Bài đọc: I Jn 1:1-4; Jn 20:2-8.
1/ Bài đọc I: 1 Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe,
điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống.
2 Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng,
chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời:
sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi.
3 Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa,
để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi,
mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người.
4 Những điều này, chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn.
2/ Phúc Âm: 2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.
4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước.
5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào.
6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó,
7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.
8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Gioan làm chứng cho Thiên Chúa.
Con người hành động là hành động cho một mục đích. Thánh Gioan tuyên bố rất rõ ràng mục đích tại sao ngài viết Sách Tin Mừng là để cho mọi người tin vào Đức Kitô; và vì tin, họ đạt được cuộc sống đời đời” (Jn 20:31). Mục đích này cũng là mục đích tại sao ngài làm chứng cho Đức Kitô trong Bài đọc I, để hiệp thông với con người và để con người được hiệp thông với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, khi nhìn thấy Ngôi Mộ Trống, người môn đệ Chúa Giêsu thương mến đã thú nhận: “Ông đã thấy và đã tin.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa.
1.1/ Đức Kitô hiện hữu “từ lúc khởi đầu:” Nếu chúng ta so sánh Sách Tin Mừng (Jn 1:1) với câu đầu tiên của Thư Gioan I, chúng ta sẽ nhận ra ngay ý của ngài khi nói về “lúc khởi đầu.”
Không phải chỉ bắt đầu với sự hiện diện của Đức Kitô trong thế gian, nhưng sự hiện hữu từ nguyên thủy của Ngài.
1.2/ Gioan làm chứng cho Đức Kitô: “Điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng, và tay chúng tôi đã chạm đến, đó là Lời sự sống.” Thánh-sử Gioan dùng các động từ: nghe, thấy, chiêm ngưỡng, chạm tới, ở thời quá khứ kép để làm chứng cho Đức Kitô. Để lời chứng được hiệu nghiệm, người rao giảng cần có tất cả những kinh nghiệm này:
(1) Điều chúng tôi đã nghe: Các tín hữu mong muốn nơi người rao giảng không phải là sự khôn ngoan hay ý kiến cá nhân của người rao giảng, nhưng là Lời Chúa. Giống như các tiên-tri, người rao giảng phải là người đã lắng nghe Thiên Chúa nói trước, rồi sau đó chuyển thông lại cho dân chúng.
(2) Điều chúng tôi đã nhìn thấy: Có một tín hữu sau khi nghe giảng, đã nói với vị linh mục: “Cha giảng hôm nay như cha vừa nhìn thấy Chúa.” Dĩ nhiên, người rao giảng không được nhìn Đức Kitô tận mắt như Thánh Gioan, nhưng ông có thể nhìn thấy Ngài bằng cặp mắt đức tin.
(3) Điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng: Cái gì khác biệt giữa 2 động từ: nhìn thấy và chiêm ngưỡng Đức Kitô? Động từ “nhìn thấy” trong tiếng Hy-Lạp (horan) chỉ cái nhìn thể lý, nhìn thấy đối vật. Nhưng động từ “chiêm ngưỡng” trong tiếng Hy-Lạp (theasthai) đòi thời gian lâu hơn để nhận ra những gì chính yếu nơi đối vật. Khi nói về vinh quang của Thiên Chúa, Gioan cũng dùng động từ này: “Chúng tôi chiêm ngưỡng vinh quang của Ngài” (Jn 1:14).
(4) Điều chúng tôi đã chạm tới: Nhiều người cho lý do tại sao Thánh-sử Gioan viết những lời này là để chống lại bè rối Docetism, những người cho Đức Kitô không thực sự mang thân xác của con người. Một lý do nữa, để lời rao giảng có hiệu quả, người rao giảng cần có kinh nghiệm sống thiết thực thì mới hiểu vấn đề, và dễ cảm thông với khán giả hơn.
1.3/ Mục đích của việc làm chứng: “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người. Những điều này, chúng tôi viết ra để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn.”
(1) Để hiệp thông với nhau và với Thiên Chúa: Khi Thánh Gioan rao giảng Tin Mừng, bằng bài giảng hay bằng viết sách, ngài luôn có mục đích để hiệp thông với khán giả và đưa khán giả tới Thiên Chúa.
(2) Để niềm vui được trọn vẹn: Niềm vui là điều cốt tủy của Tin Mừng rao giảng. Nếu người rao giảng chỉ mang tin buồn và gây thất vọng trong khán giả, đó không phải là Tin Mừng của Đức Kitô. Dĩ nhiên, nhiều khi người rao giảng phải đánh thức lương tâm khán giả để thúc đẩy họ tới việc ăn năn hối cải; nhưng một khi họ đã thú nhận tội lỗi, họ phải cảm thấy niềm vui vì tội được tha và họ được giao hòa với Thiên Chúa.
2/ Phúc Âm: Ông đã thấy và đã tin.
