bại tay: “Anh trỗi dậy, ra giữa đây!”
4 Rồi Người nói với họ: “Ngày sa-bát, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi? ” Nhưng họ làm thinh.
5 Đức Giê-su giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh giơ tay ra! ” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường.
6 Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để tìm cách giết Đức Giê-su.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đức Kitô là Thượng Tế theo phẩm trật Melkizedek.
Tôn giáo hiện hữu là để đưa con người tới Thiên Chúa. Để làm việc này, con người cần giữ luật. Bao lâu con người tuân giữ những luật Thiên Chúa truyền, con người giữ mối liên hệ tốt lành với Thiên Chúa. Nhưng con người đã không thể giữ mãi mối liên hệ với Thiên Chúa vì họ phạm tội; và như thế, con người cần dâng lễ vật để đền tội và nối lại mối liên hệ với Thiên Chúa. Đó là lý do chức tư tế và luật dâng lễ vật hiện hữu. Theo từ ngữ Latin, từ ngữ dùng để chỉ tư tế là pontifex, có nghĩa người xây cầu để nối giữa 2 điểm. Tư tế là người xây cầu để nối giữa Thiên Chúa và con người bằng dâng các lễ vật hy sinh. Theo truyền thống Do-Thái, lễ vật hy sinh chỉ có thể đền những tội vô tình xúc phạm đến Luật mà thôi; những tội cố ý, không lễ vật hy sinh nào có thể đền được. Tác giả Thư Do-Thái nhìn thấy sự bất tòan của chức tư tế và các lễ vật hy sinh trong Đạo Do-Thái; ông nhận ra con người cần một phẩm trật tư tế cao trọng hơn phẩm trật tư tế theo Aaron, và một lễ vật hy sinh cao trọng hơn máu chiên bò, để có thể tha thứ các tội cho con người, và cung cấp cho con người cách thức an tòan để nối lại mối liên hệ với Thiên Chúa sau khi phạm tội.
Trong Bài Đọc I, Tác giả dùng Thánh Vịnh 110:4 và Sách Sáng Thế 14:18-20, để chứng minh Đức Kitô là Thượng Tế theo phẩm trật Melkizedek; phẩm trật này cao trọng hơn phẩm trật Aaron, vì “Melkizedek không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa: mãi mãi ông vẫn là tư tế.” Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tức giận vì Nhóm Pharisees lòng chai dạ đá: trong khi Ngài muốn chữa lành con người khỏi mọi tội lỗi và bệnh họan, tật nguyền, nhưng họ luôn tìm cách để tố cáo và luận tội Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức Kitô là Thượng-tế theo phẩm trật Melkizedek.
1.1/ Thượng Tế Melkizedek: Khi truy tầm tên Melkizedek mà Thánh Vịnh 110 đề cập tới, Tác-giả Thư Do-Thái tìm thấy trong Sách Sáng Thế nói về Ông như sau: “Ông Melkizedek, vua thành Salem, mang bánh và rượu ra; ông là tư tế của Thiên Chúa Tối Cao. Ông chúc phúc cho ông Abraham và nói: “Xin Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, chúc phúc cho Abraham! Chúc tụng Thiên Chúa Tối Cao, Đấng đã trao vào tay ông những thù địch của ông!” Rồi ông Abraham biếu ông Melkizedek một phần mười tất cả chiến lợi phẩm” (Gen 14:18-20).
Tác-giả dựa vào những gì Sách Sáng Thế trình bày, và suy diễn thêm về những gì tuy Kinh Thánh không nói tới, nhưng quan trọng về vị Thượng Tế này như sau: “Trước hết, ông tên là Melkizedek, nghĩa là “Vua công chính;” rồi ông lại là vua Salem, nghĩa là “Vua bình an.” Ông không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa: mãi mãi ông vẫn là tư tế.”
