SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 33 TN (A) 2020 (Mt 25, 14-30) MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Khôn ngoan đánh đổi !

Thưa quý vị, Tin Mừng Chúa Nhật 32 tn tuần trước cho chúng ta một chủ đề về sự KHÔN NGOAN . Vâng, sự khôn ngoan là một nhận thức phong phú, dồi dào ân sủng đến từ Thiên Chúa, vì khôn ngoan chính là điều thiện hảo, điều nhân đức, làm lành, lánh dữ, vì thế, sự khôn ngoan đến từ Thiên Chúa.

Nhưng, Thiên Chúa cũng ban cho loài rắn, tượng trưng cho ma quỷ sự khôn ngoan. Vì, có lần Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người về sự khôn ngoan, Người bảo:” Anh em hãy khôn ngoan như con rắn, và hiền lành như chim bồ câu”.

Vâng, như vậy, sự khôn ngoan của con cái Thiên Chúa, và người môn đệ của Chúa Giêsu thì khác với sự khôn ngoan của con rắn, tượng trưng cho ma quỷ. Rõ ràng, con rắn khôn ngoan vì nó biết “mêm dẻo” uốn nắn, luồn lách nhẹ nhàng, nhưng thật độc ác. Như vậy, sự khôn ngoan chính là sự mềm dẻo của con rắn, nhưng là sự hiền lành của chim bồ câu.

Như vậy, sự khôn ngoan của người môn đệ Chúa Giêsu phải hội tụ hai yếu tố là” MỀM DẺO VÀ HIỀN LÀNH”, mềm dẻo và hiền lành mới là khôn ngoan đích thực.Bởi vì, khôn ngoan không chống lại cái ác, nhưng hiền lành thì không ủy mị, nhu nhược. vì nếu hiền lành mà không mềm dẻo, thì mù quáng, ngu muội, và nếu khôn ngoan mà không hiền lành thì sinh độc ác.

Thưa tại sao Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải” Khôn ngoan và hiền lành”? Thưa, bởi vì kẻ dữ là kẻ quỷ quyệt, ranh ma tức khôn ngoan, nhưng độc ác, bởi chúng không có nhân đức hiền lành. Như vậy, sự khôn ngoan của Thiên Chúa thì khác với sự khôn ngoan của satan ở chổ khiêm nhu. Vâng, sự hiền lành đích thực chính là sự khôn ngoan.

Thế gian có câu: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”. Điều nầy nói lên sự yêu thương, đoàn kết trong gia đình, ngoài xã hội, trong cùng một Đất Nước.

Nhưng ý nghĩa triết lý nhân sinh cũng chưa đủ như câu Lời dạy của Chúa Giêsu:” Hãy khôn ngoan như rắn và hiền lành như chim bồ câu”. Vâng, nếu chúng ta tâm niệm và áp dụng câu Lời Chúa nầy, chắn chắn chúng ta sẽ “chiến thắng” mọi mặt, mọi người trong nhà cũng như ngoài xã hội, trong nước cũng như ngoài nước. Vợ chồng, cha ,mẹ, con cái, anh ,em, bạn hữu, láng giềng đều là hữu ích luôn luôn mang lại sự hòa bình đích thực.Vì, nếu khôn ngoan thì không bị lừa gạt,không có chiến sự, đấu đá, tức giận bởi lòng tham của người khác, nếu hiền lành thì sẽ không có sự sân giận, đấu tranh, chiến sự xảy ra, khi người khác nóng giận, ức hiếp chúng ta. Như thế, “ khôn ngoan như con rắn và hiền lành như chim bồ câu”, thì chính là ngăn ngừa được “tham, sân ,si” của lòng người không có Thiên Chúa.

Như vậy, rõ ràng, đây là tình yêu của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu là như vậy,chính Người yêu thương chúng ta và giáo huấn chúng ta, như vậy, khi nói “ THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU”, chính là như vậy.

Thiên Chúa là tình yêu thật cụ thể, thật rõ ràng không trừu tượng xa xôi, nhưng, chúng ta không học hỏi, tìm hiểu thấm nhuần, dành thời gian để suy ngẫm, đem ra áp dụng với tha nhân, từ người thân nhân, ruột thịt, đến tha nhân bên ngoài, lúc đó Lời Chúa tức khắc có hiệu nghiệm, mà người ta gọi là linh ứng, là huyền diệu, huyền nhiệm, là phép lạ. Như vậy, phép lạ không xa, chính là Lời Chúa mỗi ngày ta áp dụng. Chúng ta thường hành hương nhiều nơi để tiềm kiếm, để xin phép lạ, tức xin ơn, nhưng, phép lạ chính là Lời Chúa, Lời Hằng Sống mà chính Chúa Giêsu ban cho chúng ta.

Như vậy, sự khôn ngoan có nhiều ý nghĩa, khôn ngoan là trung tín đáp lại Lời mời gọi bước theo Chúa Giêsu, nhưng hành trinh phải có hành trang, đó là sự chuẩn bị “hành lý” mang theo, điều gì mang theo được vào Nước Trời, thì phải chuẩn bị mang theo, đó là khôn ngoan. Người ta nói” nhắm mắt, xuôi tay” là hết, chính xác, nhưng hành trang ân sủng, lòng bác ái, lòng xót thương, những gì chúng ta làm cho tha nhân, tức là các nhân đức, hiền lành, khiêm nhu, khôn ngoan, là mến Chúa yêu người chân thành, sự hy sinh mỗi ngày, sự nhịn nhục, không oán ghét, âm mưu hãm hại tha nhân, nói xấu, nói hành, vu không đắt điều bôi nhọ danh dự người khác, đó là “dầu” ân sủng để thắp lên những ngọn “đèn” ánh sáng Đức tin, ánh sáng nhân đức, ánh sáng bác ái, như vậy chúng ta luôn sẵn sàng, tình thức để chu tất mọi sự, đó là hành lý đời sau. Như vậy, những gì mang được vào đời đời đó là “KHÔN NGOAN”. Chúa Giêsu đã dạy chúng ta “dùng tiền của thế gian, mà mua lấy bạn hữu Nước Trời ” là như vậy.

Hôm nay đây, Hội Thánh hân hoan mừng kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là “thành phần trung kiên” của Hội Thánh.

Đầu rơi, máu chảy vì Thánh Danh Chúa Giêsu mà không một sự oán hận, đau đớn , nhưng hiên ngang, sẵn sàng đón nhận cái chết vì tình yêu, thời các ngài đủ mọi thành phần, giới tính, tuổi tác, có nghĩa hai thành phần chính là giáo sĩ và giáo dân. Từng câu chuyện một, từng người một rõ ràng chi tiết đã được ghi lại trong hạnh các thánh Tử Đạo Việt Nam, 118 vị là những tấm gương cụ thể vang dội, có sức ảnh hưởng tiêu biểu đến đời sống Đức Tin của các tín hữu và dân ngoại, vì vậy các ngài đã được lập danh sách tiêu biểu cho khoảng ba trăm ngàn vị trong suốt khoảng ba thế kỷ dưới triều ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, chưa kể phong trào Văn Thân, tại Bà Rịa có khoảng ba trăm tín hữu bị thiêu sống.

Như vậy, sức mạnh nào, ánh sáng nào, ân sủng nào, da thịt nào làm cho các ngài đánh đổi sự sống hữu hạn để đổi lấy sự khôn ngoan đời đời trong Nước Trời. Thưa, đó là sức mạnh Lời Chúa, mà đã thấm sâu vào tâm hồn các ngài, như vậy, đó là phép lạ Lời Hằng Sống, phép lạ tình yêu, các ngài cũng đau đớn , cũng sợ hãi, cũng có lúc nãn lòng, nhưng ơn Chúa vực dậy vì sự trung tín bề đỗ, đó là dầu, là đèn khôn ngoan. Như vậy, tình yêu đáp trả tình yêu, mạng sống đáp đền sự sống của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Thánh vịnh 127 hôm nay ca ngợi những ai “Có lòng kính sợ Thiên Chúa và hằng đi trong đường lối của Người thì kẻ ấy có phúc”.

Như vậy “ phúc “ là ân sủng và trung thành đi trong đường lối Chúa.

Theo đó, vừa qua tại Giáo họ thánh Phê-rô, thuộc Đền thánh Trung Lao, Giáo Phận Thái Bình có tổ chức cải táng lần thứ ba, hai vị Tử Đạo chưa được tuyên phong. Đó là:

-vị Tử Đạo Phê-rô BÙI ĐÌNH HUYNH (75t) Tử Đạo năm 1861.
Và – vị Tử Đạo Phê-rô TRẦN ĐÌNH ỔN (43t) Tử Đạo năm 1862.

Trong đó có vị Phê-rô TRẦN ĐÌNH ỔN người Thái Bình, có lẽ có cùng chung cụ tổ của Đức cha Phê-rô TRẦN ĐÌNH TỨ, hoặc cha cố Đa-minh Maria Trần Đình Thủ, vị sáng lập dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc chăng?

Mong sao được như vậy.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã dạy chúng con sự khôn ngoan Nước Trời, là sống theo Lời Chúa dạy, xin cho những ai biết đáp Lời vâng theo, thực thi Lời Chúa, thì họ xứng đáng được lãnh nhận sự khôn ngoan ấy. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu – Ki-tô ./. Amen

15/11/2020
Phê-rô Trần Đình Phan Tiến