TỪ
“AI LÀ ANH EM CỦA TÔI?”
ĐẾN
“TÔI LÀ ANH EM CỦA AI?”
“Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Các tôn giáo chân chính, trorng đó có Kitô giáo, đều là Đạo có không gian hai chiều: chiều cao và chiều rộng. Chiều cao là mối tương quan giữa mỗi người tín hữu với thần linh, với Thiên Chúa. Còn chiều rộng là mối tương quan giữa mỗi người tín hữu với những người xung quanh là đồng loại, là anh em. Nhưng không phải người tín hữu nào cũng nhận thực được cả hai chiều kích quan trọng của Đa, trong đó có Kitô giáo than yêu của chúng ta.
Đọc bài Phúc âm Chúa Nhật XV Thường Niên Nam C hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu đã thật khéo léo giúp cho người thông luật (Do thái) và mọi người chúng ta hiều tầm quan trong của chiều ngang của Đạo Chúa. Đó là cứu giúp người hoạn nạn, khổ đau trong cuộc đời. Chiều ngang này gắn chặt rất mật thiềt với dọc của Đạo. Đó là điều nhiều người dễ quên.
II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 10,25-37: Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”. Người nói với ông: “Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông trả lời: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình”. Chúa Giêsu nói: “Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống”. Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Nhưng ai là anh em của tôi?” Chúa Giêsu nói tiếp:
“Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: ‘Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông’. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”. Và Chúa Giêsu bảo ông: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”
III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 1v0,25-37
3.1 Từ chiều cao đến chiều rộng của Kitô giáo: Câu hỏi và câu đáp đầu tiên giữa Chúa Giêsu và người thông luẫt liên quan tới chiều cao và chiều rộng của Kitô giáo: “Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời”. Người nói với ông: “Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?” Ông trả lời: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình”. Chúa Giêsu nói: “Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống”.
3.2 Câu chuyện người Samari tốt lành: Người thông luật muốn bào chữa hay bênh vực cách hiểu hẹp hòi của người Do-thái nên hỏi Chúa Giêsu “Nhưng ai là anh em của tôi?” Để trả lời, Chúa Giêsu kể câu chuyện người Samari tốt lành: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: ‘Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông”.
3.3 Từ “Ai là anh em của tôi?” đến “Tôi là anh em của ai?”: Điều Chúa Giêsu hỏi và mong đợi từ người thông luật là: Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy”. Và Chúa Giêsu bảo ông: “Ông cũng hãy đi và làm như vậy”
IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 10,25-37
4.1 Tỏ lòng thương xót những ai (hoạn nạn) là chúng ta biến mình thành anh em của những người ấy: Nhìn vào xã hội chúng ta thấy có rất nhiều người nghèo đói, khổ sở, hoạn nạn cần được quan tâm yêu thương và chăm sóc.
4.2 Chìa tay cứu giúp nhửng anh chị em bất hạnh: Không chỉ nói xuông các Kitô hữu phải là những người chìa bàn tay, móc tiền trong túi ra, bỏ thời gian công sức cứu giúp người khốn khó. Các vị thừa sai đã đặt cho chúng ta Kinh Thương Người có 14 mối, thương xác 7 mối, thương linh hồn 7 mối. Chúng ta hãy cứ đấy mà thực hiện.
V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 10,25-37:
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con, Người đã dậy chúng con về hai chiều kích của Đạo. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.
Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN GIÁO DÂN:
1.- «Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho ngày càng có nhiều người thắc mắc về làm cách nào để được sống đời đời.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
2.- «Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy giúp mọi người hiều đầy đủ và sâu sắc về Đạo Chúa.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
3.-«Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu không chỉ biết những đòi hỏi của Đạo Chúa mà còn thực hiện những đòi hỏi ấy của Đạo Chúa.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
4.- «Ông cũng hãy đi và làm như vậy» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất cả các tín hữu biết làm phước cho những người hoạn nạn giống như người Smari tốt lành.
Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
LỜI KẾT:
Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con. Người đã dậy chúng con cách yêu thương người xung quanh. Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh của tình yêu để chúng con dấn thân cứu giúp những người khốn khở. Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con Amen.
Sàigòn ngày 9 tháng 7 năm 2022
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội