Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Sáu Tuần 31 TN1, Năm lẻẻ.

Thứ Sáu Tuần 31 TN1, Năm lẻ.
Bài đọc: Rom 15:14-21; Lk 16:1-8.
1/ Bài đọc I: 14 Thưa anh em, chính tôi, tôi tin chắc rằng anh em có đầy thiện chí, thừa hiểu biết và có khả năng khuyên bảo nhau.
15 Trong thư này, đôi chỗ tôi đã nói hơi mạnh, chẳng qua là để nhắc lại cho anh em điều anh em đã biết. Tôi viết thế là dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi
16 làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa.
17 Vậy, trong Đức Giê-su Ki-tô, tôi có quyền hãnh diện về công việc phục vụ Thiên Chúa.
18 Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào khác, ngoài những gì Đức Ki-tô đã dùng tôi mà thực hiện để đưa các dân ngoại về phục vụ Thiên Chúa, thực hiện bằng lời nói việc làm,
19 bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng, bằng quyền năng của Thánh Thần. Như vậy, từ Giê-ru-sa-lem, đi vòng đến tận miền I-ly-ri, tôi đã làm tròn sứ mạng loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô.
20 Nhưng tôi chỉ có tham vọng là loan báo Tin Mừng ở những nơi người ta chưa được nghe nói đến danh Đức Ki-tô. Tôi làm thế vì không muốn xây dựng trên nền móng người khác đã đặt.
21 Trái lại, như có lời chép: Những kẻ đã không được loan báo về Người, sẽ thấy, những kẻ đã không được nghe nói về Người, sẽ hiểu.
2/ Phúc Âm: 1 Đức Giê-su còn nói với các môn đệ rằng: “Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông.
2 Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!
3 Người quản gia liền nghĩ bụng: “Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi.
4 Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!
5 “Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?
6 Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.
7 Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: “Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.
8 “Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Nghệ thuật “Đắc Nhân Tâm”
Làm sao chinh phục người khác để họ tin những gì mình muốn nói và làm những gì mình muốn họ làm là nghệ thuật “Đắc Nhân Tâm.” Nghệ thuật này cần cho mọi lãnh vực: tôn giáo, chính trị, giáo dục, thương mại. Nhiều người có sáng kiến rất hay và mang lại lợi ích; nhưng không biết cách thuyết phục. Hậu quả là người nghe sẽ không tin, mà còn gây xáo trộn, chia rẽ, và bất an cho cả hai bên. Nhiều người chẳng có gì hay, lại còn mang ý đồ lợi dụng người khác; nhưng khéo ăn nói, khéo trình bày; nên làm người nghe xuôi tai và thi hành những gì họ muốn. Dĩ nhiên, điều lý tưởng mà mọi người nhắm tới là vừa đúng, vừa mang lại lợi ích, và biết cách thuyết phục để người nghe nhận ra và làm những gì lợi ích cho họ.
Hai Bài Đọc hôm nay đưa ra hai mẫu gương trái ngược nhau trong nghệ thuật “Đắc Nhân Tâm.” Trong Bài Đọc I, sau khi đã trình bày đạo lý về con người được trở nên công chính không do bởi việc giữ Lề Luật, mà do bởi niềm tin vào Thiên Chúa; thánh Phaolô phải thuyết phục các tín hữu Rôma tin vào đạo lý đó, bằng cách gợi lại thiện chí của họ muốn hiểu biết sự thật, ân sủng của Thiên Chúa trong khi trình bày sự thật, kết quả ngài thu được trong thực tế, và ý hướng tốt lành của mình. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu khen người quản gia bất lương đã biết thu phục nhân tâm cách khôn khéo, cho dẫu phải dùng của cải của người khác. Mục đích của người quản gia là để các con nợ đối xử với mình cách tốt đẹp sau này.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Trong Đức Giêsu Kitô, tôi có quyền hãnh diện về công việc phục vụ Thiên Chúa.
1.1/ Chân thành giúp khán giả nhìn nhận sự thật: Nhiều người cho Thư Rôma là một thư có lẽ khó khăn nhất cho Phaolô để viết vì những lý do sau: cộng đòan Rôma không do Phaolô thiết lập; tranh luận về đề tài rất dễ gây chia rẽ; và khán giả là người có kiến thức cao về đạo lý. Trình thuật hôm nay là phần kết thúc Thư Rôma, Phaolô phải viết làm sao để khán giả hiểu ý ngay lành của mình, ông tranh luận không phải là để tỏ ra mình hiểu biết uyên thâm và khinh thường người khác; nhưng vì những lý do ngay lành sau đây:
– Vấn đề tranh luận mà người thiện chí đi tìm sự thật sẽ hiểu được: “Tôi tin chắc rằng anh em có đầy thiện chí, thừa hiểu biết và có khả năng khuyên bảo nhau.”
