SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 30 TN (A) (Mt 22, 34-40) THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU

29.10.2017bThưa quý vị, thưa các bạn, khi nói đến “ tình yêu”, người ta thường nghĩ về ”tội lỗi”, bởi vì “tình yêu “ theo ý nghĩa “dục vọng”, “tình dục”, thì tình yêu ấy dường như là có “can dự” vào “tội lỗi”.
Vâng, không phải vậy, bởi vì, “Tình Yêu chính là Thiên Chúa”, bởi vì, nguyên lý tình yêu chính là “sự sống”. Vì sự sống không thể tách rời “tình yêu”.
Giải pháp “cứu khổ” của Đạo Phật là”không sinh” “ không diệt”, như vậy, tức không có “tình yêu”. Rõ ràng, giải pháp của Đạo Phật không có “Cứu Độ” chúng sanh, bởi vì , biết trần gian là “khổ ải” do tội lỗi, dục vọng, tham ,sân ,si , nhưng không có “giải pháp” để Cứu Độ, chỉ “tìm” giải pháp, tìm cách, tìm “công thức” chứ không thể “hiện thực” , điều đó có nghĩa là “cho cách nấu cơm”, chứ không cho “gạo” để nấu. Có nghĩa là cho “ phương pháp “ nấu ăn, chứ không cho “ đồ ăn”, nghĩa là chỉ cho “ lý thuyết, chứ không có thực tiễn. Vâng, nguyên lý của Đạo Phật là như vậy, tại sao vậy, thưa quý vị ? Thưa, bởi vì, Đức Phật không ban phước, cũng như không giáng họa, ngài chỉ cho “công thức” để tự cứu.
Vì thế, khác với “ chân lý ” Kitô giáo, khi nói đến “ tình yêu” nơi nhà Phật, người ta không thể đón nhận được. Họ chỉ có “Từ Bi”, “ Hỷ Xả” “ Vị Tha”, như vậy, “từ bi” là sự hiền lành hết mức, bi là tròn, từ là hiền lành, “hỷ xả” có nghĩa là “ vui vẻ”, “xả” là “mở ra”, tức là mở lòng, cởi mở, xởi lởi. Không cau có, giận dữ, nhưng lúc nào cũng vui tươi với tha nhân. “Vị tha” có nghĩa là “ vì người khác”, vì người khác mà mình vui vẻ, hiền lành. Như vậy, là chân tu của nhà Phật rồi. Muốn vậy, người Phật tử phải có một trí huệ cao siêu hơn người mới có thể thực hiện được, muốn có trí huệ cao siêu, thì phải học Phật pháp, tức giáo lý của Đức Phật.
Theo đó, Đức Phật chỉ dừng lại ở bậc thánh hiền, thánh nhân, quân tử, như nho giáo, chứ không thể đạt đến Thiên Chúa là Chủ Trời được. Vì thế, học Phật Pháp để biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình Yêu.
Vậy, thế nào là “Tình yêu” ? Vâng, thưa trước hết, “tình yêu” phải là một sự “sinh ra”, Thiên Chúa tạo dựng nhân thế, tức phàm nhân bởi một sự ” sinh ra” bởi hư không, không ai có thể “ đói hỏi” Thiên Chúa sinh ra mình. Đó là “tình yêu” vô biên, một tình yêu nhưng không, Vì, “từ thuở đời đời, Ta đã sinh ra ngươi”. Vì, “ Ngay khi còn trong bụng mẹ, Ta đã biết ngươi”. Vâng, vì đó là “THIÊN CHÚA”. Không một ai lý giải Thiên Chúa được, Thiên Chúa là ai? Tại sao có Thiên Chúa. Chỉ biết . “Thiên Chúa là tình yêu” mà thôi . Vì thế, ai được đón nhận Thiên Chúa là đón nhận được một “ mối tình “ vĩnh cửu và duy nhất.
Từ thuở đời đời, tức từ hư vô, từ trước muôn thuở, cái thuở mà tôi là một tạo vật, tôi chỉ biết thế và ngay hôm nay, có thể, tôi vĩnh viễn xa lìa thân xác nầy, tôi cũng không biết được, hay đôi ba chục năm nữa, tôi cũng không hề biết được., vì mọi thứ đều là” phù vân”, “Phù vân nối tiếp phù vân, mọi sự đều là phù vân” ( Gv ), thì làm sao tôi có thể biết được điều gì khác ngoài phù vân.
Như vậy, từ phù vân, tôi được tạo thành một thân thể do bởi một Đấng duy Nhất là Thiên Chúa mà thôi. Nhưng là tính người, là vật thụ tạo, không thể có dũng khí tự vệ, tự nhiên lẫn siêu nhiên. Vì vậy, tội bị “sa ngã”, Thiên Chúa , Đấng tạo thành tôi, Ngài thật giận dữ, đuổi tôi đi tức khắc, vì sự bất tuân, nhưng, rồi vì tình yêu, một thứ “tình muôn thuở”, mà Ngài đã tạo nên tôi, nên Ngài đã “ tha thứ” cho tôi, Ngài đã gọi tôi quay về, để Ngài yêu thương.
Vâng, rõ ràng hình ảnh Thiên Chúa, Đấng là Tình yêu là như thế đấy. vâng, nhưng tình yêu càng lớn, hy sinh càng nhiều. Sư tha thứ của Thiên Chúa không phải là một sự tha thứ suông, Một sự tha thứ có “ấn tích” , có “hiệu lực”, đó là “ ơn Cứu Chuộc”, một “ Hy Tế” tối cao duy nhất, đó là “Hiến Tế Thập Gía”, một “ Hy Lễ “ bởi cái gọi là “ Tình Yêu”. Vì , Ngài đã dùng chính “Người Con Một”, như một “bửu bối” và còn hơn thế nữa, như một “ Con Ngươi” trong mắt Ngài, hay như một “ Qủa Tim” trong lòng Ngài, đã rút ra vì “tình yêu” chúng ta. Điều đó chính là ơn Cứu Độ bởi Thiên Chúa. Như thế, là “Tình Yêu Cứu Chuộc”. Tình yêu tự hiến và trao ban, tình yêu nơi Đấng Tạo Thành đối với loài thụ tạo có linh hồn, không ai có thể làm được điều đó.
Tình yêu Tạo dựng thật cao cả, nhưng tình yêu Cứu Chuộc còn nhiệm mầu hơn, bởi vì, “ yêu “ ai thì nên giống người ấy. Nhưng, Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành đã trở nên như phàm nhân, không hòa mình như tội lỗi của phàm nhân, mà trở nên “sự hữu hình” như phàm nhân, để Cứu Chuộc phàm nhân. Thiên Chúa muốn “trở nên” con người, không phải trở nên kiếp tội lỗi, mà qua một cuộc “ khổ nạn” để trở nên giá chuộc loài người.
Vâng, tình yêu bởi Thiên Chúa là như thế, Tin Mừng ( Mt 22 , 34 – 40 ) hôm nay, Chúa Giêsu nhắc lại cho chúng ta giới luật “ tình yêu”. Một tình yêu tạo dựng nơi Thiên Chúa đó là giới luật trên hết. Gọi là Điều Răn đứng đầu, và Điều Răn thứ hai chính là điều mà Thiên cháu muốn chúng ta thực thi đối với “mầu nhiệm tạo thành và cứu chuộc” của Thiên Chúa, đó là yêu thương “ người thân cận” của mình như chính Thiên Chúa đã yêu thương.
Vâng, như chúng ta biết, Đoạn Lời Chúa( Mt 22, 34 -40) hôm nay phát xuất từ sách Đệ Nhị Luật là sách cuối cùng trong bộ sách đầu tiên của Cứu Ứơc, gọi là Ngũ Thư, tức năm cuốn sách đầu tiên là : Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân số, và Đệ Nhị Luật. Đệ Nhị luật là sách dạy để thực thi luật dành cho con người mà đã có từ sách Xuất Hành, là thời kỳ Dân Chúa bị lưu đày bên Ai-cập.
Đoan sách Đệ Nhị Luật (Đnl 6, 4 -9) được gọi là Kinh Shơ-ma của người Israel, gọi là Kinh Nhật Tụng của họ.” Người phải yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết sức ngươi, hết trí khôn người, và yêu thương anh em ngươi như chính mình ngươi…” đoan nầy được truyền cho Môi-sen buộc dân chúng phải khắc trên cửa nhà, trên tường, đeo trên tay khi đi ra đường.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã yêu thương nhân thế, nên đã xuống thế làm Người để dạy cho loài người biết rằng Thiên Chúa đã yêu thương con người một cách kỳ diệu , dù họ sa ngã, và vì thế phàm nhân cũng phải yêu thương nhau như nguồn cội của tình yêu duy nhất bởi Thiên Chúa mà ra, hầu chu toàn được giới luật tình yêu duy nhất từ nơi Thiên Chúa ./. Amen
29/10/2017
P.Trần Đình Phan Tiến