Lễ Thánh Lucas Thánh Sử (Ngày 18 tháng 10)
Bài đọc: 2 Tim 4:9-17a; Lk 10:1-9.
1/ Bài đọc I: 9 Anh hãy mau mau đến với tôi,
10 vì anh Đê-ma đã bỏ tôi, bởi yêu mến thế gian này; anh ta đã đi Thê-xa-lô-ni-ca. Anh Cơ-rét-xen đã đi sang miền Ga-lát, anh Ti-tô đi sang miền Đan-ma-ti-a.
11 Chỉ còn một mình anh Lu-ca ở với tôi. Anh hãy đem anh Mác-cô đi với anh, vì anh ấy rất hữu ích cho công việc phục vụ của tôi.
12 Anh Ty-khi-cô thì tôi đã sai đi Ê-phê-xô.
13 Cái áo choàng tôi đã để lại nhà anh Các-pô ở Trô-a, thì khi đến, xin anh đem theo, cũng như các sách vở, nhất là những cuộn giấy da.
14 A-lê-xan-đê, người thợ rèn, đã gây cho tôi nhiều khốn khổ; Chúa sẽ cứ việc anh ta làm mà trả báo.
15 Cả anh nữa, cũng hãy đề phòng anh ta, vì anh ta mạnh mẽ chống lại lời chúng ta rao giảng.
16 Khi tôi đứng ra tự biện hộ lần thứ nhất, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi. Xin Chúa đừng chấp họ.
17 Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.
2/ Phúc Âm: 1 Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.
2 Người bảo các ông:
3 Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.
4 Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.
5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!”
6 Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em.
7 Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.
8 Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em.
9 Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Trung thành viết và rao giảng Tin Mừng.
Thánh Lucas không phải là người Do-thái. Ngài được đề cập riêng khỏi những người Do-thái (Col 4:14), và kiểu mẫu viết văn chứng tỏ ngài là người Hy-lạp. Vì thế, ngài không thể nào bị đồng nhất với ngôn sứ Lucius của Acts 13:1 hay Lucius của Romans 16:21, người đồng hương của Phaolô. Epiphanius không đúng khi gọi ngài là một trong số 72 môn đệ. Ngài cũng không phải là người đồng hành với Cleopas trên hành trình Emmaus. Thánh Lucas có kiến thức nhiều về Bản Bảy Mươi (Septuagint) và truyền thống Do-thái mà ngài thu nhận được hoặc khi ngài đang là một tân tòng Do-thái hay sau khi ngài đã trở thành một Kitô hữu, qua việc giao tiếp với các tông-đồ và các môn đệ.
Ngài sinh sống tại Antioch, thủ đô của Syria. Ngài là một y sĩ, và Phaolô đã gọi ngài là “một y sĩ đáng yêu nhất” (Col 4:14). Thánh Lucas xuất hiện lần đầu tại Troas khi ngài gặp thánh Phaolô (Acts 16:8). Từ đó, ngài trở thành người bạn đồng hành cùng rao giảng Tin Mừng với Phaolô và viết Tin Mừng Thứ Ba cùng Công Vụ Tông Đồ. Ngài là bạn trung thành với Phaolô trong lần Phaolô bị giam lần cuối cùng như trình thuật hôm nay viết (2 Tim 4:7-11). Ba lần ngài được đề cập đến trong các Thư của Phaolô (Col 4:14; Phi 24; 2 Tim 4:11), ngài được kể tên cùng với Marcô. Điều này chứng minh Lucas quen thuộc với Marcô và Tin Mừng của ông. Lucas chắc cũng nhiều lần có cơ hội gặp Phêrô và giúp ông trong việc viết các Thư Phêrô bằng tiếng Hy-lạp.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chỉ còn một mình anh Lucas ở với tôi.
1.1/ Phaolô hoàn toàn tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa. Sau khi đã làm chứng cho Đức Kitô tại Jerusalem, Ngài đã hiện ra với ông trong một thị kiến ban đêm để an ủi và cho ông biết ông sẽ làm chứng cho Ngài tại Roma nữa; đồng thời Ngài cũng cho ông biết những gian nan nguy hiểm đang chờ ông tại Roma.
Phaolô viết thư này cho môn đệ Timothy khi ông đang bị giam trong tù tại Roma, với mục đích để khích lệ tinh thần cho Timothy sẵn sàng làm chứng cho Đức Kitô. Phaolô không cho là ông xứng đáng với triều thiên dành cho người công chính bằng những công việc ông làm; nhưng Phaolô muốn nhấn mạnh đến niềm tin trung thành nơi Đức Kitô. Ngài là Thẩm Phán Chí Công, Ngài là Đấng sẽ tuyên bố Phaolô là người công chính, và sẽ trao phần thưởng là triều thiên công chính cho ông.
Đoạn văn này là bằng chứng cho những người hiểu lầm học thuyết của Phaolô khi ông nói con người được công chính nhờ đặt niềm tin nơi Đức Kitô, mà không cần phải làm gì để chứng tỏ niềm tin. Phaolô chứng minh niềm tin của ông vào Thiên Chúa bằng việc hoàn tất sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại mà Đức Kitô đã trao cho ông, và giờ đây, ông còn sẵn sàng đổ máu để làm chứng cho Tin Mừng ông rao giảng trên đất Rôma của Dân Ngoại.
1.2/ Phaolô có thể vượt qua mọi trở ngại là nhờ ông vững tin nơi Thiên Chúa: Nhìn lại cuộc đời rao giảng Tin Mừng của Phaolô, chúng ta không khỏi ngạc nhiên về sự kiên trì phi thường của ông, khi phải đương đầu với những đau khổ bên trong cũng như bên ngoài, như trong trình thuật hôm nay, ông viết: “Khi tôi đứng ra tự biện hộ lần thứ nhất, thì chẳng có ai bênh vực tôi. Mọi người đã bỏ mặc tôi. Xin Chúa đừng chấp họ.” Tuy phải chịu đau khổ như thế, nhưng ông đã noi gương Đức Kitô, chẳng những không trách cứ họ, mà còn cầu nguyện cho họ nữa.
Phaolô nhận ra sức mạnh để chịu đựng và sự thành công trong việc rao giảng Tin Mừng không đến từ con người yếu đuối của ông; nhưng nhờ ông đặt niềm tin trọn vẹn nơi Đức Kitô. Ông viết: “Có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng. Và tôi đã thoát khỏi nanh vuốt sư tử. Chúa sẽ còn cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời. Chúc tụng Người vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. A-men.”
2/ Phúc Âm: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”
2.1/ Khác biệt về văn bản: Theo Lucas, Chúa Giêsu không chỉ chọn 12 Tông-đồ, nhưng còn nhiều môn đệ khác, để huấn luyện và sai đi rao giảng Tin Mừng. Trong Lucas, có hai lần sai đi: Lần thứ nhất, Chúa Giêsu sai 12 tông đồ (Lk 9:1-6; Mt 10:1, 7-16; Mk 6:7-13). Lần thứ hai, chỉ có trong Lucas, theo trình thuật hôm nay: “Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.”
2.2/ Môn đệ là sứ giả mang Tin Mừng.
(1) Phải ý thức sứ vụ cuả mình: Chúa Giêsu biết những nguy hiểm người môn đệ phải đương đầu khi Ngài nói với các ông: “Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” Hai điều Ngài muốn đề phòng cho các ông:
– “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép”: Đây là những thứ ngăn cản việc rao giảng Tin Mừng. Lo lắng quá nhiều về phương diện sinh sống sẽ ngăn cản các ông dành mọi cố gắng cho việc rao giảng Tin Mừng.
– “Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường”: Chúa Giêsu không dạy các môn đệ bất lịch sự hay sống cách biệt. Ngài chỉ muốn các môn đệ biết tính khẩn cấp của việc rao giảng Tin Mừng để các ông đừng trò chuyện vô ích dọc đường, làm mất thời gian rao giảng (cf. 2 Kgs 4:29).
(2) Chấp nhận Tin Mừng là điều kiện để có bình an: Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!”” Điều này chứng tỏ Tin Mừng cứu độ được trao cách nhưng không cho mọi người. Theo Lucas, sự bình an này được liên kết với ơn cứu độ mà Đức Kitô mang đến cho mọi người (cf. 1:79, 2:14-29, 7:50, 8:48, 12:51, 19:38). Chấp nhận Tin Mừng là có bình an: “Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em.” Điều Chúa Giêsu muốn ám chỉ ở đây là sự bình an trong các môn đệ có năng lực làm cho người khác cũng cảm thấy được bình an.
2.3/ Môn đệ là sứ giả của Nước Trời.
(1) Đừng tìm kiếm những sự thế gian: Nhiều người nói “nếu không đem theo tiền bạc và bao bị thì lấy gì mà ăn.” Nói như thế là khinh thường sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngài coi các môn đệ là những người làm cho Ngài, và “thợ làm đáng được trả công đời này” (1 Tim 5:18; cf. 1 Cor 9:7-14). Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh: “người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó.” Người rao giảng không được đòi hỏi, họ phải có khả năng ăn thức ăn của địa phương dâng tặng. Họ cũng không thể sống theo luật Kosher của Do-thái nữa. Người môn đệ cũng “đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia” để tìm lợi nhuận vật chất hay chỗ ăn ở sung sướng hơn.
(2) Làm cho triều đại Thiên Chúa mau đến: Chúa Giêsu nhắc lại bổn phận chính của người môn đệ: “Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”” Triều đại của Thiên Chúa đã đến với sự xuất hiện của Đức Kitô và các môn đệ loan báo Tin Mừng này đến cho mọi người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta hãy noi gương hai thánh Lucas và Phaolô để biết hy sinh dành trọn cuộc đời cho việc rao giảng Tin Mừng.
– Chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc rao giảng Tin Mừng vì đó là những giá trị ngược lại với những giá trị của thế gian; nhưng ai bền vững đến cùng sẽ được cứu thoát.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Feast of Saint Luke, the evangelist
Viết bởi Lan Hương
Reading 1: (2 Tm 4:10-17)
Beloved: Demas, enamored of the present world,
deserted me and went to Thessalonica,
Crescens to Galatia, and Titus to Dalmatia.
Luke is the only one with me.
Get Mark and bring him with you,
for he is helpful to me in the ministry.
I have sent Tychicus to Ephesus.
When you come, bring the cloak I left with Carpus in Troas,
the papyrus rolls, and especially the parchments.
Alexander the coppersmith did me a great deal of harm;
the Lord will repay him according to his deeds.
You too be on guard against him,
for he has strongly resisted our preaching.
At my first defense no one appeared on my behalf,
but everyone deserted me.
May it not be held against them!
But the Lord stood by me and gave me strength,
so that through me the proclamation might be completed
and all the Gentiles might hear it.
Gospel: (Lk 10:1-9)
The Lord Jesus appointed seventy-two disciples whom he sent ahead of him in pairs to every town and place he intended to visit.
He said to them,
“The harvest is abundant but the laborers are few;
so ask the master of the harvest
to send out laborers for his harvest.
Go on your way;
behold, I am sending you like lambs among wolves.
Carry no money bag, no sack, no sandals;
and greet no one along the way.
Into whatever house you enter,
first say, “Peace to this household.”
If a peaceful person lives there,
your peace will rest on him;
but if not, it will return to you.
Stay in the same house and eat and drink what is offered to you,
for the laborer deserves payment.
Do not move about from one house to another.
Whatever town you enter and they welcome you,
eat what is set before you,
cure the sick in it and say to them,
‘The Kingdom of God is at hand for you.'”
treasure for himself
but is not rich in what matters to God.”
________________________________________
THEME: St. Luke faithfully wrote and preached the Good News.
St. Luke was not a Jew; he was mentioned separately from the Jews (Col 4:14) and his writing style showed he is a Greek. Therefore, he cannot be identified with the prophet Lucius in Acts 13:1 or Lucius in Romans 16:21, who is Paul’s fellow-countryman. Epiphanus is not correct when called him as one of the seventy-two disciples. He is not Cleopas’ companion on the journey to Emmaus. St. Luke had a good knowledge of the Septuagint and the Jewish tradition which he received during the time he was a Jewish neophyte or after he became a Christian, through his contact with the apostles and disciples.
He lived at Antioch, Syria’s capital. He was a physician, and Paul called him a “beloved physician” (Col 4:14). St. Luke first appeared at Troas when he met Paul (Acts 16:8). Since then, he became Paul’s companion in preaching the Good News, and wrote the Third Gospel and the Acts. He was Paul’s loyal friend during Paul’s last time in the prison as today report (2 Tim 4:7-11). There are three times he was mentioned in Pauline Letters (Col 4:14; Phi 24; 2 Tim 4:11), and twice together with Mark. This shows Luke was familiar with Mark and his Gospel. Luke must have many opportunities to meet Peter and helped him in composing the I Peter in Greek.
1/ Reading I: Luke alone is with me.
1.1/ Paul completely trusted in God’s providence: After Paul witnessed for Christ at Jerusalem, he appeared to Paul in a vision at night to console him and let him know he will also witness for him at Rome. He also let him know many dangers are waiting for him at Rome.
Paul wrote this Letter to Timothy, his disciple when he was in prison at Rome, with a purpose to encourage hem to be ready to become Christ’s witness. Paul did not consider him to be worthy of the crown reserved for a righteous by his accomplished works; but Paul would like to stress his loyal faith in Christ. He is the just Judge, the one who will declare Paul as righteous, and give him the reward which is the righteous crown.
This passage is a proof for those who misunderstood Paul’s doctrine. They claimed St. Paul said that people become righteous by their faith in Christ, not by any deeds. St. Paul showed his faith in God by completing his mission of preaching the Good News to Gentiles which Christ bestowed on him; and now, he is ready to pour out his blood to be a witness for the Good News he preached at Rome, the Gentile land.
1.2/ Paul could overcome all obstacles because he completely trust God: Looking at Paul’s life of preaching the Good News, we are astonished about his exceptional courage. He must confront sufferings both inside and outside, as he wrote in today report: “At my first defense no one took my part; all deserted me. May it not be charged against them!” Even though he was suffered much, he imitated Christ by not blaming them, and also by praying for them.
Paul realized that his strength to suffer and the success in proclaiming the Good News did not come from his human weakness; but by the faith he completely put in Christ. He wrote: “But the Lord stood by me and gave me strength to proclaim the message fully, that all the Gentiles might hear it. So I was rescued from the lion’s mouth. The Lord will rescue me from every evil and save me for his heavenly kingdom. To him be the glory for ever and ever. Amen.”
2/ Gospel: “The kingdom of God has come near to you.”
2.1/ The difference between the Synoptists: In the Gospel according to Luke, Jesus did not only chose the twelve apostles but also many disciples to train and to send them out to preach the Good News. In Luke, there is twice Jesus sent them out. In the first time, Jesus sent the twelve apostles which were also reported by Matthew and Luke (Lk 9:1-6; Mt 10:1, 7-16; Mk 6:7-13). The second time was only reported by Luke in today report: “The Lord appointed seventy others, and sent them on ahead of him, two by two, into every town and place where he himself was about to come.”
2.2/ The disciples are the messengers of the Good News.
(1) They must be conscious of their mission: Jesus knew the dangers which his disciples must face when he said to them: “Behold, I send you out as lambs in the midst of wolves.” Two things he warned them:
– “Carry no purse, no bag, no sandals”: These are the things which prevent or destroy the preaching of the Good News. To worry too much about material needs will prevent them to have time for preaching the Gospel.
– “and salute no one on the road”: Jesus did not teach his disciples to be impolite or segregated. He only wanted his disciples to know the urgency of the proclamation of the Good News so that they will not spend time in useless conversations along their journeys. This bad habit takes time out of their preaching or preparation (cf. 2 Kgs 4:29).
(2) To accept the Good new is a condition to have peace: Jesus commanded his disciples: “Whatever house you enter, first say, `Peace be to this house!’” This shows salvation is given free to all. According to Luke, this peace is connected with the salvation which Christ brought to all (cf. 1:79, 2:14-29, 7:50, 8:48, 12:51, 19:38). To accept the Good News is to have peace: “And if a son of peace is there, your peace shall rest upon him; but if not, it shall return to you.” The point Jesus would like to imply here is the peace inside his disciples has power to make others to feel at peace too.
2.3/ The disciples are messengers of the heavenly kingdom.
(1) Do not look for material gain: Some may ask, “If they don’t bring money and bag with them, what do they do when they need them?” Such question underestimates God’s providence. Christ considered his disciples are his workers, and “The laborer deserves his wages” (1 Tim 5:18; cf. 1 Cor 9:7-14). However, Jesus also insisted: “eating and drinking what they provide.” A preacher cannot be picky; they must be able to adapt with the local food. They also cannot live according to the Jewish Kosher law. Jesus commanded his disciples, “do not go from house to house” to looking for material gain or to have a better place to live.
(2) To make God’s kingdom quickly come: Jesus repeated the main obligation of a disciple: “Heal the sick in it and say to them, `The kingdom of God has come near to you.’” God’s kingdom came with Christ’s appearance and his disciples announce this Good New to all.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should imitate Paul and Luke to sacrifice our whole life for the proclamation of the Good News.
– We will face many difficulties in preaching of the Good News because they are values opposite with worldly values; but whoever is faithful to the end shall be saved.