TÂM TƯ MẶC NIỆM, DƯ TRÀN ÂN PHÚC

Thưa quý vị và các bạn, Ngày thứ Bảy Tuần Thánh là ngày Chúa GIÊ-SU –KI-TÔ, Đấng Cứu Thế yên nghĩ, vì Người chịu Tử Nạn chiều Thứ Sáu Tuần Thánh.

Vì thế, sự mặc niệm Đấng Cứu Thế GIÊ-SU – KI-TÔ vào Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh là ngày lặng lẽ , chiêm niệm, đau buồn, suy tư về “CÁI CHẾT” của Đấng vô tội, chết thay cho kẻ tội lỗi, là chúng ta.

Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, có thể nói là ngày đại tang của người Công giáo, trước đây, người ta tổ chức tại các giáo xứ rầm rộ, kèn trống, cờ xí, khăn tang, kèn tây, ta, có đủ. Người ta tổ chức như một đám ma thực thu như của một người. Mở máy hát ca đưa đám, ồn ào, rầm rộ, , kéo sang ngày Tứ Bảy Tuần Thánh bốc bỏng, nổ, khóc lóc kể lễ, ngắm 15 Sự Thương Khó các ê, a rầu rĩ. Vì, sau khi Chúa Giê-su chịu chết vào 03 giờ chiều Thứ Sáu, nhưng thực ra chiều thứ Sáu Tuần Thánh lúc 03 (15 giờ) giờ chiều là nghi thức chóp đỉnh của Hội Thánh suy tôn Thánh Gía Chúa Giê-su, có nơi tổ chức trễ hơn 02 giờ, là 17 giờ, thì sau đó lúc 19 giờ, người ta tổ chức táng xác Chúa.

Theo đó, nghi thức táng xác Chúa, cũng có từ truyền thống do phát xuất từ tâm tình đạo đức bình dân của các giáo phận miền Bắc. Một thời gian dài, sau năm 1975, đến khi Toàn Thánh có Đức Đại Diện không thường trú đến Việt Nam. Các nghi thức phụng tự dần được chỉnh đốn lại cho phù hợp. Ngay cả việc trang hoàng bàn thờ, gian cung Thánh, bục đọc sách, tòa giảng, nghi thức đầu lễ, để cụ thể hóa bàn thờ dâng lễ là chính Chúa Giê-su mà thôi.

Thực sự, Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh là Ngày mà thinh lặng, chiêm niệm, suy tư, cầu nguyện cách mật thiết với Chúa GIÊ-SU, hiệp thông với Hội Thánh. Để xin dâng lên Chúa Cha Hy Tế tạ ơn của Chúa Giê-su là cái chết của Người.

Cái chết, sự chết là một sự đau buồn khôn tả của loại người. Nhưng, sự chết là sự phân cách , giới định giữa sự lành và sự dữ, giữa siêu nhiên và trần thế, giữa Thiên Chúa và nhân loại. Nói như vậy, không phải người chết là kẻ dữ hết đâu, vì thánh cũng phải chết mà.

Vâng, trên hết sự thánh thiện của thế nhân, phàm nhân, thì có một CÁI CHẾT Thánh Thiên, đừng trên cả sự chết , đó là Cái Chết của Đức GIÊ-SU- KI-TÔ, Đấng Cứu Thế, cái chết ấy đứng trên mọi cái chết để cứu mọi kẻ TIN khỏi chết đời đời. Vâng, đó CÁI CHẾT đứng trên mọi sự chết của thế nhân.

Vâng, thưa quý vị, và các bạn, sự chết đối với người tín hữu Công giáo là người có niềm tin vào Đức GIÊ-SU – KI-TÔ, thì sự chết là một sự chuyển tiếp, như từ bụng mẹ sinh ra đời để sống trong thế gian, rồi, sau đó, chuyển tiếp giai đoạn bước vào cõi vĩnh hằng, nhưng có hai đường, phụ thuộc vào giai đoạn sinh sống bởi thân xác hữu hình.

Ngày 27/07/2024 vừa qua, lúc 03 giờ 30 sáng thứ bảy, ngày dành cho Đức Mẹ, một cây đại thụ của Đức Tin Công giáo Việt Nam, một nhà văn, nhà thơ, tác giả cả nhiều đầu sách Công giáo, một cây bút gắn bó suốt mấy chục năm cho tờ báo Công giáo và Dân Tộc, một vị mục tử, vị chủ chăn của nguyên Giáo Phận Long Xuyên – An Giang – Kiên Giang, một vị Giám Mục khiêm nhường – khó nghèo, tận tụy, tài – đức vẹn toàn, đã cống hiến cho đời, thánh hiến cho Thiên Chúa và Giáo Hội cho đến hơi thở cuối cùng, đến gần tròn 100 tuổi. Đó là Đức Cố Giám Mục GIOAN BAOTIXITA BÙI TUẦN – thuộc Giáo Phận Long Xuyên, nguyên Giám Mục Chính Tòa Long Xuyên.

Đúng ra, đoan chia sẻ nầy, phải được viết ra ngày hôm qua, thứ Hai, ngày 29/07/2024, nhưng, có sự sắp xếp siêu nhiên nào đó, nên chưa thực hiện kịp, vì ý Đức cha cố muốn để hôm nay, thứ Ba, ngày 30/07/2024, sau Thánh Lễ an táng ngài hoàn tất cũng không muộn. Vì, quả thật sau ngày thứ Hai, ngày 29/07/2024, co 04 Thánh lễ được chia ra cứ 02 tiếng đồng hồ có một Thánh Lễ cầu nguyện cho ngài, trải đều cho 09 giáo hạt trong Giáo Phận Long Xuyên gồm hai Tỉnh là An Giang, và Kiên Giang.

Để hôm nay, thứ Ba, ngày 30/07/2024, nhiều người và nhiều nơi trong và ngoài Nước là tín hữu và ngoài tín hữu Công giáo, mọi tập trung đều hướng về ngày an táng của ngài.

Một Thánh Lễ an táng nguyên Đức cố Giám Mục chính tòa giáo phận Long Xuyên là ĐỨC CỐ GIÁM MỤC BAOTIXITA BÙI TUẦN Nguyên Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Long Xuyên như một Đại Tang, mà hơn nữa như một Đại Lễ.

Vâng, đối với Giáo Phận Long Xuyên là một ĐẠI TANG, nhưng thật sự là một ĐẠI LỄ đối với tất cả những ai yêu mến ngài. Vì, sao như vậy?

Thưa, vì, Một Đại Tang không kèn không trống, không vòng hoa kính viếng, chỉ một vòng từ gia quyến, hay của Tòa Giám mục mà thôi. Nhưng, Đại Tang ấy, có Phó Thủ Tướng Trần Quang Lưu, đại diện Nhà Nước, Chính Phủ Việt Nam đến viếng tang, ngày Chúa Nhật 28/07/2024.

Lúc 09giờ 30 phút sáng thứ Ba ngày 30/07/2024, một Thánh Lễ An Táng để cầu nguyện cho Đức cha cố Gioan Baotixita BÙI TUẦN có 15 vị Giám mục, trong đó có 02 vị Tổng giám mục,02 vị Giám Mục Giáo Phận nhà, và khoảng hơn 300 linh mục đồng tế, chưa kể nam nữ tu sĩ.

Tật cả những công trình, sự đóng góp của ngài cho Giáo Hội và Phụng Sự Thiên Chúa cách khôn ngoan và trung tín của ngài, quý vị đã được nghe và được đọc, cũng như tiểu sử của ngài đã được công bố, thông báo, cáo phó rõ ràng.

Riêng có vài điểm đáng lưu ý, nhưng còn chưa nói hết. Con xin bổ sung sơ lược them

Thứ nhất: Năm sinh của ngài chính thức là năm 1925, chứ không phải 1927 như theo giấy tờ.Vì vậy, đều ước nguyện của mọi người trong đó có con là mong ước ngài sống đủ tròn 100 tuổi, như vị tiền nhiệm tiên khởi của ngài và Giáo Phận Long Xuyên, ngài là vị Giám Mục đệ nhị.

Như vậy, theo đó, năm 2024 là ngài được tròn 100 tuổi theo tuổi Âm lịch, nhưng Đương lịch thì 99 tuổi, có nghĩa là Đức cha cố cũng mãn nguyện là U100 rồi.

Vậy, tất cả những ai ước mong cho ngài thọ 100 tuổi như vị tiền nhiệm đáng kinh là Đức cha cố MIcae NGUYỄN KHẮC NGỮ, thì cũng yên lòng nhé.

Nhưng, dù, dư tràn ân phúc như ngài, cũng có nhiều điều chưa tròn trịa. Vì, ân phúc là do bởi Thiên Chúa, là Chủ Thể, loài người là thụ tạo, kẻ đón nhận ân phúc, còn Thiên Chúa là Đấng trao ban ân phúc. Nên chi, không thể théo y thế nhân, mà phải theo Ý Đấng Tạo Thành.

Thứ hai: Ngài đại thượng thọ cao niên, và có nhiều cái nhất.

a/ Tuổi tác: Cao niên đại thượng thọ 100 tuổi. Nếu căn cứ theo giấy tờ thì năm 1927 thì ngài cũng 97 tuổi. Nhưng, thực ra 1925, rút 02 tuổi để được vào chủng viện, vì lúc bấy giờ tuổi tối đa vào chủng viện là 13, từ 07 tuổi đến 13 tuổi là tuổi ấn định vào chủng viện, lúc ấy rất nghiêm khắc không chuẩn, chước được, nhưng trên hết ý Chúa nhiệm mầu. Các cha thương tìm cách rút tuổi. Suy ngẫm, đấy là một mầu nhiệm đầu đời sứ vụ của ngài.

b/ Học thức: Trên Tiến sĩ, hai học vị Tiến sĩ. (đứng trên giới học thức Công giáo tại Việt Nam)

c/ Ngôn ngữ: Ngài được biết 07 thứ tiếng: Việt, La-tinh, Ý, Anh, Pháp, Hoa, Đức.

d/ Du học: Hồng kông, Ý , Thụy Sĩ, Đức.

e/ Học trò nhiều: Vì, được tấn phong Giám Mục gần 50 năm, lại ở một Giáo Phận duy nhất, nên ngài có nhiều học trò xuất sắc có 04 vị giám mục, một vị qua đời, trong đó có một vị Tổng giám mục, rồi Đức Giám mục chính tòa đương nhiệm là Đức cha Giuse TRẦN VĂN TOẢN, một nghĩa tử và là học trò xuất sắc của ngài. Đức cha Giuse TRẦN XUÂN TIẾU, người vừa mừng 25 năm Giám Mục và 80 năm sinh nhật, cũng là lớp học trò của ngài.

Lớp học trò của Đức cha cố Gioan Baotixita BÙI TUẦN cũng đã 80 ngoài, 70 ngoài, và sau cùng cũng 60 ngoài. Vâng, đó là di sản tinh thần của Đức cha để lại cho giáo Hội, cho xã hội và cho thế hệ thừa hưởng Đức Tin mai sau.

Cho dù, ngài chưa được tròn 70 năm linh mục, 50 năm giám mục, Nhưng, năm 50 tuổi ngài được tấn phong giám mục, (giấy tờ là 48). Khoảng 06 tháng nữa thôi các sự kiện nầy được viên mãn.

Một vị Giám mục sống khiêm nhường và nghèo khó. Nghèo khó không phải ngài sống thiếu ăn, thiếu mặc, mà là sống giản dị, tối thiểu, để có khoản dư nào chó người cần đến, đó là iình thần nghèo khó vì Nước Trời, trong Mối Phúc thứ Nhất của Hiến Chương Nước Trời.

Sau khi được truyền chức linh mục tại Hongkong, du học Ý, Thụy Sĩ, và Đức.

Về Nước, nhận trách nhiệm Giám Đốc chủng viện Á Thánh Phụng Châu Đốc, sau đó là Chủng Viện Thánh Tôma Long Xuyên. Linh hướng nhiều nơi, dòng tu và chủng viện…

Gần 20 năm linh mục, rồi được tấn phong Giám Mục.

Nhận nhiệm vụ Giám Mục phó 22 năm.

Giám mục chính có 06 năm.

Giám Mục hồi hưu 21 năm. Viết sách , văn thơ.

Ngài gắn bó với Giáo phận Long Xuyên trọn đời sứ vụ.

21 năm sống đời ẩn dật viết lách đến hơi thể cuối cùng, ngài vẫn tỉnh táo đến lúc ra đi.

Sống nơi một căn phòng xây cấp 04, mái tole thôi, vừa vặn, nếu không muốn nói là hơi chật hẹp, bên cạnh ngôi nhà nguyện của Tòa Giám mục Long Xuyên, số 01 Bùi Văn Danh Thành phố Long Xuyên – An Giang. Gần quảng Trường, nhà lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Nhưng, bây giờ địa chỉ của ngài ở trên cao. Không còn nơi địa chỉ cũ nữa.

Ngôi nhà nguyện mà ngài được tấn phong Giám Mục ngay ngày 30/04/1975, ngày mà biết bao trăn trở, và hành trình Mục Tử sau đó… Ngày ngài tạ thế là ngày kỷ niệm Thương bính, liệt sĩ của chế độ hiện hành 27/07/2024. Tất cả là Chúa chọn, Chúa cho và Chúa gìn giữ.

Thứ Ba: Ngài đã, đang lưu giữ một kỷ vật thánh, đó là chiếc áo lễ của vị Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxico Xavie NGUYỄN VĂN THUẬN, nếu ĐHY được phong thánh, thì kỷ vật nầy là kỷ vật thánh.

Như vậy, Đức Cố Giám Mục Gioan Baotixita BÙI TUẦN có rất nhiều kỷ nệm về Đức Hồng Y P. X NGUYỄN VĂN THUẬN, ngài cho con biết, sau khi Đức H.Y được tự do, thì thời gian bị quản thúc, ngài cũng chịu nhiều đau khổ bởi người đồng tu của ngài. (con nói điều nầy để cho nhiều vị biết con không phải là nghĩa tử giả mạo của Đức cha).

Trong ba ngày đại tang, con hằng theo dõi và cầu nguyện cho Đức cha cố. Có một vị Giám mục chăm sóc , tận tụy, chu đáo trên từng cây số cho Đức cha cố, đó là Đức giám mục đương nhiệm chính tòa Giáo Phận Long Xuyên, Đức cha Giuse TRẦN VĂN TOẢN, ngài vừa chịu tang thân mẫu, nay lại chịu tang nghĩa phụ, ân sư. Ngài tận tụy từng chi tiết nhỏ, theo sát bên cạnh đức cha cố. Xin cầu nguyện cho Đức cha Giuse TRẦN VĂN TOẢN.

Cùng đó, có một chi tiết, không phải vị Giám mục nào qua đời cũng có được, đó là hai giám mục học trò cũng cao niên, ở hai bên linh cửu của Đức cha cố trong Thánh Lễ an táng. (thường là 04 đại chủng sinh là được).

Tam nhật Tang của Đức cha cố Gioan Baotixita BÙI TUẦN đúng 03 ngày, 03 đêm, trong yên lặng, trong cầu nguyện, trong thương nhớ, trong tưởng niệm, nhưng không ồn ào, kèn trống inh ỏi, cờ xí rợp trời, vòng hoa lãng phí, mà là trong thinh lặng như Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh vậy.

Một chi tiết nữa mà con suýt quên, đó là Đức cha cố rất yêu mến Tràng Chuỗi Mân Côi, ngài yêu mến Mẹ Chúa Giê-su, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hội Thánh và Mẹ nhân loại, Mẹ các linh mục. Vì vậy, ngày, giờ ngài ra đi theo Mẹ lên Trời, như ngài có một bài chia sẻ về Lễ Đức Mẹ Hồn xác lên Trời, nhân áp Lễ Trọng Thể Đức Mẹ Hồn, Xác Lên Trời. Ngài ra đi ngày thứ bảy, ngày riêng kính Đức Mẹ và là ngày Tưởng Niệm Chúa Giê-su chịu Tử Nạn.

Theo ý Đức cha cố G.B thì chúng ta muốn lên Trời theo Đức Mẹ, thì chúng ta phải thực thi sứ mạng “CHỨNG NHÂN” cho Đức Ki-tô cách trọn vẹn.

Vâng, THAO THỨC có nghĩa là trăn trở, băn khoăn, lo âu. Ngài là tác giả của 05 tập sách “Thao Thức”, về Giáo Hội tương lai.

Một đại tang, một đại lễ, một rừng khăn tang trắng trên đầu của đoàn tang, con xin một chiếc khăn tang lòng để chịu tang cho ngài, cầu nguyện cho ngài như ngài vẫn hằng cầu nguyện cho con, cho mọi người. Riêng con không nghĩ là ngài đã chết, mà là ngài được chuyển tiếp sự sống vĩnh hằng trên Nước Trời. Vì, ngài luôn cầu nguyện cho những ai có liên hệ với ngài, dù người ấy có quên ngài đi nữa, đó là bản chất của Đức cha cố G.B .

Vâng, con xin lỗi ngài vì con tin ngài vẫn sống và chuyển cầu cho con. R-I-P.

Kính viếng, và xin cầu nguyện cho Đức cha nghĩa phụ ân sư của con, nhưng, con không tiễn biệt ngài vì ngài vẫn sống trong Đức GIÊ-SU – KI-TÔ./. Amen

Dù, ai có cười nhạo, con vẫn tin Đức cha cố đang sống và xin Đức cha chuyển cầu cho con.

Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ, xin cho Linh Hồn Đức cố Giám Mục GIOAN BAOTIXITA BÙI TUẦN được lên chốn nghĩ ngơi, hằng xem thấy Mặt Đức Chúa Trời sáng láng vui vẻ vô cùng./. Amen

Ngày 30/07/2024

P. A Trần Đình Phan Tiến (Bước theo)