– Sự hiểu biết có được là do ân sủng của Thiên Chúa, chứ không do sự khôn ngoan của loài người: “Trong thư này, đôi chỗ tôi đã nói hơi mạnh, chẳng qua là để nhắc lại cho anh em điều anh em đã biết. Tôi viết thế là dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi.”
– Phaolô tranh luận là cho lợi ích chung của Giáo Hội: Theo Kế Hoạch Cứu Độ, lịch sử đã bước qua trang sử mới, trong đó Dân Ngoại được tháp nhập vào gia đình của Thiên Chúa. Chúng ta phải sáng suốt để làm theo ý định của Thiên Chúa: “(Tôi) làm người phục vụ Đức Giêsu Kitô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa.”
1.2/ Phục vụ tha nhân cho Nước Chúa chứ không tìm lợi ích cá nhân: Lời nói của Phaolô có thể khó thuyết phục khán giả; nhưng việc ông làm mọi người đều có thể nhìn thấy. Phaolô muốn chứng minh ông làm tất cả là cho Nước Chúa; chứ không vì bất kỳ lợi nhuận cá nhân nào.
(1) Phaolô đã thiết lập các cộng đoàn khắp nơi: “Thật thế, tôi đâu dám nhắc đến chuyện nào khác, ngoài những gì Đức Kitô đã dùng tôi mà thực hiện để đưa các dân ngoại về phục vụ Thiên Chúa, thực hiện bằng lời nói việc làm, bằng sức mạnh của những dấu lạ điềm thiêng, bằng quyền năng của Thánh Thần. Như vậy, từ Jerusalem, đi vòng đến tận miền Illyricum, tôi đã làm tròn sứ mạng loan báo Tin Mừng Đức Kitô.”
(2) Phaolô không có ý định gây ảnh hưởng trên cộng đoàn Rôma hay các cộng đoàn của người khác thiết lập: “Nhưng tôi chỉ có tham vọng là loan báo Tin Mừng ở những nơi người ta chưa được nghe nói đến danh Đức Kitô. Tôi làm thế vì không muốn xây dựng trên nền móng người khác đã đặt. Trái lại, như có lời chép: Những kẻ đã không được loan báo về Người, sẽ thấy, những kẻ đã không được nghe nói về Người, sẽ hiểu.”
2/ Phúc Âm: Phải biết dùng những của cải thế gian.
Trước khi phân tích dụ ngôn này, chúng ta cần lưu ý một điều: Khi xử dụng dụ ngôn, tác giả chỉ muốn nêu bật một điều chính, và không bao giờ có ý làm thỏa mãn tất cả mọi điều; vì sẽ rất khó để thực hiện. Điểm Chúa Giêsu muốn nêu bật trong dụ ngôn này là cách hành xử của viên quản lý khi anh biết anh sẽ mất việc.
2.1/ Người quản gia bất lương: Ngay từ đầu trình thuật đã cho khán giả biết đây là một quản gia không tốt, và đó là lý do tại sao anh bị thất nghiệp. Một người quản gia tốt không phải chỉ biết cách làm việc mà còn phải biết trung tín với chủ. Người quản lý này có thể rất khôn ngoan, nhưng không trung tín; vì anh bị tố cáo đã phung phí tài sản của chủ. Vì thế, chủ mới gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!”
2.2/ Người quản gia khôn lanh: Ông biết dùng tài sản của chủ như một phương tiện để chuẩn bị cho tương lai của ông: “Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!” Ông nghĩ ra cách dùng tài sản của chủ để mua chuộc nhân tâm: Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?” Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ô-liu.” Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.” Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: “Một ngàn giạ lúa.” Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.” Với 50 thùng dầu ôliu bớt cho con nợ thứ nhất và 200 giạ lúa bớt cho con nợ thứ hai, anh hy vọng sẽ được họ thương chia bớt cho phần nào khi cơn túng cực tới. Anh cũng có thể nghĩ trước, nếu họ không chịu chia chác, anh sẽ tố cáo với chủ và họ sẽ phải hòan lại cho chủ.
2.3/ Chủ khen cách cư xử của người quản lý bất lương: Trước tiên chúng ta cần chú ý là ông chủ không khen tư cách của người quản lý: ông gọi hắn là bất lương. Điều ông chủ khen là cách cư xử khôn khéo của hắn: biết đặt con người trên tiền của; còn người là còn tiền, bao giờ hết người mới hết tiền.
