Thưa quý vị, thưa các bạn, như chúng ta biết Giáo Hội Công giáo được gọi là Ecclesia, nghĩa là được “ gọi ra, triệu tập”. Như vậy, theo định nghĩa đó, người ta hiểu được bản chất của Giáo Hội là “Truyền Giáo “. Truyền giáo có nghĩa là được sai đi, ngày nay, các tân linh mục sau khi được truyền chức thì được nhận lãnh “bài sai” đi coi xứ, bài sai là “tấm thẻ” được chứng nhận “được sai đi, đến “ của bề trên.
Tin Mừng hôm nay, Chúa Nhật XIV TN cho chúng ta một hình ảnh rõ nét về việc Chúa Giêsu sai bảy mươi hai môn đệ ra đi để mang sứ vụ truyền giáo.
Mười hai tông đồ cột trụ cũng bị sứt mẻ, thui chột, què quặt. Chúa Giêsu cũng “gọi” them nhân sự cho việc rao giảng Tin Mừng. Vì “ Lúa chin đầy đồng, mà thợ gặt thì ít…”. Vâng, cơ cấu, hay tổ chức cần có nhân sự, để nối tiếp sứ vụ. Nhưng, quy chế từ Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội, như tên gọi là “ Ecclesia” có nghĩa là “triệu tập”. Chúa Giêsu triệu tập môn đệ không giống với bất cứ vị vua nào, vị lãnh đạo nào nơi trần thế. Bởi vì, “ Con cáo có hang, con chồn có tổ, nhưng Con Người không có chổ tựa đầu.” . ĐIều nầy nói lên tinh thần” thoát tục “ tuyệt đối, sự vâng phục hoàn toàn để tự hạ, vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Vâng, những cách thức hay quy chế Chúa Giêsu đưa ra cho bảy mươi hai môn đệ và cho muôn thế hệ những ai muốn tiếp bước các ngài để bước theo Chúa Giêsu.
Vâng, từ bỏ là một động thái cao vượt, Chúa Giêsu đòi hỏi người môn đệ phải từ bỏ, vì chính Người đã từ bỏ.
Quả thật, nếu muốn bước theo Đức Kitô mà không từ bỏ thì không đáng làm môn đệ Người. Vì sao thưa anh chị em, thưa vì : “Thầy sai anh em đi như chiên con đi giữa bầy sói” ( c 3). Vâng, chính Chúa thấy điều ấy, sự so sánh giữa người môn đệ của Chúa và thế gian. Vâng, thế gian như “con sói ” sói mà được so sánh với “chiên con “, chúng ta thấy lực lượng quá “chệnh lệch”.
Vâng, Chúa Giêsu đã đưa ra một so sánh rất “chân lý ” không gì thật hơn đúng hơn sự so sánh ấy. Vì người môn đệ chẳng khác nào cừu non, mà thế gian như con sói dữ, hung ác. Sự mất cân đối giữa hai lực lượng ấy về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, cho thấy “sứ vụ tông đồ” phải thoát tục triệt để mới mong có hiệu quả. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nhưng cử chỉ và động thái hết sức khiêm tốn, Người không phô trương “Thiên Tính” không ỷ thế Thiên Tính của Người, điều đó không có nghĩa là : “Tụi bây theo tao, cứ muốn làm gì cũng được. thế gian không thể làm gì chúng mày đâu. ”. Hơn nữa, người môn đệ theo Chúa thì phải nghiêng về của cải Nước Trời, chứ không thể nghiêng về của cải trần thế , vì : “ Của cải các ngươi ở đâu, thì lòng các ngươi cũng ở đó .” Một quy chế thật hợp lý , vì không thể làm môn đệ Đức Kitô , mà sáng say chiều xỉn, tối lai rai. Nhưng , Người nói tiếp : “ Vào nhà nào thì chúc bình an cho nhà đó. Nếu ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với họ, còn không thì bình an của anh em sẽ trở về với anh em.” ( c 5 -6).
Như vậy, sự bình an của Người chính là của cải đáng giá nhất của người môn đệ Đức Kitô . Về ý nghĩa nào đó, thì “ ơn bình an “ của Đức Kitô mang lại cho người môn đệ một thứ của cải “đáng giá” theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Ngày nay người môn đệ của Đức Kitô ở đây là người “ bước theo” Đức Kitô, dù có chức thánh hay không? Trong môi trường và hoàn cảnh nào, người môn đệ có biết xưng Danh và làm theo Người hay không?
Khởi đi từ bài đọc I hôm nay ( Is 66, 10 -14c), chúng ta biết chương 66 là của sách Isaia, đoan nầy cho thấy Thiên Chúa yêu thương con người, dân tộc Dothai của Ngài, một dân tộc bất trung, nhưng Thiên Chúa vẫn yêu thương qua hình ảnh hữu hình là thành thánh Giêrusalem. Thiên Chúa vỗ về , yên ủi như người mẹ nựng con mình.
Bài đọc II hôm nay ( Gl 6, 14 -18) thánh Phaolo nói rõ giữa Thần Khí và Lề Luật, lề luật là để gìn giữ con người, lề luật, phải gò bó, bắt buộc thi hành, lề luật giam giữ, kìm hãm. Nhưng, Thần Khí cũng hướng dẫn chúng ta, nhưng trong tự do và yêu thương. Nếu ai để cho Thần Khí hướng dẫn, thì người đó không cần phải sống theo lề luật nữa.
Theo đó, quy chế tông đồ của Đức Kitô chính là để cho Thần Khí hướng dẫn, vì tự cho tưởng chừng như sống “ ngoài vòng lề luật”, nhưng, Thần khí chính là sự tự do đích thực của Thiên Chúa muốn con người tuân theo. Như vậy, sự tự do đích thực chính là bác ái, khi con người sống theo bác ái thì họ không còn lệ thuộc vào lề luật nữa, bởi vì họ đã có Thần Khí hướng dẫn.
Lạy Chúa Giêsu là Thầy Chí Thánh cho chúng con noi theo, Người đã trút bỏ mọi sự để thi hành Thánh Ý Chúa Cha, xin cho những ai muốn tiếp bước theo Người cũng được đón nhận lời gọi trút bỏ mọi sự để trở nên môn đệ đích thực của Người, hầu soi chiếu cho trần gian nhận ra chân lý là tình thương của Thiên Chúa. Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời./. Amen
P.Trần Đình Phan Tiến