1.2/ Sự khác biệt giữa 2 phẩm trật tư tế: Tác giả so sánh những gì ông tìm ra về Thượng Tế Melkizedek và so sánh với những gì ghi chép trong Luật về phẩm trật tư tế Aaron, ông tìm ra những khác biệt trong Chương 7, chúng tôi chỉ tóm tắt như sau:
(1) Phẩm trật Aaron: Theo Luật Do-Thái, một người trở thành tư tế vì thuộc giòng dõi Aaron; mà không tùy thuộc vào đặc tính và khả năng của vị tư tế. Chức tư tế của những người theo phẩm trật Aaron chấm dứt cùng với cái chết của người ấy. Thiên Chúa không bao giờ thề hứa với phẩm trật theo Aaron. Sau cùng, các tư tế theo phẩm trật này phải luôn dâng hy lễ đền tội cho mình, trước khi có thể dâng lễ đền tội cho người khác.
(2) Phẩm trật Melkizedek: Chức tư tế của Melkizedek không tùy thuộc vào giòng dõi con người, nhưng tùy thuộc vào đặc tính và khả năng của Ông. Hơn nữa, Melkizedek không có gia phả con người, và Kinh Thánh không thấy nói tới sự chết của ông; vì thế, chức tư tế của ông tồn tại đến muôn đời. Chức tư tế theo phẩm trật Melkizedek được Thiên Chúa thề hứa và không bao giờ thay đổi (x/c Psa 110:4). Đức Kitô không bao giờ phạm tội, và Ngài không cần dâng lễ đền tội cho mình, chỉ dâng hy lễ một lần để đền tội cho con người là đủ.
1.3/ Đức Kitô là Thượng-tế theo phẩm trật Melkizedek: Tác giả Thư Do-Thái kết luận: “Điều ấy lại còn hiển nhiên hơn nữa, khi một vị tư tế khác tương tự như ông Melkizedek xuất hiện; vị này đã trở nên tư tế không phải do Lề Luật quy định việc cha truyền con nối, nhưng do sức mạnh của một đời sống bất diệt. Quả thật, có lời chứng nhận rằng: “Muôn thuở, Con là Thượng-tế theo phẩm trật Melkizedek”” (Psa 110:4).
2/ Phúc Âm: Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá.
2.1/ Xung đột ý kiến giữa Chúa Giêsu và Nhóm Pharisees: Chỉ trong hai câu mô tả ngắn ngủi, Marcô cho chúng ta nhìn thấy sự xung đột giữa hai bên: “Đức Giêsu lại vào hội đường. Ở đó có một người bị bại tay. Họ rình xem Đức Giêsu có chữa người ấy ngày Sabbath không, để tố cáo Người.” Trong khi Chúa Giêsu chính thức rao giảng và chữa lành dân chúng trong các hội đường, Nhóm Pharisees cũng có mặt. Mục đích của họ không phải để nghe giảng, nhưng để “rình xem” Chúa Giêsu có chữa bệnh trong ngày Sabbath.
2.2/ Hai phản ứng khác nhau:
(1) Phản ứng của của Chúa Giêsu: Khi nhìn thấy người bại tay, Chúa Giêsu động lòng thương anh, và Ngài muốn chữa lành, nên bảo anh: “Anh trỗi dậy, ra giữa đây!” Ngài có thể bảo anh ngày mai trở lại, hay bảo anh đi đến một nơi nào đó cho khuất mắt những người đang rình; nhưng để dạy cho họ có cơ hội hiểu biết đúng đắn về ngày Sabbath, Chúa Giêsu mời gọi họ đối thọai với Ngài: “Ngày Sabbath, được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi?” Nhưng họ làm thinh. Đức Giêsu giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Người bảo anh bại tay: “Anh giơ tay ra!” Người ấy giơ ra, và tay liền trở lại bình thường.
