Lời Chúa Mỗi Ngày : Chủ Nhật 30 Thường Niên, Năm C

Chủ Nhật 30 Thường Niên, Năm C
Bài đọc: Sir 35:12-14, 16-18; 2 Tim 4:6-8, 16-18; Lk 18:9-14.
1/ Bài đọc I: 12 Vì Đức Chúa là Đấng xét xử,
Người chẳng thiên vị ai.
13 Người không vị nể mà làm hại kẻ nghèo hèn,
nhưng nghe lời kêu xin của người bị áp bức.
14 Người không coi thường lời khấn nguyện của kẻ mồ côi, hay tiếng than van của người goá bụa.
16 Kẻ phục vụ Đức Chúa theo ý Người sẽ được Người chấp nhận, lời họ kêu xin sẽ vọng tới các tầng mây.
17 Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm.
Lời nguyện chưa tới đích, họ chưa an lòng.
18 Họ sẽ không rời đi bao lâu Đấng Tối Cao chưa đoái nhìn, chưa xét xử cho người chính trực và thi hành công lý.
2/ Bài đọc II: 6 Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi.
7 Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin.
8 Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.
16 Khi tôi đứng ra tự biện hộ lần thứ nhất, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi. Xin Chúa đừng chấp họ.
17 Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.
18 Và tôi đã thoát khỏi nanh vuốt sư tử. Chúa sẽ còn cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời. Chúc tụng Người vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. A-men.
3/ Phúc Âm: 9 Đức Giê-su còn kể dụ ngôn sau đây với một số người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác:
10 “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện. Một người thuộc nhóm Pha-ri-sêu, còn người kia làm nghề thu thuế.
11 Người Pha-ri-sêu đứng thẳng, nguyện thầm rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.
12 Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.
13 Còn người thu thuế thì đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.
14 Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Niềm tin và những thái độ cần có khi cầu nguyện với Thiên Chúa.
Làm thế nào để lời cầu nguyện của một người được Thiên Chúa đoái nhận là chủ đề của Lời Chúa tuần này. Trước khi cầu nguyện, con người phải có một số những hiểu biết căn bản để rồi có thái độ thích hợp khi cầu nguyện: Thiên Chúa là quan tòa không bao giờ thiên vị; mọi lời cầu xin sẽ được Thiên Chúa cứu xét; những gì Thiên Chúa hứa Ngài sẽ giữ lời; con người không bao giờ có thể tự mình trở nên công chính vì tất cả đều phạm tội; con người chỉ có thể công chính bằng đặt niềm tin nơi Thiên Chúa và cố gắng tuân giữ các điều Ngài truyền dạy.
Các bài đọc hôm nay dẫn chứng những hiểu biết căn bản này. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca mô tả Thiên Chúa là một quan tòa chí công vô tư. Ngài bênh vực quyền lợi cho kẻ bị áp bức, và nghe tiếng van nài của mẹ góa con côi. Trong bài đọc II, Phaolô biết trước những gì sẽ xảy ra cho ông trong những ngày cuối đời tại Rôma, ông sẽ bị bạn đồng hành bỏ rơi và bị ngược đãi bởi người Do-thái cũng như nhà cầm quyền; nhưng ông vẫn một niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa, Ngài sẽ bảo vệ ông khỏi mọi nguy hiểm và đã sắm sẵn cho ông một triều thiên công chính trên trời. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu kể một câu truyện để nhắc nhở các môn đệ thái độ phải có khi cầu nguyện: đừng cậy dựa sức mình, đừng khinh thường tha nhân; nhưng phải biết cậy dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa và khiêm nhường thú nhận tội lỗi của mình.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa lắng nghe mọi lời nguyện xin.
1.1/ Thiên Chúa là Đấng xét xử chí công vô tư.
Không giống như các vua chúa hay những nhà lãnh đạo thế gian, họ thường xét xử theo tình cảm và lợi lộc vật chất; Thiên Chúa là quan tòa chỉ xét xử theo sự thật. Ngài không thiên vị ai, và cũng chẳng ai có thể mua chuộc Thiên Chúa.
