Tĩnh tâm giáo triều, bài 4: Chống lại sự ù lì, yêu thương như Chúa Giêsu

dgh123Sự ù lì biếng nhác đối ngược với sự khao khát, trái ngược với ước muốn sự sống. Sáng thứ ba, 20/02, cha Josè Tolentino de Mendonça, giảng thuyết tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha Phanxicô và giáo triều Roma, đã bắt đầu bài suy niệm thứ 4 về chủ đề: sự lười biếng làm mất đi hương vị của cuộc sống; đôi lần nó là tấn công chúng ta và làm chúng ta bị suy yếu, nó ngược lại với lòng khát khao.
Khi chúng ta ngừng khát, lúc đó chúng ta bắt đầu chết. Khi chúng ta thôi mong muốn, thôi tìm thấy hương vị trong các buổi gặp gỡ, trong các cuộc đối thoại, trao đổi, trong việc đi ra khỏi chính mình, trong các dự án, trong công việc, trong sự cầu nguyện của mình. Khi sự tò mò của chúng ta đối với người khác và sự cởi mở của chúng ta đối với những điều chưa được công bố giảm đi, và mọi thứ đối với chúng ta giống như một sức nóng mà chúng ta đã thấy, và chúng ta cảm nhận nó như một gánh nặng vô ích, vô lý và phi lý nghiền nát chúng ta. Khi đó, theo triết gia Kierkegaard, cuộc sống mà tôi sống giống như là của một người khác, còn Evagrio Pontico nói đến “quỷ lười”.
Người ta không chữa các tình trạng tuyệt vọng chỉ với thuốc thang
Thời hiện đại ngừoi ta “y học hóa sự lười biếng khi chữa trị nó như một chứng bệnh phải được điều trị từ chiều kích tâm lý”. Cha thuyết giảng cảnh báo: “Ngay cả trong một bức tranh lâm sàng, rõ ràng là trạng thái suy nhược hoặc trầm cảm không thể chỉ chữa khỏi bằng “thuốc men” mà phải “bao gồm toàn thể con người trong việc chữa trị.” “Có rất nhiều đau khổ ẩn chứa mà chúng ta phải khám phá nguồn gốc của nó; các đau khổ bắt nguồn từ mầu nhiệm của sự cô độc của con người.” Và vì vậy chúng vẫn là một chủ đề của hành trình thiêng liêng.
Sự suy kiệt cảm tính
Còn có một vấn đề nữa “trải dài hơn”: đó là sự thiêu cháy, nghĩa đen là “tự thiêu hủy”, một sự cạn kiệt cảm xúc, mà một linh mục cũng có thể bị ảnh hưởng. Nói chung, khi chúng ta cảm thấy bị bỏ rơi, chỉ còn lại một “sự trống rỗng tràn đầy “đau đớn hoặc với sự xoa dịu giả tạo như thế gian trần tục, rượu, các mạng xã hội, chủ nghĩa tiêu thụ hoặc quá hiếu động. Có những người mang vết thương của tang tóc hoặc phá sản, những người bị bỏ rơi hoặc bị lạm dụng khi còn là trẻ em, những người nghèo đói kinh tế, người đau khổ vì chiến tranh.
Giôna, Giacóp và người thanh niên giàu có
Có hai con nhân vật có thể giúp hiểu về năng động này. Trong câu chuyện của Giôna, chúng ta thấy mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa giống như cuộc đối thoại giữa những người điếc mà trong cuộc đối thoại đó người ta không nghe vì chúng ta “không thích những gì là ý Chúa”, theo luận lý lòng thương xót của Người. Ngược lại, Giacóp chiến đấu với Chúa cho đến khi bình minh: trong ông có ước muốn sự sống, trong khi Giôna lại thất thường, va chạm với ước muốn sự sống của Thiên Chúa, Đấng muốn đưa tất cả vào một mối quan hệ hiện hữu mới. Sự buồn sầu gắn buộc với sự lười biếng nhắc đến chàng trai trẻ, người đã giữ các điều luật nhưng trong giờ quyết định thì lại chọn gia sản của mình thay vì một hành trình mở ra để sống trong sự tín thác. Cha José nói: “Không phải là điều hiếm hoi khi nỗi buồn của chúng ta xuất phát từ sự bất lực này.”
Câu hỏi của lòng ao ước
Do đó cần kiểm tra sự thiếu sức sống của ao ước: không phải lý do luôn là sự hoạt động quá mức cho bằng là không có động lực thích hợp
Yêu thương như Chúa Giêsu
Câu trả lời cho tất cả điều này là Chúa Giêsu. Mối quan hệ với Người nhất thiết phải trải qua sự chia sẻ với Người trong cuộc Thương khó: “trái tim của chúng ta trưởng thành trong khả năng đó để đạt đến mức đau khổ vì điều này và cho những người yêu mình theo cách riêng của họ.” Trong lời của tân nương trong sách Khải huyền “hãy đến”, bộc lộ nhu cầu sâu thẳm mà Giáo Hội trải nghiệm khi Chúa Thánh Thần đến, như Simone Weil đã nhấn mạnh. (Vatican News 20/02/2018)
Hồng Thủy
vi.radiovaticana.va