SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY (B) 2021(Ga 3, 14 -21) CON NGƯỜI VÀ CON RẮN

Thưa quý vị và các bạn, Chúa Nhật thứ IV Mùa chay là Chúa Nhật của niềm vui , dù là Mùa Chay, giống như Chúa Nhật III Mùa Vọng, Chúa Nhật IV MC chủ tế được khoác Lễ phục màu hồng. Để hướng những ai tin vào Đức Ki-tô là một “niềm vui” đích thực. trong tất cả các niềm vui của nhân thế, có niềm vui nào bằng niềm vui khi tin vào Đức Giê-su –Ki-tô, Đấng Cứu Độ nhân loại.

Vì thế, ai tin vào Người, thì họ sẽ được đón nhận niềm vui đích thực, vì câu 17 của Tin Mừng theo thánh Gioan nói rõ như vậy (Ga 3, 17)

“ Quả thật, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”

Như vậy, Đấng Cứu Thế là “Con Thiên Chúa” đến thế gian để giải thoát thế nhân khỏi tội lỗi. Người được sai đến để “không lên án” thế gian, vì , người “gánh” tội thế nhân, chỉ với một điều kiện duy nhất là “TIN “ vào Người.

Vâng, “tin” và được “ cứu”, chúng ta thấy chỉ có hai động từ rất dễ, điều kiện để được “cứu” là phải “ tin”. Chúng ta thấy rất dễ, bởi vì, chỉ cần một điều kiện là “tin” vào Chúa Giê-su là đủ. Nhưng, tính chất của “tin” là phải yêu mến, như vậy, chỉ cần “ yêu mến” Chúa Giê-su là có thể được cứu độ.

Bởi vì sao vậy, thưa quý vị ? Thưa, vì, :

“ Như ông Moisen đã giương cao con rắn trong sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” ( c 14)

Theo đó, đối tượng của Cựu Ứớc là “con rắn”, nhưng, đối tượng của Tân Ứơc là “Con Người”.

Tại sao, trong Cựu Ứơc, Thiên Chúa lại dùng con rắn như biểu tượng của một “ linh nghiệm”, dùng nó như một “ linh vật”, dù nó là “bóng tối”. chúng ta cảm thấy khó hiểu, nhưng, thật ra không khó như chúng ta nghĩ. Vì, khi được nhìn lên “con rắn” mà được cứu, thì sự cứu chữa ấy chỉ ở đời tạm nầy, chứ không được cứu đời đời, tức sự cứu độ vĩnh hằng.

Ai trong chúng ta cũng biết “con rắn” trong Sáng Thế là nguyên nhân gây ra tội lỗi cho thế nhân, tội lỗi là sự phản nghịch lại Thiên Chúa. Vì, vậy “con rắn” là biểu tượng của sự chết, chết đời đời, tức bóng tối của sự dữ. vậy, đến thời ông Moisen, Thiên Chúa lại dùng “con rắn”, thưa , Ngài lấy độc trị độc. Thiên Chúa dùng “bóng tối” để trị “bóng tối”. Vâng, đó là thời Cựu Ứơc, thời của bóng tối.

Từ đó, chúng ta thấy, một thời đại của “Áng Sáng” bừng sáng lên là thời Tân Ứơc, do Con Một Thiên Chúa làm thủ lãnh, đó là Đấng Cứu Thế, Giê-su – Kitô.

Rõ ràng, Chúa Giê-su là Ánh Sáng bởi Ánh Sáng thật là Thiên Chúa, vì thế, không có hai ánh sáng thật, nguyên lý ánh sáng là “chiếu soi”. Bóng tối càng tối, thì ánh sáng chiếu càng sáng. Sức mạnh và vận tốc của ánh sáng là vô địch, nhưng, chúng ta thấy bống tối không có sức mạnh ,vận tốc, vì bóng tôi là tự bản thân nó là sự tiêu diệt, nó chỉ có một đặc tính duy nhất là “tiêu diệt”.

Vì thế chúng ta thấy, ngày xưa Thiên Chúa cũng dùng Lời mà cứu dân, nhưng, qua một thế nhân là ông Môi-sen, cứu gián tiếp, dùng con rắn, treo lên cái cây. Chúng ta đừng tưởng” con rắn” ấy là hiệu nghiệm, linh thiêng, linh thánh, linh vật gì, mà là “LỜI” Chúa đấy. Con rắn ấy vô tri, vô giác, vô cảm, nhưng, hiệu nghiệm là LỜI Chúa vạn năng, và sự tin tưởng của dân Ngài.

Nhưng, thời Tân Ứơc, khi Đấng Cứu Thế đến, Người là Chủ Tế, là Bàn Thờ và là Hy Tế, Người là Ngôi Lời Hằng Hữu của Thiên Chúa, nơi Người không có bóng tối, vì, Người là Ánh Sáng của Thiên Chúa.

“Con rắn” tượng trưng cho bóng tối, nhưng, nhờ vào Lời Chúa, nó trở nên hiệu nghiệm, còn “Con Người” là Ánh Sáng thật, Ngôi Lời của chính Thiên Chúa, thì không thể nào không hiệu nghiệm hơn “con rắn” đồng là chất liệu vô tri.

“Con Người” là Chân Lý và Tình Yêu, là chân lý, Người sẽ giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và satan, là tình yêu Người sẽ “gánh tội” chúng ta để Người chịu treo lên cây Thập giá, hầu ai tin vào Người thì sẽ được Cứu Độ. Vì: “ Sự thật sẽ giải phóng anh em”( Ga 8, 32), vâng, sự thật vĩnh cửu là chân lý, Chân lý thuộc về Thiên Chúa là Cha Đức Giê-su –Ki-tô, Chúa chúng ta.

Lạy Chúa Giê-su xin thương xót chúng con./. Amen

Phê-rô Trần Đình Phan Tiến