Trình thuật hôm nay bắt đầu Tin Mừng Phục Sinh theo Thánh Gioan: “Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Magdala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.” Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào.” Có 2 câu hỏi quan trọng liên quan đến trình thuật này:
2.1/ Ai là người môn đệ Chúa Giêsu thương mến? Đọc Tin Mừng Gioan, độc giả sẽ thấy 6 lần tác giả dùng thành ngữ “người môn đệ yêu quí của Đức Giêsu” (Jn 13:23-26, 19:25-27, 20:2-10, 21:7, 21:2-23, 21:24). Ai là người môn đệ này? Có hai giả thuyết nêu ra:
(1) Chính là Gioan: Vì không muốn nêu tên mình hay vì khiêm nhường, tác giả dùng thành ngữ này để ám chỉ mình. Gioan là một trong ba người môn đệ gần gũi nhất với Chúa Giêsu, hai người kia là Phêrô và Giacôbê, anh ruột của ông. Đây là giả thuyết có nền tảng hơn cả.
(2) Có thể là bất cứ môn đệ nào được Chúa yêu: Có người cho đây là hình ảnh của một Kitô hữu hòan tòan: gần gũi với Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly và giờ chết của Ngài, và là người đầu tiên nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài sống lại.
2.2/ Tại sao người môn đệ này lại để cho Phêrô vào trước?
(1) Vì Phêrô là người lãnh đạo các Tông-đồ: Hành động của người môn đệ, tuy tới trước nhưng không vào, nói lên sự tôn trọng quyền bính của ông. Giả thuyết này không có cơ sở vững chắc lắm, vì trong Tin Mừng Gioan, không thấy nói tới quyền bính của Phêrô. Ngược lại, Phêrô đã nhiều lần không nhận ra Chúa Giêsu ngay, và cần được nhắc khéo bởi “người môn đệ yêu quí của Chúa Giêsu.”
(2) Vì tuyệt đỉnh của trình thuật là người môn đệ tin Đức Kitô đã sống lại: “Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.” Có người cho đây là kiểu viết văn của Gioan: vì muốn chấm dứt trình thuật bằng lời tự thú của người môn đệ, nên để cho Simon Phêrô vào trước. Hơn nữa, tác giả cũng muốn gởi tới độc giả một lời khuyên nhủ: người nào yêu mến Đức Kitô nhiều bao nhiêu dễ chạy nhanh hơn và nhận ra Ngài dễ hơn (Jn 21:7).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta có bổn phận làm chứng cho Đức Kitô qua việc rao giảng Tin Mừng và bằng cuộc sống chứng nhân.
– Mục đích của việc làm chứng là để cảm thông với con người và dẫn họ tới niềm tin vào Đức Kitô.
– Để lời rao giảng có hiệu quả, chúng ta cần có một niềm tin mạnh mẽ và vững vàng nơi Đức Kitô, qua việc lắng nghe, ngắm nhìn, chiêm ngưỡng, và cảm nghiệm Ngài trong cuộc sống.
Saint John – Apostle and Evangelist
Readings: 1 Jn 1:1-4; Jn 20: 1a, 2-8.
Reading 1 (1 Jn 1:1-4): Beloved:
What was from the beginning,
what we have heard,
what we have seen with our eyes,
what we looked upon
and touched with our hands
concerns the Word of life?
for the life was made visible;
we have seen it and testify to it
and proclaim to you the eternal life
that was with the Father and was made visible to us?
what we have seen and heard
we proclaim now to you,
so that you too may have fellowship with us;
for our fellowship is with the Father
and with his Son, Jesus Christ.
We are writing this so that our joy may be complete.
Gospel (Jn 20:1a, 2-8): On the first day of the week,
Mary Magdalene ran and went to Simon Peter
and to the other disciple whom Jesus loved, and told them,
“They have taken the Lord from the tomb,
and we do not know where they put him.”
So, Peter and the other disciple went out and came to the tomb.
They both ran, but the other disciple ran faster than Peter
and arrived at the tomb first;
he bent down and saw the burial cloths there, but did not go in.
When Simon Peter arrived after him,
he went into the tomb and saw the burial cloths there,
and the cloth that had covered his head,
not with the burial cloths but rolled up in a separate place.
Then the other disciple also went in,
the one who had arrived at the tomb first,
and he saw and believed.
________________________________________
I. THEME: St. John the apostle witnessed for Christ.
Human acts are for a purpose. St. John the evangelist clearly declared his purpose in writing the Fourth Gospel which is in order for people to believe in Christ; and because of their faith in Christ, they shall inherit the eternal life (Jn 20:31). This purpose is also the purpose why he witnessed for Christ in the first reading, that is: to have fellowship with people, and people have fellowship with God. In the Gospel, when he saw the empty tomb, the beloved disciple confessed: “he saw and believed.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: That which we have seen and heard we proclaim also to you.
1.1/ Christ exists “from the beginning:” If we compare the first verse of the Fourth Gospel with the first verse of the first Letter of John, we shall understand his intention when he mentioned “in the beginning.” He wanted to begin, not at the moment of Jesus’ presence in this world, but at his original presence.
1.2/ John witnessed for Christ as follows: “That which was from the beginning, which we have heard, which we have seen with our eyes, which we have looked upon and touched with our hands, concerning the word of life.” John the evangelist used verbs: to hear, to see, to look upon and to touch at the present perfect to witness for Christ. In order for a witness to be effective, a preacher needs to have all of these experiences.
(1) Which we have heard: The faithful want to hear, not human wisdom nor a preacher’s personal opinion, but God’s word. Like prophets, a preacher must first listen to God, then communicate God’s word to his congregation.
(2) Which we have seen with our eyes: There is a faithful, after has heard the sermon, said to the priest: “You preached to us today as you have seen God.” Of course, a preacher can’t see Christ in the flesh as St. John; but he can see him with the eyes of faith.
(3) Which we have looked upon: What is the difference between the two verbs, to see and to look upon? The verb to see in Greek (horan) indicates a physical seeing; for example, to see an object. But the verb to contemplate in Greek (theasthai) requires a longer time to recognize the essence of an object. When talked about God’s glory, John also used this verb: “we have beheld his glory, glory as of the only Son from the Father” (Jn 1:14).
(4) Which we have touched: Many think the reason why John wrote these words was to oppose the heresy of Docetism, those who believed Christ didn’t have a real human body. In order to have an effective preaching, a preacher needs to have a real experience in order to understand things he shall preach, and to sympathize with his audiences’ problems.
1.3/ The purpose of witnessing: St. John gave us two reasons for his witness: “that which we have seen and heard we proclaim also to you, so that you may have fellowship with us; and our fellowship is with the Father and with his Son Jesus Christ. And we are writing this that our joy may be complete.”
(1) To have fellowship with God and with one another: When St. John preached the Good News, either by preaching or by writing, he always had a purpose to have fellowship with his audience and to lead them to God.
(2) In order our joy may be complete: Joy is the core of the Good News. If a preacher only brings bad news and causes despair in his audience; that aren’t Christ’s Good News. Of course, he must preach the truth to wake up his audience’s conscience and to push them to repentance; but once they confessed their sins, they must feel the joy of being forgiveness and their reconciliation to God.
2/ Gospel: He saw and believed.
Today passage began the good news of the Resurrection according to John: “Now on the first day of the week Mary Magdalene came to the tomb early, while it was still dark, and saw that the stone had been taken away from the tomb. So, she ran, and went to Simon Peter and the other disciple, the one whom Jesus loved, and said to them, “They have taken the Lord out of the tomb, and we do not know where they have laid him.” Peter then came out with the other disciple, and they went toward the tomb. They both ran, but the other disciple outran Peter and reached the tomb first; and stooping to look in, he saw the linen cloths lying there, but he did not go in.” There are two important questions related to this passage:
2.1/ Who is the beloved disciple? There are six times the author used the expression “the beloved disciple” (Jn 13:23-26, 19:25-27, 20:2-10, 21:7, 21:2-23, 21:24). Who is this beloved disciple? There are two main opinions:
(1) He is John the apostle: Since the author didn’t want to name himself or due to his humility, he used this expression to imply himself. John was one of the three disciples most closed to Christ, the other two were Peter and James, his brother. This is a hypothesis which has more weight.
(2) It can be any disciple who is loved by Jesus: Some say this is an image of a perfect Christian who had a closed relationship with Jesus in the Last Supper and his death and was the first to recognize Jesus after his death.
2.2/ Why did the beloved disciple let Peter to enter the tomb first? There are also two ways of explanation:
(1) Because Peter was the leader of the apostles: The action of the beloved disciple, though he came to the tomb first but didn’t enter because he respected Peter’s authority. This hypothesis doesn’t have a good cause because there was no passage which talked about the authority in John’s Gospel. Moreover, many times Peter didn’t recognize Jesus immediately, and the beloved disciples must first tell him.
(2) Because the summit of this passage is the beloved disciple believed Christ resurrected: “Then the other disciple, who reached the tomb first, also went in, and he saw and believed.” There are some who think this is the author’s style of writing, he wants to end his passage by the beloved disciple’s confession, so he let Peter to come first. Moreover, the author also wanted to send some advice to his audience: those who love Christ more shall run faster and easily to recognize him than those who love him lesser (Jn 21:7).
III. APPLICATION IN LIFE:
– We have a duty to witness for Christ by preaching the Good News and a life of witness.
– The purpose of witness is to have fellowship with others and to lead them to Christ in faith.
– In order for our preaching to be effective, we need to have a strong and firm faith in Christ through listening, seeing, contemplating and experiencing him in our life.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP