Thứ Tư Tuần 7 TN1
Bài đọc: Sir 4:11-19; Mk 9:38-40.
1/ Bài đọc I: 11 Khôn ngoan làm cho con cái mình nên cao trọng, và săn sóc những ai kiếm tìm mình.
12 Ai yêu khôn ngoan là yêu sự sống,
ai sớm tìm kiếm khôn ngoan sẽ tràn trề hoan lạc.
13 Người nắm được khôn ngoan
sẽ được vinh quang làm gia nghiệp,
đi tới đâu, họ cũng được Đức Chúa ban phúc lành.
14 Ai phụng sự khôn ngoan thì cũng phụng thờ Đấng Thánh,
và ai yêu mến khôn ngoan thì được Đức Chúa mến yêu.
15 Người nghe theo khôn ngoan, thì xét xử chư dân,
ai gắn bó với khôn ngoan sẽ định cư yên hàn.
16 Ai tin tưởng vào khôn ngoan,
sẽ được khôn ngoan làm gia nghiệp
và dòng dõi họ cũng sẽ được thừa hưởng.
17 Vì ban đầu, khôn ngoan sẽ đồng hành với họ
qua nẻo đường quanh co,
giáng xuống trên họ hãi hùng run rẩy,
và dùng kỷ luật của mình mà tôi luyện
bao lâu chưa tin tưởng họ được;
rồi lại thử thách họ qua những phán quyết của mình.
18 Sau đó, khôn ngoan sẽ trở lại với họ trên con đường thẳng,
khiến họ được mừng vui,
và khôn ngoan mặc khải cho họ những bí nhiệm của mình.
19 Nếu người ấy lầm lạc thì khôn ngoan sẽ bỏ rơi họ,
và để mặc cho họ sụp đổ.
2/ Phúc Âm: 38 Ông Gio-an nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta.”
39 Đức Giê-su bảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy.
40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Người khôn ngoan biết mở rộng lòng ra với mọi người.
Chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt rõ ràng giữa hai nền kinh tế của thị trường tự do và thị trường dưới sự kiểm soát của chính phủ. Trong thị trường tự do, ai nấy đều có quyền sản xuất và tiêu thụ, hậu quả của sự cạnh tranh đẩy mạnh sự tiến bộ và làm cho quốc gia càng ngày càng trở nên giàu mạnh. Trong thị trường bị kiểm soát chặt chẽ, chỉ một số nhỏ có quyền sản xuất và tiêu thụ, hậu quả của sự thiếu cạnh tranh bóp chết sáng kiến cá nhân, và làm cho quốc gia trở nên nghèo đói. Vì thế, muốn nước giàu mạnh, chính phủ phải mở cửa thị trường với những kiểm soát tối thiểu để bảo vệ ích lợi chung.
Các bài đọc hôm nay dẫn chứng cũng cần phải áp dụng khôn ngoan như thế trong lãnh vực tinh thần. Trong bài đọc I, tác giả Sách Huấn Ca nêu lên những mục đích mà sự khôn ngoan của Thiên Chúa mang lại cho con người. Trong Phúc Âm, các môn đệ cố gắng ngăn cản những người không thuộc nhóm các ông nhân danh Chúa Giêsu để trừ quỉ. Chúa Giêsu dạy cho các ông một bài học khôn ngoan: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phải học cho được khôn ngoan của Thiên Chúa.
1.1/ Những lợi ích của khôn ngoan mang lại: Tác giả liệt kê nhiều lợi ích, chúng ta có thể tóm trong 3 điều chính yếu.
(1) Kính sợ Thiên Chúa là nguồn gốc của mọi khôn ngoan: Người biết kính sợ Thiên Chúa sẽ biết mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, và khiêm nhường sẵn sàng học hỏi những khôn ngoan đến từ Ngài, chứ không hãnh diện về những khôn ngoan của mình hay của thế gian. Người theo đường lối khôn ngoan của Thiên Chúa “sẽ được vinh quang của Thiên Chúa làm gia nghiệp, đi tới đâu, họ cũng được Đức Chúa ban phúc lành.” Thiên Chúa yêu mến những ai tìm kiếm và sống theo sự khôn ngoan của Ngài.
