Thưa quý vị và các bạn, từ ngôn sứ Isaia đến thời Đức Giê-su – Ki-tô là 700 trăm năm , từ khi Thiên Chúa giải thoát dân Israel vượt qua biển đỏ ráo chân, nhận chìm quân Ai-cập cũng khoảng 700 năm.
Như vậy , hành trình Mùa Chay Cựu Ứớc nhắc nhớ dân Dothai được giải thoát, được cứu thoát khỏi sự nô lệ của vua Ai-cập là Pharaol. Sự tôi đòi, nô lệ là một sự đau khổ khốn cùng, một thời gian dài 40 năm trên sa mạc, không có sự đau khổ nào bằng sự nô lệ ngoại bang, vừa tủi nhục, vừa đói khổ.
Hình ảnh nô lệ là hình bóng “tội lỗi” của loài người, bị mất đi quyền tự do của con cái Thiên Chúa, chịu sự khống chế của satan. Lời Hứa ban ơn Cứu Độ tức Ơn Giải Thoát đến cho con người là một ân sủng lớn lao của Thiên Chúa. Hình bóng Cựu Ứơc của dân Dothai bị nô lệ nói lên sự nô tội lỗi của con người mà Thiên Chúa giải thoát.
Khởi đi từ Bài Đọc I hôm nay (Is 43 , 16 -21) cho chúng ta biết sẽ có một Đấng Cứu Thế xuất hiện để giải thoát dân của Thiên Chúa đó là Đức Giê-su- Ki-tô. Nhưng, khi Người đến, Người là Đấng mở đường cho chúng ta không phải bằng khí giới mà bằng TÌNH THƯƠNG, sự mở đường bằng tình thương và sự tha thứ theo một “CÁCH THỨC MỚI” , VÌ:
“Thú đồng sẽ ngợi khen ta,
con rồng rắn hổ , chim đà suy tôn :
vì cho nước chảy trên rừng,
cả nơi sa mạc, rạch sông dẫy đầy,
hầu đem nước uống cho dân:
Dân riêng ta chọn, ngợi khen chúc mừng.” ( Is 43 , 20 -21)
Hai câu thơ trên tiên báo ƠN CỨU ĐỘ, tức ƠN CỨU THOÁT, mang một cảnh thái bình, no nầy, hoan lạc của sự tự do, vâng đó là Thiên Đàng. Vì cảnh ấy trường tồn , vĩnh cửu chứ không phải trong chốc lát, hữu hạn, mà là một sự thái bình vô biên, trường cửu.
Vâng, hình ảnh ấy là hình bóng ơn cứu độ viên mãn. Mạch nước trường sinh ấy chính là Đức Giê-su – Ki-tô. Ơn Cứu Độ là một mạch nước trường sinh, nước là sự sống viên mãn và vĩnh cửu.
Vì, nước không bao bao giờ khô cạn bởi tính chất tuần hoàn của nước. Thiên Chúa sẽ ban Đấng Cứu Độ, Đấng ấy mở đường trên sông, trên rừng, khơi nguồn nước chảy trong sa mạc.
Nước nghĩa đen và Nước nghĩa bóng , đó là Vương Quốc yêu thương. Nước Cha trị đến.
Bài Đọc II , (Pl 3, 8 -14), thánh Phaolo cho chúng ta biết không phải chúng ta nên công chính là do công trạng của chúng ta, mà là do ân sủng Chúa ban qua lòng tin vào Đức Giê-su- Ki-tô. Được biết Đức Ki-tô trong cái chết và sự phục sinh của Người, trở nên đồng hình, đồng dạng với Người mới là vấn đề quan trọng.
Tin Mừng Chúa Nhật V Mùa Chay hôm nay ( Ga , 8, 1 -11) cho chúng ta biết một “tiết lộ” về “cách phán xét” của Chúa Giê-su là sự THA THỨ của Thiên Chúa. Tiết lộ là mặc khải một mầu nhiệm về Thiên Chúa.Nếu Thiên Chúa không tự mặc khải chính mình, không ai biết được Thiên Chúa.
Nội dung, tính chất câu chuyện Tin Mừng hôm nay là người Dothai gài bẫy Chúa Giê-su, xem Người phá bỏ lề luật Cựu Ứơc hoặc Người lên án kẻ tội lỗi cách bất công. Họ gài bẫy Người để có cớ bắt và giết Người. Chúng ta thấy dã tâm của họ, người Dothai, cụ thê là do các kinh sư, biệt phái và luật sĩ. Những người cho là am hiểu Thánh Kinh, Lời Chúa, đa số họ là tư tế là linh mục của Cựu Ứơc. Khác với linh mục của Tân Ứơc là dâng hy tế là dâng chính cuộc đổ Máu của Chúa Giê-su. Linh mục của Cựu Ứớc thì làm đổ Máu Đấng Cứu Thế, như thế mới có Ơn Cứu Độ.
Chúa Giê-su không đến trần gian với một uy quyền Toàn Năng, như thế Ơn Cứu Độ không xảy ra, mà là với một sự “GÁNH TỘI TRẦN GIAN”. Người gánh lấy sự bất công của người Dothai, của linh mục Cựu Ứơc, Người gánh lấy tội lỗi của những người xét xử hôm nay, gánh lấy tội lỗi của người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Ngoại tình là tội rồi, nhưng Chúa Giê-su xử theo luật của tha thứ, vì sự bất công của phiên xử ấy, không nhân chứng, vật chứng, người đồng phạm.
Như vậy, sao gọi là ”quả tang”, vậy còn người đồng phạm kia đâu? Chỉ có một người đàn bà thì không thể quả tang ngoại tình bị bắt được. Chúa Giê-su biết rõ câu chuyện nầy, là gài bẫy Người. Nếu Người nói theo Luật Moisen thì trái với Lời Người rao giảng là Lòng Thương Xót, sự sám hối và tha thứ, còn nếu Người nói theo Tân Ứơc thì đối nghịch với luật Moisen, đàng nào cũng chết.
Nhưng, với sự khôn ngoan của Thần Khí, Chúa Giê-su đã nói một câu trên cả tuyệt vời :” Ai trong các người sạch tội, hãy ném đá trước đi”.
Chúa không bảo, người đàn bà nầy bị xử bất công, Chúa không lên án những người xử chị. Nhưng, Chúa viết chữ “THA THỨ” cho kẻ có tội. Vâng, vì có ai tha thứ cho người công chính đâu.
Sự tha thứ phải đi đôi với kẻ có tội. cả đời người chưa chắc ai học được chữ “THA THỨ”, như Chúa Giê-su, hai chữ ấy dễ học , nhưng khó thực thi.
Chúa Giê-su lấy quyền gì mà tha thứ cho kẻ tội lỗi ?! Thưa, Người dùng quyền xót thương và Máu của Người đổ ra. Quyền XÓT THƯƠNG của Thiên Chúa và Máu của Người vô tội.
Chữ “TỘI” thật là ”tội”, bởi vì, kẻ phạm tội hay có tội thì thật là ”tội”, họ đáng thương hơn người công chính, vì họ “mắc lỗi”, người tội lỗi là ngườii mắc lỗi đáng thương thật tội nghiệp.
Tội nào mà chẳng“tội”, vì thế, người nào càng nặng tội càng được tha nhiều. Nhưng, điều kiện để được tha đó là sự sám hối, ăn năn, nhìn nhận mình là kẻ có tội, kẻ “ngoan cố”, mới chính là kẻ có lỗi nặng nhất và đời đời không được tha, đó là satan.
Nếu một kẻ sát nhân, kẻ giết người bị đem xử tử hình là chuyện bình thường, nhưng đối với Thiên Chúa họ biết sám hối, họ vẫn được Thiên Chúa tha thứ cho linh hồn họ.
Ác nhất là tội sát nhân, cướp đi mạng sống của người khác, thì đó hẳn nhiên là tội lỗi, nhưng trần gian không tha thứ nếu như cố sát, còn có thể tha thứ, nếu ngộ sát, hay tự vệ. Nhưng, đối với Tân Ứơc nhờ cuộc khổ hình sinh ơn cứu độ, tức cái chết vô tội của Chúa Giê-su và sự phục sinh của Người đều được tha thứ hết, miễn là họ ăn năn.
Nên chi, sự tha thứ của Ki-tô giáo nói chung, của Công giáo nói riêng là căn cứ vào Lòng Xót Thương của Thiên Chúa và Ơn Cứu Độ của Đức Ki-tô – Giê-su. Bởi vì, chữ “TỘI “ là chữ “ĐÁNG THƯƠNG”. Bất cứ tội lỗi nào đều đáng thương. Vì, nó logic với LÒNG THƯƠNG XÓT của Thiên Chúa. Vì, người VÔ TỘI,Thiên Chúa Thương, nhưng không XÓT, còn kẻ có tội Thiên Chúa mới THƯƠNG XÓT, vì Ngài là Đấng XÓT THƯƠNG . Amen
Lạy Chúa Giê-su, chính Chúa đã xót thương kẻ tội lỗi,
vì thế, Người đã từ Trời xuống thế, treo gương khiêm hạ tột đỉnh.
Chính vinh quang Thánh giá đã chuộc lại những gì đã mất cho kẻ tội lỗi.
Vì thế, tất cả những ai chạy đến với Chúa đều nhận lãnh sự tha thứ ,
bởi vì ,Chúa yêu thương tội nhân, vì, họ mang chữ “ tội”,
vâng chữ ấy thật đáng thương, Chúa không thương tội lỗi,
nhưng, Chúa yêu thương tội nhân ,
vì họ đáng thương, vì phải mang chữ “TỘI”.
Vâng, trong đó có con.
Lạy Chúa Giê-su, xin thương xót chúng con ./. Amen
CN V MC ( C) 2022
P.Trần Đình Phan Tiến