SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 31 TN (C) 2019 (Lc 19, 1-10) THÀNH GIÊ-RI-CÔ

Thành Gierico là một thành phố nằm ở bờ Tây sông Giodan, phía vùng Palestine, tiếng Ả -rập và Canaan có nghĩa là ”thơm ngát”,nằm ngay trục lộ của Nước Dothai, gần Giêrusalem. Để biết rằng trên hành trình tiến về Giêrusalem, hành trình thực thi Ơn Cứu Độ, Chúa Giêsu đang tiến về Giêrusalem, nơi Người sẽ trở nên Chiên Vượt Qua cho mọi dân tộc trên thế gian này. Vì vậy, Người đang đi ngang qua địa danh nầy, nơi đây ghi dấu hai sự kiện cho hai con người muốn “TIN” vào Người, đó là người mù thành Giêrico và ông Giakeu, người thu thuế, và họ đã nhận được ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.

Vâng, người thu thuế được cho là người tội lỗi, đồng hạng với gái điếm, nhưng Chúa Giêsu đã không “chối từ “ họ, bởi vì, Người đến để “ TÌM và CỨU” những gì đã mất.

Vâng, thật là tuyệt vời, bởi vì Người là GIÊSU, nghĩa là “Đấng Giải, (Cứu) Thoát”. Trang Tin Mừng hôm nay, thật nhân văn (tiếp theo Đoạn Lc 18, 35-43,Chúa Giêsu chữa người mù thành Giêrico), vì,người tội lỗi biết nhận ra tội lỗi của mình, và sự nhiệt tâm của ông làm cho chính Chúa Giêsu., Đấng mà”con người” tội lỗi nầy, tuy nhỏ bé về hình thể, nhưng thật to lớn về “ niềm tin”. Thành Giêrico, một địa danh gắn liền với sự kiện Giakeu. Điều nầy nói lên những địa danh, những con người có tên tuổi, quê quán hoàn toàn là sự thật.

Chúng ta thấy, sự nhiệt tâm muốn đón nhận ơn cứu độ của ông Giakeu đã làm cho Chúa Giêsu cảm động, Người nói : “… hôm nay Tôi phải ở lại nhà ông” ( c 5). Nhưng, những người khác thì nói :” Nhà người tội lỗi , mà ông ấy cũng vào trọ” ( c 7).

Quả thật chúng ta thấy hai thái độ phác hẳn, giữa ông Giakêu và những người chứng kiến, họ kỳ thị và coi thường “ người có tội”, trong khi đó Giakêu không phủ nhận tội lỗi của mình, nhưng thật lòng sám hối và muốn đón nhận ơn Cứu Độ. Ông tin rằng , Chúa Giêsu có quyền ban ơn Cứu Độ cho ông, và ông nói với Chúa Giêsu rằng :”Thưa Ngài, này đây, tôi sẽ dành phân nữa tài sản của tôi cho nguời nghèo ; và nếu tôi có “cưỡng đoạt” tài sản của ai, thì tôi xin đền gấp bốn” ( c 8). Như vậy, thái độ ăn năn, sám hối của Giakeu là thái độ nhận ra “ Lòng Chúa Thương Xót”, là thái độ khiêm tốn, tự hạ, thái độ khao khát Lời rao giảng của Chúa Giêsu, Lời Chúa đã thấm vào tâm hồn ông, còn những người dân chúng thì ngược lại, họ hoàn toàn không đón nhận ơn cứu độ, hay là họ muốn đón nhận ơn cứu độ” theo ý ” của họ. Vì thế, họ không được Chúa Giêsu ở với họ, vì họ không muốn đón tiếp Người, bởi vì, họ cho rằng họ “không có tội”. Chính thái độ nầy, họ đã “khước từ” ơn cứu độ của Đấng Cứu Thế.

Như thế, Chúa Giêsu đã đem ơn Cứu Độ đến thế gian cho những ai cần “ mở ” lòng đón nhận, như người mù Giêrico và Giakeu cũng ở thành Giêrico. Như vậy, thành Giêrico là một địa danh không có thành Thánh như Giêrusalem,nhưng,cũng có thể gọi là Thánh Địa, bởi vì, “ Ơn Cứu Độ” của Chúa Giêsu đã có hiệu lực, hay là đã có “ tác dụng” trước Giêrusalem.

Như vậy, người Dothai cũng có những hạng người như người thu thuế khiêm tốn khi lên đền thờ cầu nguyện và người mù Giêrico, cùng ông Giakeu, người thu thuế.

Trích sách Khôn Ngoan (Kn 11,22 – 12, 2) ,đã cho chúng ta biết tai sao thái độ Thiên Chúa tha thứ cho kẻ biết sám hối, vì Ngài là Đấng Khôn Ngoan.Vì kẻ tội lỗi biết sám hối, quay lại tôn kính Ngài, thì Ngài thật Khôn ngoan.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến thế gian không phải vì sự công chính của thế gian, mà là để “CỨU” thế gian khỏi tội lỗi, hầu đem lại cho thế gian một bộ mặt công chính của Nước Trời, vì sự khôn ngoan của thế gian, thì không phải là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, và bộ mặt thế gian sẽ qua đi. Xin thương ban cho chúng con có được một tâm hồn như Giakeu, hầu mau mắn nhận ra lỗi lầm và biết đền bù tội lỗi của mình. Amen
CN 31TN

P.Trần Đình Phan Tiến