(2) Người khôn ngoan biết cách đối xử với tha nhân: Người khôn ngoan sẽ luôn có bình an và sống yên hàn với mọi người. Họ sẽ được đặt lên để xét xử chư dân. Sự khôn ngoan sẽ làm cho họ nên cao trọng vì giúp họ biết giải quyết vấn đề.
(3) Người khôn ngoan không những biết cách sống mà còn giúp cho cho dòng dõi của mình được sống. Dạy bảo cho con những khôn ngoan của Thiên Chúa còn quí trọng hơn cho con tất cả những trân châu và vàng bạc của thế gian. Cha mẹ có khôn ngoan mới biết dạy dỗ và truyền lại cho con cháu; cha mẹ không khôn ngoan, làm sao có thể giúp cho con biết sống theo đường lối của Thiên Chúa?
1.2/ Khôn ngoan đòi sự luyện tập lâu dài: Khôn ngoan không phải tự nhiên mà có, một phần do Thiên Chúa ban cho con người, một phần do con người phải cố gắng luyện tập để phát triển. Tiến trình luyện tập khôn ngoan còn gian nan hơn tiến trình luyện tập của các binh lính, vì thời gian luyện tập nhiều khi đòi cả đời người: thời gian học hỏi trên ghế nhà trường và thời gian thực nghiệm trong trường đời. Câu 17 diễn tả những gian nan trên đường luyện tập để sở hữu khôn ngoan: “Vì ban đầu, khôn ngoan sẽ đồng hành với họ qua nẻo đường quanh co, giáng xuống trên họ hãi hùng run rẩy, và dùng kỷ luật của khôn ngoan mà tôi luyện bao lâu chưa tin tưởng họ được; rồi lại thử thách họ qua những phán quyết của mình.”
Một khi đã thủ đắc khôn ngoan, một người sẽ mừng vui vì biết được những bí nhiệm của cuộc đời, biết cách hành xử làm sao để đạt được đích điểm của cuộc đời, và biết sống mối liên hệ với Thiên Chúa và với tha nhân. Ngược lại, nếu một người lười biếng và lầm lạc thì khôn ngoan sẽ bỏ rơi họ, và để mặc cho họ sụp đổ.
2/ Phúc Âm: Phải luôn mở rộng tâm hồn đến mọi người.
Chúng ta có thể nhận ra hai khuynh hướng hoàn toàn trái ngược nhau qua lời đối thoại của Chúa Giêsu và các môn đệ:
2.1/ Khuynh hướng co cụm chỉ quan tâm đến mình và những người trong nhóm của mình. Lý do ông Gioan ngăn cản không cho người khác lấy danh Chúa Giêsu trừ quỉ vì “người ấy không theo chúng ta.” Đây là lối khôn ngoan theo thế gian. Họ chủ trương phải độc quyền, giữ bí mật, để kiếm lợi lộc càng nhiều càng tốt. Họ sợ người khác hơn mình, hay ít nhất cũng được như mình. Thái độ độc quyền không muốn ai có quyền đó, trừ mình hay người trong nhóm mình; để rồi mặc sức thao túng thị trường. Thái độ này cũng dễ đưa tới địa vị độc tôn, chỉ có mình là nhất, và dễ dàng dẫn tới việc khinh thường người khác hay nhóm khác.
2.2/ Khuynh hướng mở rộng vòng tay để chấp nhận người khác: Khác với ích kỷ và tính toán của khôn ngoan con người; khôn ngoan theo Thiên Chúa chủ trương rộng lượng cho đi, làm cho mọi người được biết, và phân phối những gì mình có tới mọi người. Chúa Giêsu cổ võ việc để người của nhóm khác lấy danh của Ngài mà trừ quỉ, vì Ngài muốn mọi người biết đến Danh Thánh. Ngài hy vọng khi họ nhìn thấy uy quyền của Danh Thánh, họ sẽ tin tưởng vào Ngài.
Chúa Giêsu cũng dạy các môn đệ cách hành xử khôn ngoan: “ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.” Nếu các môn đệ phải sợ, các ông phải sợ người chống đối, người đứng trung lập có thể dễ thuyết phục hơn người chống đối mình.
Hơn nữa, một quan niệm đúng đắn về cuộc đời sẽ giúp chúng ta dễ dàng cho đi và chấp nhận người khác hơn. Mục đích tối hậu của cuộc đời con người là làm sao được về sống hạnh phúc muôn đời bên Thiên Chúa. Quyền lực, danh vọng, tiền của chỉ là những phương tiện con người dùng khi còn sống trong cuộc đời này. Vì thế, con người phải xử dụng mọi phương tiện của Thiên Chúa ban để làm cho mọi người biết đến Thiên Chúa, tin vào Ngài, để nhận được ơn cứu độ. Nếu không biết xử dụng cách khôn ngoan, những phương tiện này sẽ biến thành mục đích, và ngăn cản chính đương sự và tha nhân trên đường tiến về Nhà Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải học khôn ngoan của Thiên Chúa thì mới có thể sống hài hòa và sinh ích lợi cho cá nhân cũng như tha nhân.
– Nếu chúng ta theo khôn ngoan tiểu xảo của con người, chúng ta sẽ co cụm trong cá nhân hay nhóm riêng của mình, và Nước Thiên Chúa sẽ không thể phát triển và trị đến được.
– Học và sống theo khôn ngoan của Thiên Chúa không dễ dàng, vì nó đòi chúng ta phải bỏ những gì có giá trị theo tiêu chuẩn của thế gian. Chỉ khi nào chúng ta thấu hiểu những lợi ích vĩnh cửu của lối sống này, chúng ta mới có nghị lực để vượt qua những giá trị tạm thời của thế gian.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Wednesday of the seventh week in Ordinary Time1
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
WEDNESDAY OF THE 7 OT1
Readings: Sir 4:11-19; Mk 9:38-40.
1/ Reading I: RSV Sirach 4:11 Wisdom exalts her sons and gives help to those who seek her. 12 Whoever loves her loves life, and those who seek her early will be filled with joy. 13 Whoever holds her fast will obtain glory, and the Lord will bless the place she enters. 14 Those who serve her will minister to the Holy One; the Lord loves those who love her. 15 He who obeys her will judge the nations, and whoever gives heed to her will dwell secure. 16 If he has faith in her he will obtain her; and his descendants will remain in possession of her. 17 For at first she will walk with him on tortuous paths, she will bring fear and cowardice upon him, and will torment him by her discipline until she trusts him, and she will test him with her ordinances. 18 Then she will come straight back to him and gladden him, and will reveal her secrets to him. 19 If he goes astray she will forsake him, and hand him over to his ruin.
2/ Gospel: NAU Mark 9:38 John said to Him, “Teacher, we saw someone casting out demons in Your name, and we tried to prevent him because he was not following us.” 39 But Jesus said, “Do not hinder him, for there is no one who will perform a miracle in my name, and be able soon afterward to speak evil of me. 40 “For he who is not against us is for us.””
________________________________________
I. THEME: The wise know how to open themselves to all people.
We can recognize a clear difference between the free market and the controlled market by its government. In the free market, everyone has a right to produce and to use; the result of a free competition helps the producer to advance and the consumer to have a good product at a reasonable price. It also helps the nation to prosper. In the controlled market, only a small number has a right to produce and to consume. A lack of competition kills individual inventions and keeps the nation in poverty. Therefore, in order for a nation to prosper, the government should open up their market with a minimum of control to protect their common good.
Today readings illustrate we also need to apply such wisdom in the spiritual area. In the first reading, the author of the Book of Sirach highlights the results which divine wisdom can produce for people. In the Gospel, when the apostle John tried to prevent others who don’t belong to his group to expel demons in Jesus’ name, Jesus teaches him a wise lesson: “Do not hinder him, for there is no one who will perform a miracle in my name, and be able soon afterward to speak evil of me. “For he who is not against us is for us.””
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: We need to learn God’s wisdom.
1.1/ The benefits of divine wisdom: The author cited many, we can sum up in the following three main benefits:
(1) Fear the Lord is the origin of all wisdom: Those who fear the Lord know themselves in their relationship with God. They are humble and ready to learn wisdom from Him; not to be proud of their wisdom or the worldly wisdom.
Those who follow God’s wisdom shall “obtain glory, and the Lord will bless the place she (wisdom) enters.” God loves those who search and live according to His wisdom. The most important result of divine wisdom is to help one to reach the ultimate goal of one’s life.
(2) The wise know how to behave with others: They shall have peace and live in harmony with all people. They shall be set as leaders to judge people. Their wisdom shall make people to honor them because they know how to solve problems.
(3) The wise train their family according to divine wisdom: When one can see all benefits of divine wisdom, they shall educate their members and help them to live according to it. To teach their children divine wisdom is more precious than to leave for them all worldly precious stone and gold. Wise parents know how to teach and to hand on it to their children; if parents aren’t wise, how can they help their children to live according to the divine wisdom?
1.2/ Wisdom demands a long training: Wisdom isn’t naturally come; it is partly from God and partly from people. God gives it to men and they must develop it. The process of learning and developing wisdom is harder than the military process of soldiers because it requires the whole human life—time to learn in school and time to practice it in one’s life. Verse 17 describes difficulties on the way to learn wisdom, “For at first she will walk with him on tortuous paths, she will bring fear and cowardice upon him, and will torment him by her discipline until she trusts him, and she will test him with her ordinances.”
When one possesses wisdom, he shall be glad because he knows all mysteries of life, how to behave in order to reach the ultimate goal of his life, and to live his relationships with God and others; whereas, if one is lazy and in falsity, wisdom shall leave him in his destruction.
2/ Gospel: We should open up ourselves to all people.
We can recognize two complete opposite tendencies through the conversation between Jesus and his disciples.
2.1/ The narrow tendency which only concerns for oneself and his group: Mark gave the reason why John prevented others from using Jesus’ name to expel demons because “they don’t belong to our group.” This is the worldly wisdom who thinks they must be monopolized and keep
secret for their own benefits. They are afraid of others to be better than or equal to them. This monopolized attitude doesn’t want anybody to have that power save him and his group so they can control others. This attitude also leads one to think that he or his group is the best, and to despise people or other groups.
2.2/ The wide tendency which opens up to welcome all others: In opposition with human selfish and calculated attitude, God’s wisdom thinks of freely give, let all people know and share what one has to all. Jesus welcomes others who expel demons in his name since he wants everyone to know his holy name. He hopes that when they see the power of his name, they shall also believe in him.
Jesus taught his disciples to wisely behave, “For he who is not against us is for us.” If the disciples must fear, they should fear their opposed party because the neutral are easily to convince than the opposed party.
Moreover, a concise understanding of life shall help us to easily give and to better welcome others. The ultimate goal of life is to live in a way that we could happily live with God forever. Power, authority, fame and material gains are only the means which people use when they are living in this world. Therefore, people must use all God’s given means to help people to know God and to believe in him so that they might receive their salvation. If we don’t know how to wisely use them, these means shall become the goals to prevent us and others from coming to God’s house.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We must learn all divine wisdom in order to live with others in harmony, to benefit ourselves and others.
– If we live according to worldly wisdom, we shall limit ourselves in individuals or group, and God’s kingdom can’t be developed and arrived.
– To learn and to live according to God’s wisdom aren’t easy because they demand us to give up what we possess. Only when we know the benefits of living according to divine wisdom, we can have the strength to overcome worldly values and standards.