Hơn nữa, vì tất cả mọi người đều là con cái của Ngài, nên Ngài tỏ lòng quan tâm đặc biệt đến những người cô thân cô thế. Tác giả Sách Huấn Ca liệt kê hai hạng người được Thiên Chúa quan tâm đặc biệt:
(1) Những người nghèo hèn bị đối xử bất công: “Người không vị nể mà làm hại kẻ nghèo hèn, nhưng nghe lời kêu xin của người bị áp bức.”
(2) Mẹ góa, con côi: Vì họ không có chồng hay không có cha, Thiên Chúa sẽ bảo vệ họ khỏi những kẻ lợi dụng: “Người không coi thường lời khấn nguyện của kẻ mồ côi, hay tiếng than van của người goá bụa.”
1.2/ Thiên Chúa cứu xét mọi lời cầu nguyện.
Nhiều người tự hỏi làm sao Thiên Chúa có thể nghe và cứu xét tất cả lời cầu nguyện của con người; nhất là của những người thấp mũi bé miệng; những người không có công trạng gì trước mặt Thiên Chúa? Nhiều lần chúng ta đã nói Thiên Chúa điều khiển vũ trụ bằng cách dùng các thiên thần. Họ là những sứ giả mang lời cầu nguyện của con người lên Thiên Chúa và chuyển những ơn lành từ Thiên Chúa xuống cho con người. Sứ thần Raphael đã củng cố điều này khi nói cho Tobia hiểu kế hoạch của Thiên Chúa cho gia đình ông.
Tác giả Sách Huấn Ca cũng xác nhận Thiên Chúa nghe tất cả lời cầu nguyện của con người và sẽ cứu xét từng trường hợp để có thể ban như lời con cái kêu xin. Khi một người luôn làm theo ý Thiên Chúa kêu xin, Ngài sẽ đáp lời họ: “Kẻ phục vụ Đức Chúa theo ý Người sẽ được Người chấp nhận, lời họ kêu xin sẽ vọng tới các tầng mây. Lời nguyện của người nghèo vượt ngàn mây thẳm.”
Vì thế, thái độ con người cần có khi cầu nguyện là kiên trì tin tưởng lời cầu nguyện của mình sẽ được thiên thần mang lên trước thiên nhan Chúa. Ngài sẽ cứu xét từng trường hợp và sẽ ban như ý họ kêu xin.
2/ Bài đọc II: Giờ đây tôi chỉ còn đợi triều thiên dành cho người công chính.
2.1/ Phaolô hoàn toàn tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa.
Sau khi đã làm chứng cho Đức Kitô tại Jerusalem, Ngài đã hiện ra với ông trong một thị kiến ban đêm để an ủi và cho ông biết ông sẽ làm chứng cho Ngài tại Roma nữa; đồng thời Ngài cũng cho ông biết những gian nan nguy hiểm đang chờ ông tại Roma.
Phaolô viết thư này cho môn đệ Timothy khi ông đang bị giam trong tù tại Roma, với mục đích để khích lệ tinh thần cho Timothy sẵn sàng làm chứng cho Đức Kitô: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.”
Phaolô không cho là ông xứng đáng với triều thiên dành cho người công chính bằng những công việc ông làm; nhưng Phaolô muốn nhấn mạnh đến niềm tin trung thành nơi Đức Kitô. Ngài là Thẩm Phán Chí Công, Ngài là Đấng sẽ tuyên bố Phaolô là người công chính, và sẽ trao phần thưởng là triều thiên công chính cho ông.
Đoạn văn này là bằng chứng cho những người hiểu lầm học thuyết của Phaolô khi ông nói con người được công chính nhờ đặt niềm tin nơi Đức Kitô, mà không cần phải làm gì để chứng tỏ niềm tin. Phaolô chứng minh niềm tin của ông vào Thiên Chúa bằng việc hoàn tất sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại mà Đức Kitô đã trao cho ông, và giờ đây, ông còn sẵn sàng đổ máu để làm chứng cho Tin Mừng ông rao giảng trên đất Rôma của Dân Ngoại.
2.2/ Phaolô có thể vượt qua mọi trở ngại là nhờ ông vững tin nơi Thiên Chúa.
Nhìn lại cuộc đời rao giảng Tin Mừng của Phaolô, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về sự kiên trì phi thường của ông, khi phải đương đầu với những đau khổ bên trong cũng như bên ngoài, như trong trình thuật hôm nay, ông viết: “Khi tôi đứng ra tự biện hộ lần thứ nhất, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi. Xin Chúa đừng chấp họ.” Tuy phải chịu đau khổ như thế, nhưng ông đã noi gương Đức Kitô, chẳng những không trách cứ họ, mà còn cầu nguyện cho họ nữa.
Phaolô nhận ra sức mạnh để chịu đựng và sự thành công trong việc rao giảng Tin Mừng không đến từ con người yếu đuối của ông; nhưng nhờ ông đặt niềm tin trọn vẹn nơi Đức Kitô. Ông viết: “Có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng. Và tôi đã thoát khỏi nanh vuốt sư tử. Chúa sẽ còn cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời. Chúc tụng Người vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. A-men.”
3/ Phúc Âm: Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.
Trước hết, chúng ta cần chú ý: mục đích của Chúa Giêsu khi kể câu truyện này là muốn răn dạy những người tự cho mình là công chính và khinh chê người khác.
3.1/ Thái độ của người Pharisee:
(1) Tác phong của người Pharisee: Tác phong của một người nói lên rất nhiều về tính khí của người đó. Trình thuật kể ông đứng thẳng trước thiên nhan của Thiên Chúa, chứ không xấp mình đấm ngực như người thu thuế.
(2) Hai cách ông làm để đề cao mình: nói xấu người khác và nói tốt về mình. Ông nói xấu hay giảm giá trị của người khác khi ông cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia.” Cầu nguyện là lúc con người nói chuyện của mình với Thiên Chúa; chứ không phải là lúc để tố tội người khác. Có lẽ ông cám ơn Thiên Chúa đã cho ông sức mạnh để ông trở thành người quá tốt như thế; nhưng đó không phải là những gì Thiên Chúa muốn nghe. Ngài muốn ông nhận ra những khuyết điểm của mình, chứ không muốn ông luận tội người khác, vì đó không phải là việc của ông. Ông khoe thành tích của mình: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con.” Việc khoe thành tích của ông chứng tỏ ông không biết Thiên Chúa là ai. Ngài biết tất cả việc ông làm và ý hướng bên trong của ông, Ngài không cần ông phải nhắc nhở. Việc ông đóng góp 10% cho Đền Thờ cũng chỉ là dâng lại những gì Thiên Chúa ban cho ông. Nếu để ý lời cầu nguyện của người Pharisee, chúng ta thấy ông không xin Thiên Chúa điều gì cả, ông chỉ tạ ơn Chúa; nói đúng hơn ông chỉ khoe thành tích của ông với Thiên Chúa.
3.2/ Thái độ của người thu thuế:
(1) Tác phong của người thu thuế: Ông đứng đằng xa, thậm chí chẳng dám ngước mắt lên trời, nhưng vừa đấm ngực vừa thưa rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.”
(2) Ông biết ông là người tội lỗi. Ông biết ông không có công trạng gì trước mặt Thiên Chúa. Ông hoàn toàn cậy dựa hoàn toàn vào lòng từ bi của Thiên Chúa.
3.3/ Kết quả của việc cầu nguyện: Chỉ có Thiên Chúa là Đấng nhận lời cầu nguyện của con người. Chúa Giêsu tuyên bố rõ ràng kết quả: “Tôi nói cho các ông biết: người này, khi trở xuống mà về nhà, thì đã được nên công chính rồi; còn người kia thì không.” Lý do được chấp nhận hay từ chối: “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.”
Việc tuyên bố ai là công chính hoàn toàn là việc của Thiên Chúa, vì không ai là người không có tội. Con người được trở nên công chính là nhờ niềm tin vào Đức Kitô, Đấng đã gánh tội cho con người và hòa giải con người với Thiên Chúa. Thái độ tự cho mình là công chính gây ra rất nhiều nguy hiểm cho con người:
– Vì thấy mình quá tốt lành nên họ không cần tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Thời nào cũng có những loại người này: các Pharisees thời của Chúa Giêsu, Pelagism hay Semi-Pelagism thời của thánh Augustine. Thánh Gioan khuyên nhủ các môn đệ của Ngài: “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta… Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta” (1 Jn 1:8-10).
– Họ không thấy có tội là vì chưa xét mình cẩn thận hay lương tâm đã quá chai đá đó thôi. Nếu chịu khó xét mình cẩn thận, họ sẽ nhận ra họ cũng là tội nhân như bao người khác.
– Khi thấy mình hoàn hảo, họ dễ khinh thường và xét đoán người khác. Tật xấu này gây cho họ nhiều bất an và phá hủy gia đình cũng như cộng đoàn của họ; vì họ luôn bắt những người chung quanh phải sống theo tiêu chuẩn của họ, những gì mà họ nghĩ là “hoàn hảo.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Lời cầu nguyện với lòng thành tín làm theo ý Thiên Chúa chắc chắn sẽ được Ngài nhậm lời. Không một lời cầu nguyện nào mà không được dâng lên trước tôn nhan Thiên Chúa.
– Chúng ta phải sẵn sàng đương đầu với mọi gian nan trong cuộc đời để làm chứng cho Thiên Chúa. Ngài sẽ bảo vệ và cung cấp cho chúng ta sức mạnh cần thiết để vượt qua.
– Chúng ta cần phải có thái độ khiêm nhường khi cầu nguyện: nhận mình là người tội lỗi và trông chờ ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Sunday of the 30 OTC

Readings: Sir 35:12-14, 16-18; 2 Tim 4:6-8, 16-18; Lk 18:9-14.
1/ Reading I: RSV Sirach 35:12 Do not offer him a bribe, for he will not accept it; and do not trust to an unrighteous sacrifice; for the Lord is the judge, and with him is no partiality. 13 He will not show partiality in the case of a poor man; and he will listen to the prayer of one who is wronged. 14 He will not ignore the supplication of the fatherless, nor the widow when she pours out her story. 15 Do not the tears of the widow run down her cheek as she cries out against him who has caused them to fall? 16 He whose service is pleasing to the Lord will be accepted, and his prayer will reach to the clouds. 17 The prayer of the humble pierces the clouds, and he will not be consoled until it reaches the Lord; he will not desist until the Most High visits him, and does justice for the righteous, and executes judgment. 18 And the Lord will not delay, neither will he be patient with them, till he crushes the loins of the unmerciful and repays vengeance on the nations; till he takes away the multitude of the insolent, and breaks the scepters of the unrighteous.
2/ Reading II: RSV 2 Timothy 4:6 For I am already on the point of being sacrificed; the time of my departure has come. 7 I have fought the good fight, I have finished the race, I have kept the faith. 8 Henceforth there is laid up for me the crown of righteousness, which the Lord, the righteous judge, will award to me on that Day, and not only to me but also to all who have loved his appearing. 16 At my first defense no one took my part; all deserted me. May it not be charged against them! 17 But the Lord stood by me and gave me strength to proclaim the message fully, that all the Gentiles might hear it. So I was rescued from the lion’s mouth. 18 The Lord will rescue me from every evil and save me for his heavenly kingdom. To him be the glory for ever and ever. Amen.
3/ Gospel: RSV Luke 18:9 He also told this parable to some who trusted in themselves that they were righteous and despised others: 10 “Two men went up into the temple to pray, one a Pharisee and the other a tax collector. 11 The Pharisee stood and prayed thus with himself, `God, I thank thee that I am not like other men, extortionists, unjust, adulterers, or even like this tax collector. 12 I fast twice a week;, I give tithes of all that I get.’ 13 But the tax collector, standing far off, would not even lift up his eyes to heaven, but beat his breast, saying, `God, be merciful to me a sinner!’ 14 I tell you, this man went down to his house justified rather than the other; for everyone who exalts himself will be humbled, but he who humbles himself will be exalted.”
________________________________________

I. THEME: The faith and the necessary attitudes in praying
How can one’s prayer be responded by God is the theme of all today’s readings. Before praying people need to know some basic attitudes they must have: God is the just judge, never be partial to or bribed from anyone; all sincere prayers shall be received; what God promises He shall fulfill it; people can never become righteous by themselves because all are sinners; people can only be righteous by their faith in God and by trying to keep all what God teaches them.
Today readings illustrate these basic knowledge. In the first reading, the author of the Book of Sirach described God is the just judge, never be partial or bribed. He protects the right of the oppressed and hears the cries of the widows and the orphans. In the second reading, Paul knew in advance what shall happen to him in his last days at Rome; he shall be forsaken by his companions and be maltreated by the Jews and the Roman authorities; but he had a firm faith in God. He believed God shall deliver him from all dangers and has ready for him the crown of righteousness in heaven. In the Gospel, Jesus cited a story to remind his disciples their needed attitudes when praying: Don’t rely on their righteousness or despise others; but rely on God’s mercy and humbly confess all their sins.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: God listens to all sincere prayers.
1.1/ God judges rightly, not partially: He isn’t like worldly kings and leaders who used to partially judge for their material profits, God is the just judge who only judges according to the truth. He doesn’t take bribery and no one can buy God.
Moreover, all people are His children so He has a special concern for the unjustly oppressed. The author of Sirach listed out two kinds of people whom God pays a special care:
(1) The poor whom are unjustly oppressed: “He will not show partiality in the case of a poor man; and he will listen to the prayer of one who is wronged.”
(2) The widow and the orphan: These people have no husbands or fathers to protect them so God shall protect them from those who oppressed them, “He will not ignore the supplication of the fatherless, nor the widow when she pours out her story. Do not the tears of the widow run down her cheek as she cries out against him who has caused them to fall?”
1.2/ God pays attention to all prayers.
Some people question how can God hear and respond to all people’s prayers, especially of those who are oppressed or have no merits before Him? God controls the world by His angels. They are His messengers to bring people’s prayers up to Him and to convey His grace to people. For example, the archangel Raphael revealed this when he told Tobias all God’s plan for his family when his father, Tobit, and his wife, Sarah, prayed to Him.
The author of Sirach also confirmed that God hears all people’s prayers and examines each case to see what He should do for people. He cited two cases in which God guarantees their prayers:
(1) The one who works for the Lord: “He whose service is pleasing to the Lord will be accepted, and his prayer will reach to the clouds.”
(2) The one who is humble, “The prayer of the humble pierces the clouds, and he will not be consoled until it reaches the Lord; he will not desist until the Most High visits him, and does justice for the righteous, and executes judgment.”
Therefore, the needed attitudes are to be humble and to firmly believe that our prayers shall be brought up to God by His angels. God shall examine each case and grant it as He knows it is good for us.
2/ Reading II: “The Lord will rescue me from every evil and save me for his heavenly kingdom.”
2.1/ Paul completely believed in God’s providence.
After witnessing for Christ in Jerusalem, Paul had a vision during the night in which Christ appeared to console and to let him know that he shall witness for him at Rome too; Christ also let him know all dangers are waiting for him at Rome.
Paul wrote this Letter to Timothy, his disciple, when he was in prison at Rome, with a purpose to encourage Timothy being ready to witness for Christ, “I am already on the point of being sacrificed; the time of my departure has come. I have fought the good fight, I have finished the race, I have kept the faith. Henceforth there is laid up for me the crown of righteousness, which the Lord, the righteous judge, will award to me on that Day, and not only to me but also to all who have loved his appearing.”
Paul didn’t think he is worthy with the crown of righteousness by his works; but he wanted to emphasize on the faithful believing in Christ. He is the just judge; he shall declare Paul as the righteous person and give him the reward for his faith which is the crown of righteousness.
This passage is a proof for those who misunderstood Paul when they said that people, according to Paul, are justified by faith only; and have no need of doing anything to show their faith. Paul proved his faith in Christ by fulfilling the mission of preaching the Gospel to the Gentiles which Christ has entrusted to him; and now, he is also ready to pour out his blood to witness for the Gospel he is preaching at Rome, the land of the Gentiles.
2.2/ Paul could overcome all obstacles because he firmly believed in God.
Looking back at Paul’s life of preaching, we are startled by his perseverance when facing sufferings both inside and outside of his body, as he wrote in today passage, “At my first defense no one took my part; all deserted me. May it not be charged against them!” Though being suffered as such, Paul imitated Christ by not only he didn’t blame them but also prayed for them.
Paul recognized that the strength to suffer and the success in preaching of the Gospel don’t come from him, but from his complete trust in Christ. He confessed, “But the Lord stood by me and gave me strength to proclaim the message fully, that all the Gentiles might hear it. So I was rescued from the lion’s mouth. The Lord will rescue me from every evil and save me for his heavenly kingdom. To him be the glory for ever and ever. Amen.”
3/ Gospel: “God, be merciful to me a sinner!”
First of all, we need to know Jesus’ intention when citing this story is to rebuke those who are calling them the righteous and despise others.
3.1/ The Pharisee’s prideful attitude:
(1) The Pharisee’s way of praying: By looking at the people’s behavior, we can recognize what they think. The passage describes two contrasted behavior between the Pharisee and the tax-collector, “The Pharisee stood and prayed.” He thought that he is deserved of what he asked for.
(2) The Pharisee found ways to extol him: He found two ways to extol him: by debasing others and telling good about himself. He accused and debased others when he prayed, “God, I thank thee that I am not like other men, extortionists, unjust, adulterers, or even like this tax collector.”
Praying is talking to God; it isn’t the time to accuse others. He might thank God who gives him grace to be such a good person; but it isn’t things God wants to hear. God wants him to recognize his weakness, not to condemn others because it isn’t his business. He talked about his accomplishments, “I fast twice a week; I give tithes of all that I get.”
His displaying of accomplishments showed that he didn’t know who God is. God is the One who knows all his works and intentions. He has no need to be reminded by him. Even his paying of tithes is only to return what God gave to him. If we pay a close attention to the Pharisee’s prayer we shall recognize that he didn’t ask God for anything; he only thanked God, or to be more exact, he only displayed of his accomplishments for God to see.
3.2/ The tax-collector’s way of praying:
(1) His behavior: The tax-collector was “standing far off, would not even lift up his eyes to heaven, but beat his breast saying, `God, be merciful to me a sinner!’”
(2) He knew he is a sinner: He knew that he had no merit before God; therefore, he completely relied on God’s compassion.
3.3/ The results of prayers: God is the only One who accepts people’s prayers. Jesus proclaimed the results as follows, “I tell you, this man went down to his house justified rather than the other.” The reason for accepting or rejecting a prayer is clearly proclaimed by Jesus, “For everyone who exalts himself will be humbled, but he who humbles himself will be exalted.”
To proclaim who is righteous completely belongs to God because there is no one without sin. People become righteous because of their faith in Christ who took away people’s sins and reconcile them to God. The self-proclaimed righteous attitude causes many dangers for people:
(1) Since they think they are good, they have no need of God’s forgiveness. We can see this kind of people in every generation, to wit, the Pharisees in Jesus’ time; the Pelagists or Semi-Perlagists in St. Augustine’s time; etc. St. John said to his community, “Nếu chúng ta nói là chúng ta không có tội, chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta thú nhận tội lỗi, Thiên Chúa là Đấng trung thành và công chính sẽ tha tội cho chúng ta, và sẽ thanh tẩy chúng ta sạch mọi điều bất chính. Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội, thì chúng ta coi Người là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta” (1 Jn 1:8-10).
(2) These people think they have no sin; that is because they don’t carefully examine of themselves or their conscience is so bad that they can’t differentiate between good and evil. If they carefully examine their conscience, they shall recognize they are also sinners as others.
(3) When they think they are perfect, they easily despise and judge others. This bad habit causes them to have no peace and destroy their family and community, because they want others to live according to their “perfect” standards.
III. APPLICATION IN LIFE:
– The prayer with a loyal desire to do God’s will, shall certainly be heard by God. There is no prayer which shall not be ascended to Him.
– We must be ready to face sufferings to witness for God. He shall protect and gives us strength to overcome them.
– We must have a humble attitude when praying by confessing we are sinners and look for God’s forgiveness.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP