Thưa quý vị, thưa các bạn Thánh Vịnh 97 hôm nay mở đầu rất hay:” Chúa làm bao việc lạ lùng, xướng bài ca mới chúc mừng Hóa Công”. Vâng, thật là chí lý phải không quý vị, tâm tình tri ân là vốn” căn bản” cho cách đối nhân , xử thế, cách làm người. Nếu một người có văn hóa, thì người đó luôn mở trên môi miệng hai tiếng “ cám ơn”, dù đôi khi hơi “ dư thừa”, nhưng hai tiếng” cám ơn” làm cho chính người thọ ơn được tăng thêm chút “ giá trị”, người làm ơn cũng cảm thấy “ mát lòng”. Dù là tiếng “xã giao”, nhưng nó mang lại một lợi ích “vô giá” cho người thọ ơn.
Vâng, đó là cách nhân văn, nhân bản “tối thiểu” của con người văn minh. Trở về bản văn Tin Mừng hôm nay (Lc 17, 11-19) chúng ta thấy còn “ nguyên” tính thời sự của nó, bởi vì giá trị của “ tâm tình tri ân” là giá trị bất biến. Nếu một xã hội đương thời luôn vô ơn với cố nhân, thì thử hỏi, thế hệ hậu sinh làm sao biết tri ân các bậc đi trước.
Nếu nói đến hai tiếng “ tri ân” con người nhân thế không thể tri ân hết các bậc tiền bối. Vâng, lòng tri ân vẫn phải có , đó là điều cần thiết và ” bắt buộc”. Nếu xã hội không đề cao hai tiếng “ cám ơn”, thì xã hội ấy dường như mất đi ½ công sức giáo dục hóa Quốc Dân.
Vâng, thưa quý vị, nếu đọc đoạn Lời Chúa hôm nay, chúng ta không suy niệm sâu xa, chúng ta có thể hiểu nhầm , Thiên Chúa “ cần “ hai tiếng cám ơn của chúng ta sao?! Không phải vậy, vì kinh nguyện sách lễ có ghi :” Lạy Chúa, Chúa không cần chúng con phải ca tụng Chúa, vì sự ca tụng của chúng con không thêm gì cho Chúa, nhưng để gia tăng ơn ích thiêng liêng cho chúng con (mưu ích cho phần rỗi chúng con)…”
Chúng ta thấy Tin Mừng thuật lại rằng : “ Chúa Giêsu đang trên đường lên Giêrusalem…” . Có nghĩa là trên hành trình Người lên đường đi chịu nạn… Người đi qua biên giới giữa hai miền Samaria và Galile. Thì gặp mười người phung cùi, họ thấy Người liền kêu lớn tiếng :” Lạy Thầy, Giêsu xin dủ lòng thương xót chúng tôi !” ( c 13). Vâng, một sự hội ngộ tình cờ, là một sự đầy may mắn cho họ, họ kêu Danh Người hoàn toàn chính xác, vì thế, Người không từ chối họ. Vâng, nhưng việc, hay cách Người chữa bệnh cho họ khỏi bệnh phong cùi thì không ghi lại, Người chỉ bảo họ :” Hãy đi trình diện với các thầy tư tế” , vâng, điều nầy theo luật Môisen, và các thây tư tế sẽ hướng dẫn họ thực hiện nghi thức thanh tẩy sau khi được khỏi bệnh, đồng thời là sự chứng nhận của giáo quyền. Vì bệnh phong hủi là một thứ bệnh bị cách ly, bị đối xử rất tàn nhẫn, vì sợ bị lây cho cộng đồng, hơn nữa người Dothai rất kỳ thị căn bệnh nầy, như vậy, chúng ta thấy lòng nhân từ của Chúa Giêsu thật lớn lao. Như vậy, Chúa Giêsu chữa cho họ khỏi bệnh bằng cách nào? Vì Tin Mừng chỉ ghi :” Đang khi đi thì họ được sạch”. Thưa, chính là câu :” Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng tôi”. Vâng, chỉ câu ấy thôi, nhưng với bằng một niềm tin, thì họ được lành bệnh.
Vâng, nhưng vấn đề chính hôm nay là gì? Thưa, đó chính là :” Hết rên , quên Thầy”, “qua cầu, rút ván”, vâng, thái độ cúa một người trong chín người cho chúng ta nhiều suy tư.
Cũng có thể cho rằng, người khỏi bệnh trong số mười người kia là người Samaria, có nghĩa là người ngoại giáo, người ngoại giáo tại sao lại biết thể hiện lòng “ biết ơn” với Người đã “CỨU “mình là Thầy Giêsu. “ Khi nhận thấy mình được lành bệnh, thì chỉ có một người trong bọn họ trở lại lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giêsu, mà tạ ơn. Anh ta lại là người Samaria” ( c 15 -16).
Theo đó, cũng có thể gải thuyết rằng : chín người kia là người Galile, vì Galile là miền mà Chúa Giêsu truyền giảng rất nhiều, họ biết Người làm được nhiều phép lạ, họ tin người, nhưng họ lại “ vô ơn”. Như vậy, lòng tin đôi khi không đi đôi với lòng tri ân. Như vậy, chín người vô ơn kia lại là “người có lòng tin”, như vậy họ không phải dân ngoại, họ là người Galile, là dân Israel, dân của Thiên Chúa, nhưng họ lại vô ơn với Chúa Giêsu, như vậy, họ là người “ăn cháo, đá bát”.
Cũng có thể giả thuyết, họ “ sợ” giáo quyền Dothai răn đe, lại không có lòng can đảm, vì thế họ rút lui cho “êm chuyện”, chỉ có người ngoại giáo Samaria mới có lòng can đảm và biết ơn, anh ta chỉ biết thể hiện lòng tin vào Người đã cứu mình và thể hiện lòng tin cùng với sự biết ơn.
Theo đó, Chúa Giêsu khen anh ta Và chúc phúc cho anh ta:” Đứng dậy về đi, lòng tin của anh đã cứu chữa anh” ( c 19). Như vậy, lòng tin và sự tri ân là những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho con người.
Chúng ta biết Đức tin là sự mặc khải của Thiên Chúa, chứ không phải công lênh của chúng ta, vì thế chúng ta phải biết” tri ân “ Thiên Chúa mọi giây, mọi lúc, nếu không chúng ta sẽ bị “ cùi tâm linh”. Như trong Trang Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy mười người phong hủi được sạch bệnh thân xác, nhưng chỉ có một người sạch hoàn toàn về thể xác lẫn tâm linh, còn chín người kia tuy sạch , khỏi bệnh thể lý, nhưng, tâm linh họ vẫn bị “ cùi”, theo đó, vì rõ ràng, Chúa Giêsu đến trần gian không phải để chữa bệnh “cùi thể lý”, mà là chính bệnh “ cùi tâm linh”.
Như vậy, bệnh cùi thể lý, cho chúng ta một hình ảnh, một cảnh tưởng khổ đau về tâm linh, nếu chúng ta bị “ cùi tâm linh”. Cùi tâm linh là thái độ vô ơn đối với Thiên Chúa, dù chúng ta có lòng tin. Nên nhớ rằng: Lòng tin cần cho chúng ta, nhưng lòng tri ân cần dâng lên cho Thiên Chúa, nhưng thật cần thiết cho chúng ta. Chúng ta cần thể hiện lòng tin qua lòng tri ân đối với Thiên Chúa. Lòng tri ân Thiên Chúa thật cần thiết ,nếu chúng ta đón nhận lòng tin, mà không có lòng tri ân Thiên Chúa, chẳng khác nào , chúng ta không thể đón nhận ơn mặc khải trọn vẹn , đó là “ lòng tin”, vì nguyên tắc của “Đức Tin “ là “ Đón nhận và đáp trả” . Vâng, sự đáp trả của chúng ta chính là ”lòng tri ân “ Thiên Chúa . Vì thế, chúng ta thường nghe nói, “Cuộc đời là một Thánh Lễ tạ ơn”, mỗi Thánh Lễ đều là sự tạ ơn Thiên Chúa, vì trong đó chính là cuộc đời Chúa Cứu Thế và của mỗi người chúng ta vì sự hy sinh của Người trên Thánh giá và hy lễ hy sinh của chúng ta qua sự khổ đau mỗi ngày là Thánh giá của mỗi chúng ta vậy.
Lạy Chúa Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng con ./. Amen
P.Trần Đình Phan Tiến