Nhiều người đã xử sự sai khi đặt tiền của trên con người; hậu quả là họ mất cả người lẫn tiền. Ví dụ: Khi tìm được người có tài và tin cậy, chủ phải trả họ đồng lương tương xứng mới có thể giữ họ làm việc cho mình; nếu không họ sẽ làm cho hãng khác và chủ bị thiệt hại vì không kiếm được người đủ khả năng. Hay có những người chồng quá chi li cho việc tiêu xài trong nhà nên mất vợ, vì không biết đánh giá đúng những việc vợ làm cho mình: chăm giữ con, nấu ăn, rửa chén, thu dọn nhà cửa …
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Nghệ thuật “Đắc Nhân Tâm” rất cần trong việc rao giảng Tin Mừng và tạo hòa khí trong gia đình cũng như cộng đoàn. Chúng ta cần học biết và thi hành cách khôn ngoan và thành thật.
– Chúng ta phải biết xử dụng của cải Chúa ban để sinh lợi ích cho mình và tha nhân ở đời này; đồng thời biết dùng tiền của để đầu tư sinh lợi cho cuộc sống mai sau.
– Chúng ta đừng bao giờ quên nấc thang giá trị để biết hành xử cho đúng: (1) Thiên Chúa, (2) con người, và (3) của cải vật chất. Đảo lộn thứ tự của nấc thang giá trị này, sẽ mang lại những hậu quả vô cùng tai hại cho người làm nó.

FRIDAY OF THE 31 OT1
Readings: Rom 15:14-21; Lk 16:1-8.
1/ Reading I: RSV Romans 15:14 I myself am satisfied about you, my brethren, that you yourselves are full of goodness, filled with all knowledge, and able to instruct one another.
15 But on some points I have written to you very boldly by way of reminder, because of the grace given me by God 16 to be a minister of Christ Jesus to the Gentiles in the priestly service of the gospel of God, so that the offering of the Gentiles may be acceptable, sanctified by the Holy Spirit.
17 In Christ Jesus, then, I have reason to be proud of my work for God.
18 For I will not venture to speak of anything except what Christ has wrought through me to win obedience from the Gentiles, by word and deed, 19 by the power of signs and wonders, by the power of the Holy Spirit, so that from Jerusalem and as far round as Illyricum I have fully preached the gospel of Christ,
20 thus making it my ambition to preach the gospel, not where Christ has already been named, lest I build on another man’s foundation,
21 but as it is written, “They shall see who have never been told of him, and they shall understand who have never heard of him.”
2/ Gospel: RSV Luke 16:1 He also said to the disciples, “There was a rich man who had a steward, and charges were brought to him that this man was wasting his goods.
2 And he called him and said to him, `What is this that I hear about you? Turn in the account of your stewardship, for you can no longer be steward.’
3 And the steward said to himself, `What shall I do, since my master is taking the stewardship away from me?
I am not strong enough to dig, and I am ashamed to beg.
4 I have decided what to do, so that people may receive me into their houses when I am put out of the stewardship.’
5 So, summoning his master’s debtors one by one, he said to the first, `How much do you owe my master?’
6 He said, `A hundred measures of oil.’ And he said to him, `Take your bill, and sit down quickly and write fifty.’
7 Then he said to another, `And how much do you owe?’ He said, `A hundred measures of wheat.’ He said to him, `Take your bill, and write eighty.’
8 The master commended the dishonest steward for his shrewdness; for the sons of this world are more shrewd in dealing with their own generation than the sons of light.
________________________________________

I. THEME: How to Win Friends and Influence People
Dale Carnegie became popular with his book, How to Win Friends and Influence People. This art is needed for people in all areas: religion, politic, education, businesss. Many who had good and useful ideas for people, but did not know how to explain and to convince people, the result is people did not believe in them, sometimes they also caused conflict, separation and discord. Many who had nothing good, sometimes with bad intention; but they know how to convince and to win over people, the result is people listened and do what they wanted. Of course, the ideal situation which we desire is both good and useful for people and the art of convincing, so that people can recognize and follow that ideas.
Today readings gave us two contrasted examples of this art. In the first reading, after skillful explanation of the doctrine: “men were justified not by their good works, but by their faith in Jesus Christ,” St. Paul must convince the Romans to believe that doctrine by reminding them of the four things: First, they are eagerly to know the truth; secondly, God’s grace for people when searching the truth; thirdly, Paul received many good results in his mission; and lastly, his good intention for them. In the Gospel, Jesus praised the shrewd steward because he knew how to win over people, even he used others’ resource. The steward’s intention is to get help from his owner’s debtors after he was fired.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: In Christ Jesus, then, I have reason to be proud of my work for God.
1.1/ Paul sincerely helped his audience to recognize the truth: Many people believe the Letter to the Romans is the most difficult letter for Paul to write because of the following reasons: First, Romans was not the community established by Paul. Secondly, the discussed theme easily caused separation. Lastly, the audience had higher knowledge and knew the law. Today passage is the conclusion of the Letter, Paul must convince people to understand his good intention. Paul wanted them to know that he argued with them, not to show his deep knowledge about God or to insult them; but because of the following reasons:
(1) The ones who sincerely search for the truth will understand: “I myself am satisfied about you, my brethren, that you yourselves are full of goodness, filled with all knowledge, and able to instruct one another.”
(2) The understanding of the doctrine is by God’s grace, not by human wisdom: “But on some points I have written to you very boldly by way of reminder, because of the grace given me by Godto be a minister of Christ Jesus to the Gentiles in the priestly service of the gospel of God, so that the offering of the Gentiles may be acceptable, sanctified by the Holy Spirit.”
(3) He argued fot the common good of the Church: According to God’s plan of salvation, the history has entered a new period, in which the Gentiles has been assimilated to God’s family. He advised people they must be clear in order to act according to God’s will.
1.2/ Paul’s intention is to serve God’s kingdom, not for his profits: St. Paul’s argument might be difficult to convince his audience, but people can see all his works. Paul wanted to show them that he did all things for God’s kingdom; not for any individual profits.
(1) Paul established many communities for the sake of expanding God’s kingdom: He said: “For I will not venture to speak of anything except what Christ has wrought through me to win obedience from the Gentiles, by word and deed,by the power of signs and wonders, by the power of the Holy Spirit, so that from Jerusalem and as far round as Illyricum I have fully preached the gospel of Christ.”
(2) Paul had no intention to influence Roman community or any communities established by others. He said: “I have fully preached the gospel of Christ,thus making it my ambition to preach the gospel, not where Christ has already been named, lest I build on another man’s foundation,but as it is written, “They shall see who have never been told of him, and they shall understand who have never heard of him.””
2/ Gospel: Know how to use worldly things.
Before analyzing this parable, we need to know that: when using parables, the author only wants to pay attention to one main point, and not to satisfy all related points because it is impossible to do so. The main point Jesus wanted to highlight in this parable is the steward’s way of solving the problem when he was laid off.
2.1/ The unfaithful steward: From the beginning, the audience already knew the steward was not good because he wasted his owner’s goods, and that was the reason why he was laid off. A good steward must be both wise and faithful to the owner. This steward was very shrewd but not faithful. The owner said to him: “What is this that I hear about you? Turn in the account of your stewardship, for you can no longer be steward.”
2.2/ The shrewd steward: He knew how to use his owner’s goods as the mean to prepare for his future. He debated with himself: “What shall I do, since my master is taking the stewardship away from me? I am not strong enough to dig, and I am ashamed to beg.I have decided what to do, so that people may receive me into their houses when I am put out of the stewardship.”
With 50 measures of oil he discounted for the first debtor and 200 measures of wheat he discounted for the second one, he hoped they will give back to him some when he is in need. He also might think if they refuse to give, he will accuse them with the owner and they must return all back to him.
2.3/ The owner praised the steward’s way of solving his problem: First, we need to note that the owner did not praise him for his unfaithfulness. The thing the owner praised him was his shrewd way of solving his problem. He knew how to win friends and to influence people. He properly valued people more than material things because he knew as long as he had friends, he will have money to live. When he no longer had any friends, he will be in trouble.
Many people did not act properly when they valued material things above people, the result is they lost both people and material things. For example, when an employer found a talent and good employee, he must pay him accordingly in order to keep him. If he didn’t do so, that employee will work for other company, and the employer will suffer because he cannot find such an employee. Many husbands lost their wives because they did not fairly value what their wives did for the family: caring for children, cooking, doing laundry, washing dishes, cleaning…
III. APPLICATION IN LIFE:
– The art of how to win friends and influence people is necessary for the proclaiming of the Good News and for having peace in family and community. We need to wisely and truthfully practice it.
– We must use God’s grace and gifts to benefit ourselves and others in this life and the life to come.
– We should never forget the three steps values and properly practice them as the following order: first, God; secondly, people; lastly, material things. If we turn these values upside down, we will have to pay dearly.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP