SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II MC 2018 (B) ( Mc 9, 2 -10) TIÊN BÁO MẦU NHIỆM PHỤC SINH

2muachayThưa quý vị, thưa các bạn, Phục Sinh hoặc sống lại từ cõi chết là một “lĩnh vực siêu nhiên “ thuộc về Thần Linh Duy Nhất và Vĩnh Cửu là Thiên Chúa. Theo đó, cụm từ nầy không thuộc về “ ngôn ngữ” của loài người. Nên chi, cum từ khó hiểu nhất trong Đoan Tin Mừng hôm nay (Mc 9, 2 -10) là cụm từ “ từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì ?
Theo đó, Đoạn Tin Mừng hôm nay Chúa Nhật thứ II MC ( Mc 9, 2 -10) thánh Marco trình thuật cho chúng ta một biến cố biểu lộ sự vinh quang rực rỡ, hay nói cách khác Chúa Giêsu tiên báo về Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người.
Tin Mừng hôm nay có thể chia ra bốn ý chính :
• Một là : Ngọn núi cao
• Hai là : Người biến hình trước mặt các tông đồ
• Ba là : Có các ngôn sứ Cựu Ứơc hiện diện cùng Người.
• Bốn là : Lời tuyên bố của Chúa Cha về Chúa Giêsu.
Vâng , bốn ý chính trên nói lên việc Tiên Báo Mầu Nhiệm Sống lại từ cõi chết của Đức Giêsu.
Lên núi nói lên việc kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, Thiên Chúa ngự nơi cao thẳm, việc lên nui theo nghĩa đen cho chúng ta thấy điều đó, vị trí địa lý nghĩa đen cho chúng ta một nơi siêu thoát, một nơi dễ cầu nguyện, một nơi bình an, xa lánh thế gian ồn ào. Nghĩa thiêng liêng cho thấy để đến với Thiên Chúa , con người cần phải thoát tục, từ bỏ tất cả , tìm đến địa chỉ trên cao, đó là “ Núi Chúa”.
Khởi đi từ bài đọc I hôm nay, chúng ta thấy ( St 22, 1- 2. 9a ; 10 –13 . 15 -18) cho thấy Thiên Chúa đã thử thách tổ phụ Ápraham, và ông đã trung tín với Thiên Chúa, phần thưởng của ông là “ Tổ phụ của lòng tin”, vì nhờ ông mà Thiên Chúa chúc phúc cho những ai tin vào Ngài.
Qua đó, chúng ta thấy , Thiên Chúa chính là nguồn hằng hữu, vì không gì quý giá hơn “ Nguồn Hằng Hữu”, vì thể chế nào rồi cũng qua đi, sự giàu sang nào cũng kết thúc, quyền lực nào cũng tiêu vong, đau khổ nào mà tồn tại.
Lên núi cao cho thấy chỉ có Thiên Chúa là Đấng cao cả , vững bền duy nhất, tìm đến với Thiên Chúa là chúng ta “ lên núi cao” để kết hợp với Ngài là Đấng muôn thuở.
Lên núi cao , Chúa Giêsu biểu lộ Thần Tính siêu nhiên của Người và củng cố đức tin cho các môn đệ, một đức tin cần củng cố, xây dựng là một đức tin có cơ sở, nền tảng.
Chúa Giêsu yêu thương nhân loại cách cụ thể, không chung chung, chi tiết chứ không “ my dân”, biểu lộ vinh quang Thần Tính cho các môn đệ, là biểu lộ sự chân tính từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu Biến Hình trên Núi Tabore cũng giống như Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-Đanh, nhưng là Lễ Trọng. Điều nầy biểu hiện Mầu Nhiệm Vinh Quang Sống lại từ cõi chết của Người.
Điều thứ ba, có các ngôn sứ lớn của Cựu Ứớc làm chứng về Người, cho thấy Chúa Giêsu không tự nhiên xuất hiện, Bốn Thầy trò Tân Ứơc cùng với Hai ngôn sứ lớn của Cựu Ứơc là Môisen và Êlia, chúng ta thấy sự hiện diện lớn lao , sự làm chứng vĩ đại chưa từng có, đến độ môn đệ Phê-rô không biết mình nói gì.
Điều thứ tư, là điều quan trọng nhất, cũng như khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan, có tiếng phán từ Chúa Cha “ Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe Lời Người “. Như vậy, từ Cựu Ứơc đến Tân Ứơc chúng ta thấy, có ai được Chúa Cha phán trực tiếp như vậy, trừ các ngôn sứ lớn như tổ phụ Ápraham, Môisen, Êlia, Isaia, Samuel. Vì thế, Lời phán của Chúa Cha trong Mầu Nhiệm Biến Hình của Chúa Giêsu là một biến cố vĩ đại trong Tân Ứơc hầu tiên báo Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người.
Vâng, bốn ý nghĩa chính trên nói lên điều quan trọng của cụm từ “ từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì?
Mầu nhiệm Cứu Độ là Mầu Nhiệp Nhập Thể và Nhập Thế, không phải chỉ là hình hời hợt ngoại hình, mà là một sự biến đổi từ tâm can, một hành trình làm Người của một Ngôi Vị Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến độ chết vì nhân loại, hầu mang vinh quang phục sinh từ Thiên Chúa đến cho nhân loại .
Bài đọc II hôm nay, thánh Phaolo cho chúng at biết ( Rm 8 , 31 b – 34) …” Thiên Chúa bênh vực chúng ta, thì còn ai dám chống lại chúng ta. Vì, đến chính Con Một Ngài cũng không tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (c 31 -32)
Thánh Vịnh 115 hôm nay cho chúng ta biết “… Trước nhan Thiên Chúa tôi sẽ đi trong miền đất của nhân sinh…”
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biểu lộ Thần Tính trên núi Thánh, hầu biểu lộ vinh quang Nước Trời qua Mầu Nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh, xin củng cố niềm tin cho chúng con như hình ảnh xưa trên núi Thánh. Người là Thiên Chúa hằng Sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời./. Amen
CN II MC (B )
P.Trần Đình Phan Tiến