(2) Phản ứng của Nhóm Pharisees: Làm thinh không nói có thể vì không biết câu trả lời; nhưng họ đã biết câu trả lời: phải luôn làm việc lành trong cả ngày Sabbath, và phải luôn cứu mạng người; nhưng vì họ sợ nếu phải công nhận những gì Chúa Giêsu dạy trước mặt mọi người, họ phải tin theo và làm những gì Ngài đòi hỏi nên họ làm thinh. Không phải chỉ có thế, nhưng sau khi ra khỏi đó, Nhóm Pharisee lập tức bàn tính với phe Herode, để tìm cách giết Đức Giêsu.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Tội lỗi làm chúng ta xa cách Thiên Chúa; nhưng qua Đức Kitô là Thượng Tế theo phẩm trật Melkizedek, chúng ta đã có con đường an tòan để nối lại tình nghĩa với Ngài.
– Chúng ta hãy vâng lời làm theo những gì Đức Kitô dạy. Nếu không hiểu, hãy chịu khó bỏ thời giờ để nghiên cứu học hỏi; đừng ngoan cố như những người Biệt-phái để cố tình sống trong tội lỗi của mình.
– Tôn giáo không phải chỉ là tuân theo những luật lệ cứng nhắc, nhưng trước hết là tâm tình đồng cảm với những khổ đau của nhân lọai, và tìm cách để làm vơi đi những khổ đau này.

Wednesday – Second Week – OT1

Readings: Heb 7:1-3, 15-17; Mk 3:1-6.
1/ Reading I: NAB Hebrews 7:1 This “Melchizedek, king of Salem and priest of God Most High,” “met Abraham as he returned from his defeat of the kings” and “blessed him.” 2 And Abraham apportioned to him “a tenth of everything.” His name first means righteous king, and he was also “king of Salem,” that is, king of peace. Without father, mother, or ancestry, without beginning of days or end of life, thus made to resemble the Son of God, he remains a priest forever. 15 It is even more obvious if another priest is raised up after the likeness of Melchizedek, 16 who has become so, not by a law expressed in a commandment concerning physical descent but by the power of a life that cannot be destroyed. 17 For it is testified: “You are a priest forever according to the order of Melchizedek.”
2/ Gospel: NAB Mark 3:1 Again he entered the synagogue. There was a man there who had a withered hand. 2 They watched him closely to see if he would cure him on the sabbath so that they might accuse him. 3 He said to the man with the withered hand, “Come up here before us.” 4 Then he said to them, “Is it lawful to do good on the sabbath rather than to do evil, to save life rather than to destroy it?” But they remained silent. 5 Looking around at them with anger and grieved at their hardness of heart, he said to the man, “Stretch out your hand.” He stretched it out and his hand was restored. 6 The Pharisees went out and immediately took counsel with the Herodians against him to put him to death.
________________________________________
Written by: Fr. Anthony Tien M. Dinh, O.P.
I. THEME: Christ is the High Priest according to the order of Melchizedek.
Religion exists to bring people to God. In order to do this, people need to keep the law. As long as people keep God’s law, they have a good relationship with God. But people couldn’t have it because they sinned. Out of love for people, God offered a temporal solution which is to offer a sin offering to reconnect their relationship with God. This is the reason for the existing of priests and all the laws of offering. According to Latin, the word used for priest is “pontifex,” meaning the one who builds a bridge over a river to connect between the two points. A priest is the person who builds a bridge to connect between God and people by offering sacrifices. According to Jewish tradition, sacrifices can only compensate for unintentional sins; no sacrifice can compensate for intentional sins. The author of the Letter to the Hebrews recognized the incompletion of the priesthood and the sacrifices of Judaism. He thought that people need a higher order of priesthood than the priesthood of Aaron and a sacrifice higher than the blood of animals in order for all human sins to be forgiven and to provide a safe way for people to reconnect their relationship with God after sinning.
In the first reading, he used Psalm 110:4 and Genesis 14:18-20 to prove that Christ is the priest according to the order of Melchizedek. This order is higher than Aaron’s order, because “Without father, mother, or ancestry, without beginning of days or end of life, thus made to resemble the Son of God, he remains a priest forever.” In the Gospel, Jesus was angry because the Pharisees were so stubborn; while he healed people from their sins and sickness, they always find ways to accuse and to condemn him.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Christ is the priest forever according to the order of Melchizedek.
1.1/ The priest Melchizedek: When searching for the name “Melchizedek,” the author of the Letter to the Hebrews found a passage in Genesis, described him as follows: “Melchizedek, king of Salem, brought out bread and wine, and being a priest of God Most High, he blessed Abram with these words: “Blessed be Abram by God Most High, the creator of heaven and earth; and blessed be God Most High, who delivered your foes into your hand.” Then Abram gave him a tenth of everything” (Gen 14:18-20).
The author, based on what Genesis’ description about him, said something more important about Melchizedek even though the Scripture didn’t mention, saying: “His name first means righteous king, and he was also “king of Salem,” that is, king of peace. Without father, mother, or ancestry, without beginning of days or end of life, thus made to resemble the Son of God, he remains a priest forever.”
1.2/ The difference between the two orders of priesthood: The author used what he found out about Melchizedek and compared with what is described in the law about the Aaron’s order of priesthood, he came up with many differences and recorded in chapter 7, we only abbreviate as follows:
(1) The order of Aaron: According to the law, a person becomes a priest because he belongs to Aaron’s genealogy, not on his qualities or abilities. The priesthood of Aaron’s priests terminates with their death. God never gives an oath for those in this order. Lastly, the priests in this order must always offer sacrifices for themselves before they can offer sacrifices for others.
(2) The order of Melchizedek: The priesthood of Melchizedek doesn’t depend on human genealogy, but on his qualities and abilities. Melchizedek had no human genealogy and Scripture doesn’t mention about his death; therefore, his priesthood lasts forever. Moreover, the priesthood according to the order of Melchizedek was certified with God’s oath and shall never be changed (x/c Psa 110:4). Lastly, Christ never sins, so he doesn’t need to offer a sacrifice for himself. He only offered a sacrifice for human sins, once and for all.
1.3/ Christ is the priest forever according to the order of Melchizedek: The author concluded his analysis, “It is even more obvious if another priest is raised up after the likeness of Melchizedek, who has become so, not by a law expressed in a commandment concerning physical descent but by the power of a life that cannot be destroyed. For it is testified: “You are a priest forever according to the order of Melchizedek”” (Psa 110:4).
2/ Gospel: He looked around at them with anger, grieved at their hardness of heart.
2.1/ The conflict between Jesus and the Pharisees: St. Mark concisely described this conflict in two short verses: “Again he entered the synagogue, and a man was there who had a withered hand. And they watched him, to see whether he would heal him on the Sabbath, so that they might accuse him.”
While Jesus proclaimed the Good News and healed people in the synagogues, the Pharisees were also there. Their purpose was not to listen to his teaching, but to watch Jesus to see if he healed people on the Sabbath.
2.2/ Two different reactions:
(1) Jesus’ reaction: When Jesus saw the man who had the withered hand, he had compassion on and he said to him: “Come here.” Jesus could tell the man to come back tomorrow or to come to a place where there were no Pharisees around to watch him; but in order to teach the Pharisees to correctly understand the Sabbath, he chose to dialogue with them. He asked them: “Is it lawful on the sabbath to do good or to do harm, to save life or to kill?” But they were silent. And he looked around at them with anger, grieved at their hardness of heart, and said to the man, “Stretch out your hand.” He stretched it out, and his hand was restored.
(2) The Pharisees’ reaction: People are silent because they don’t have an answer; but these Pharisees had the answer. They knew they had to do good works even on the Sabbath and to save people; but they were afraid that if they confess before all people, they must do what Jesus asked. They chose to be silent. Not only that, but they also went out, and immediately held counsel with the Herodians against him, how to destroy him.

III. APPLICATION IN LIFE:
– Sins separate us from God, but through Christ, we have a safe way to reconnect our relationship with God.
– We should obey and do what Christ taught us. If we don’t understand his teaching, we should spend time to learn. Don’t be so stubborn as the Pharisees to hang on to their sins.
– Religion isn’t about rigid laws, but the compassion we have for human sufferings and the help to lessen their sufferings.