Thứ Tư Tuần 28 TN1
Bài đọc: Rom 2:1-11; Lk 11:42-46.
1/ Bài đọc I: 1 Hỡi người, dù bạn là ai đi nữa mà bạn xét đoán, thì bạn cũng không thể tự bào chữa được. Vì khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình.
2 Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa cứ theo sự thật mà xét xử những ai làm những điều đó.
3 Còn bạn, hỡi người xét đoán những kẻ làm những điều đó trong khi chính mình cũng làm như vậy, bạn tưởng mình sẽ khỏi bị Thiên Chúa xét xử sao?
4 Hay là bạn coi thường lòng Chúa vô cùng nhân hậu, khoan dung, đại lượng, mà không nhận ra rằng: Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc giục bạn hối cải sao?
5 Thế nhưng bạn lòng chai dạ đá không chịu hối cải, và như vậy bạn càng làm cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng chất trên đầu bạn, trong ngày Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ và biểu lộ phán quyết công minh.
6 Ngày đó, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm;
7 những ai bền chí làm việc thiện mà tìm vinh quang, danh dự và phúc trường sinh bất tử, thì Thiên Chúa sẽ cho họ được sống đời đời;
8 còn những ai chống Thiên Chúa mà không vâng phục chân lý và chạy theo điều ác, thì Người sẽ nổi trận lôi đình, trút cơn thịnh nộ xuống đầu họ.
9 Người sẽ bắt mọi kẻ làm điều ác phải gian nan khốn khổ, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp.
10 Nhưng Người sẽ ban vinh quang, danh dự và bình an cho tất cả những ai làm điều thiện, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp,
11 vì Thiên Chúa không thiên vị ai.
2/ Phúc Âm: 42 Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ.
43 Khốn cho các người, hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng.
44 Khốn cho các người! Các người như mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay.”
45 Một người trong số các nhà thông luật lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa! “
46 Đức Giê-su nói: “Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải biết xét mình trước khi xét người.
Nhiều người có thói quen nhận xét và phê bình người khác; nhưng ít bao giờ chịu xét mình. Để có thể chừa bớt thói quen này, Giáo Hội khuyên con người năng xét mình và xưng tội thường xuyên. Khi con người năng xét mình và xưng tội, ngoài lợi ích nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa, hối nhân còn biết cảm thông với những yếu đuối và khuyết điểm của tha nhân: mọi người đều mang trong mình những yếu đuối và bất toàn; nếu mình dám xin ơn tha thứ từ Thiên Chúa, mình cũng phải tha thứ cho những người đã xúc phạm đến mình. Nhưng nếu con người không năng xét mình và xưng tội, họ cảm thấy thập toàn, và rất dễ nhìn xuống và phê bình tha nhân.
Các Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta phải rất cẩn thận trong việc xét đoán tha nhân. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô khuyên các người Do-thái phải biết xét mình và cẩn thận trong việc xét đoán các Dân Ngoại vì Thiên Chúa không thiên vị một dân tộc hay một hạng người nào. Ngài cứ theo sự thật mà xét xử những ai đã làm điều đó: Do-thái cũng như Dân Ngoại. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trách mắng các biệt-phái khi họ quá chú trọng đến việc nộp thuế thập phân thì là, rau húng; mà bỏ quên những điều quan trọng hơn như lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Khi nhóm kinh-sư trách Chúa Giêsu đã đụng chạm đến họ, Ngài trách mắng luôn việc lạm dụng Lề Luật của họ. Các kinh-sư đã đối xử bất công với tha nhân khi phiên dịch Lề Luật: chất trên vai dân chúng những gánh nặng mà họ không muốn nhúng tay vào.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình.
1.1/ Bạn tưởng mình sẽ khỏi bị Thiên Chúa xét xử sao? Trình thuật hôm nay tiếp tục trình thuật tố tội của Dân Ngoại. Thánh Phaolô có ý muốn người Do-thái cũng phải cẩn thận xét tội của mình; chứ không phải chỉ căng miệng lên án các Dân Ngoại. Ngài muốn họ phải chú ý đến 3 điểm sau:
(1) Phải biết xét chính mình: Thánh Phaolô khuyên các người Do-thái: “Hỡi người, dù bạn là ai đi nữa mà bạn xét đoán, thì bạn cũng không thể tự bào chữa được. Vì khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình.” Khi lên án người khác, đương sự tự đặt mình vào chỗ quan tòa mà kết tội người khác. Nếu đã hiểu biết mà kết tội người khác, mình đừng bao giờ vi phạm những lầm lỗi như vậy. Nếu mình vẫn ngoan cố phạm tội đó, mình sẽ không thể nào tự bào chữa được, vì đã tự kết tội và ra bản án cho mình. Ví dụ, một người Do-thái kết tội Dân-Ngoại đã không nhận ra và thờ phượng Thiên Chúa cho phải đạo là phải chết, họ cũng phải mang án chết đó nếu họ không thờ phượng Ngài cho đúng đạo làm con.
(2) Thiên Chúa xét xử công minh: Nhiều người Do-thái tự cho Thiên Chúa có hai tiêu chuẩn phán xét: một cho Dân Ngoại, và một cho người Do-thái. Thánh Phaolô tuyệt đối đả phá quan niệm này, và bênh vực sự công bằng của Thiên Chúa. Ngài nói: ”Chúng ta biết rằng Thiên Chúa cứ theo sự thật mà xét xử những ai làm những điều đó. Còn bạn, hỡi người xét đoán những kẻ làm những điều đó trong khi chính mình cũng làm như vậy, bạn tưởng mình sẽ khỏi bị Thiên Chúa xét xử sao?” Người đời có thể phán xét theo hai tiêu chuẩn; nhưng Thiên Chúa không bao giờ làm như thế; khi một người càng được hưởng đặc quyền như người Do-thái hay người tín hữu, họ càng phải biết sống tốt lành hơn.
(3) Đừng lạm dụng tình thương Thiên Chúa: Đứng trước tình thương bao la của Thiên Chúa, con người có thể có hai thái độ: hoặc cảm thấy xấu hổ và ăn năn trở lại, hoặc lạm dụng tình thương để ngày càng lấn sâu vào tội lỗi hơn, với hy vọng Thiên Chúa sẽ tha thứ hết. Đây là một trong hai tội phạm đến Thánh Thần và sẽ không được tha. Thánh Phaolô chất vấn những người có thái độ này: ”Hay là bạn coi thường lòng Chúa vô cùng nhân hậu, khoan dung, đại lượng, mà không nhận ra rằng: Thiên Chúa nhân hậu như thế là để thúc giục bạn hối cải sao? Thế nhưng bạn lòng chai dạ đá không chịu hối cải, và như vậy bạn càng làm cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng chất trên đầu bạn, trong ngày Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ và biểu lộ phán quyết công minh.”
1.2/ Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm: Có nhiều người cắt nghĩa sai thánh Phaolô khi nhấn mạnh “con người nên công chính chỉ bằng niềm tin vào Thiên Chúa, sola fides” (Rom 3:21-22). Nhưng trước khi nói điều đó, Phaolô đã tuyên bố sự cần thiết của việc phải bền chí làm việc thiện trong trình thuật hôm nay: ”Ngày đó, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm; những ai bền chí làm việc thiện mà tìm vinh quang, danh dự và phúc trường sinh bất tử, thì Thiên Chúa sẽ cho họ được sống đời đời; còn những ai chống Thiên Chúa mà không vâng phục chân lý và chạy theo điều ác, thì Người sẽ nổi trận lôi đình, trút cơn thịnh nộ xuống đầu họ. Người sẽ bắt mọi kẻ làm điều ác phải gian nan khốn khổ, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp. Nhưng Người sẽ ban vinh quang, danh dự và bình an cho tất cả những ai làm điều thiện, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp, vì Thiên Chúa không thiên vị ai.”
2/ Phúc Âm: Phải cẩn thận xét mình trước khi đoán xét tha nhân.
2.1/ Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Là người lãnh đạo tinh thần, các người Pharisees giả sử phải biết đường và làm gương sáng cho dân chúng noi theo; nhưng họ đã không được như thế. Chúa Giêsu mời gọi họ hãy ngồi xuống xét mình về 3 điều:
(1) Phân biệt cái chính yếu và cái phụ thuộc: “Hỡi các người Pharisees! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ.”
(2) Tính thích danh vọng bề ngoài: ”Hỡi các người Pharisees! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng.”
(3) Tính giả hình: ”Các người như mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay.”
2.2/ Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi: Một người trong số các nhà thông luật lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa!” Các kinh-sư là những người hiểu biết Lề Luật; nhưng thay vì dùng Lề Luật để mưu cầu ích lợi cho dân; họ lại dùng Lề Luật để mưu cầu lợi ích cho chính bản thân họ.
Đức Giêsu thẳng thắn trách họ luôn: “Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.” Ví dụ, họ ra luật để cho người khác giữ; còn họ thì có một tiêu chuẩn khác để khỏi phải giữ (luật trừ).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta đừng bao giờ xét đoán người khác, nếu họ không nằm trong quyền hạn của chúng ta. Khi phải xét đóan, chúng ta hãy có đủ bằng chứng để xét đóan cách khôn ngoan và nhân từ; vì đấu nào chúng ta đong cho tha nhân, Thiên Chúa sẽ đong lại cho chúng ta bằng đấu đó.
– Nếu muốn người khác thế nào, chúng ta cũng phải thi hành như vậy. Đừng bao giờ đặt ra hai tiêu chuẩn: một tiêu chuẩn dễ dàng cho mình, và một tiêu chuẩn khó khăn cho người khác.
WEDNESDAY OF THE 28 OT1
Reading 1: (Rom 2:1-11)
You, O man, are without excuse, every one of you who passes judgment.
For by the standard by which you judge another you condemn yourself,
since you, the judge, do the very same things.
We know that the judgment of God on those who do such things is true.
Do you suppose, then, you who judge those who engage in such things
and yet do them yourself,
that you will escape the judgment of God?
Or do you hold his priceless kindness, forbearance, and patience
in low esteem, unaware that the kindness of God
would lead you to repentance?
By your stubbornness and impenitent heart,
you are storing up wrath for yourself
for the day of wrath and revelation
of the just judgment of God,
who will repay everyone according to his works,
eternal life to those who seek glory, honor, and immortality through perseverance in good works,
but wrath and fury to those who selfishly disobey the truth and obey wickedness.
Yes, affliction and distress will come upon everyone
who does evil, Jew first and then Greek.
But there will be glory, honor, and peace for everyone
who does good, Jew first and then Greek.
There is no partiality with God.
Gospel: (Lk 11:42-46)
The Lord said: “Woe to you Pharisees!
You pay tithes of mint and of rue and of every garden herb, but you pay no attention to judgment and to love for God.
These you should have done, without overlooking the others.
Woe to you Pharisees!You love the seat of honor in synagogues and greetings in marketplaces.
Woe to you! You are like unseen graves over which people unknowingly walk.”
Then one of the scholars of the law said to him in reply,
“Teacher, by saying this you are insulting us too.”
And he said, “Woe also to you scholars of the law!
You impose on people burdens hard to carry,
but you yourselves do not lift one finger to touch them.”
________________________________________
I. THEME: Judge yourself before judging others.
Many people have a habit of judging others but seldom judge themselves. To avoid this habit, the Church advices Christians to frequently examine their conscience and to make confessions. When people frequently examine themselves, beside to receive God’s forgiveness, but also to have compassion with others’ weakness and shortcoming. They realize that all human beings are weak and prone to sins; if they have courage to ask God for His forgiveness, they also have to forgive those who sinned against them. If people don’t often examine themselves, they think they are perfect and easily to debase and to condemn others.
Today readings help us to be very careful in judging others. In the first reading, St.Paul warned the Jews that they should examine themselves and were careful in passing their judgment on the Gentiles because God has no partiality for a nation or a class. He will judge according to the truth those who do wrong things, Jews or Gentiles. In the Gospel, Jesus warned the Pharisees when they paid so much attention to tithes of mint and of rue and of every garden herb, and no attention to justice and to love for God. When the scribes said to Jesus that he was insulting them too, he scolded them also for using the Law for their own benefits. The scribes behaved unjustly to people in their interpreting of the Law. They imposed on people burdens hard to carry, but they themselves didn’t lift one finger to touch them.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “You, O man, are without excuse, every one of you who passes judgment.”
1.1/ Do you think you will escape God’s judgment? Today periscope continues Jewish condemnation of the Gentiles. St. Paul wanted the Jews to carefully examine their sins; not just to condemn the Gentile’s sins. He wanted them to pay attention to three things.
(1) Examining of themselves: St. Paul said to the Jews: “You, O man, are without excuse, every one of you who passes judgment. For by the standard by which you judge another you condemn yourself, since you, the judge, do the very same things.” When one judges other, he put himself in the place of a judge to condemn other. If he does that he knows that is a sin and should never commit such sin. But if he still commits that sin, he cannot make any excuse because he already gives a sentence for himself. For example, a Jew condemned a Gentile who did not believe and worship God to die; he must also be dead if he did not worship God and keep His commandments.
(2) God justly judges all: Many Jews think God have two standards to judge people, one for them and one for the Gentiles. St. Paul absolutely rejected this thinking and defended God’s justice. He said: “We know that the judgment of God on those who do such things is true. Do you suppose, then, you who judge those who engage in such things and yet do them yourself, that you will escape the judgment of God?” Human can judge according to two standards; but God never does such thing. When one enjoyed a privilege as a Jew or a Christian, he should live a better life than an unbeliever.
(3) Don’t misuse God’s love: Possessed God’s immense love, one can have one of two following attitudes: either he feels ashame and repents or he takes advantage of God’s love to continually be in sins, with a hope that God will forgive him all. This latter attitude is one of the two sins against the Holy Spirit and will not be forgiven. St. Paul put a question to the Jews: “Or do you hold his priceless kindness, forbearance, and patiencein low esteem, unaware that the kindness of God would lead you to repentance? By your stubbornness and impenitent heart,you are storing up wrath for yourself for the day of wrath and revelation.”
1.2/ God will judge people according to their deeds: There are many who wrongly explained what Paul said: “one becomes righteous only by his faith in God” (sola fides) (Rom 3:21-22). Before Paul said such thing, he declared the necessary of always doing good deeds in today passage: “God, who will repay everyone according to his works, eternal life to those who seek glory, honor, and immortality through perseverance in good works, but wrath and fury to those who selfishly disobey the truthand obey wickedness. Yes, affliction and distress will come upon everyonewho does evil, Jew first and then Greek. But there will be glory, honor, and peace for everyone who does good, Jew first and then Greek.There is no partiality with God.”
2/ Gospel: Judge yourself before judging others.
2.1/ You pay no attention to justice and to love for God: Be spiritual leaders the Pharisees supposed to know the way and to set good examples for people to follow; but they did not do that. Jesus invited them to examine three things:
(1) To distinguish between necessary and suplementary thing: “”Woe to you Pharisees! You pay tithes of mint and of rue and of every garden herb,but you pay no attention to judgment and to love for God. These you should have done, without overlooking the others.”
(2) To avoid vainglory: “Woe to you Pharisees!You love the seat of honor in synagogues and greetings in marketplaces.”
(3) To avoid hypocrisy: “Woe to you! You are like unseen graves over which people unknowingly walk.”
2.2/ You imposed on people burdens hard to carry: One of the scholars of the law said to him in reply, “Teacher, by saying this you are insulting us too.” And he said, “Woe also to you scholars of the law! You impose on people burdens hard to carry, but you yourselves do not lift one finger to touch them.”
The scribes are those who knows the Law. They should find opportunities to teach people to understand and to keep the Law; instead, they use the Law for their material gains. They are also ones who make laws for others to keep; but they themselves belong to exception laws and don’t have to keep common laws.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should not judge those who are not belong to our right. Even when we have to judge those belong to ours, we should have necessary proofs and judge them with justice tempered with mercy; because by the measure we judge people, God will judge us the same measure.
– If we demand others to do good deeds, we should also do the same. We should never have two standards, one for ourselves and one for others.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP