Thứ Tư Tuần 4 TN, Năm lẻ
Bài đọc: Heb 12:4-7, 11-15; Mk 6:1-6.
1/ Bài đọc I: 4 Quả thật, trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu.
Thiên Chúa lấy tình cha mà giáo dục
5 Anh em đã quên lời khuyên nhủ được nói với anh em như với những người con: Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách.
6 Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt.
7 Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?
11 Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.
12 Bởi vậy, hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ.
13 Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.
14 Anh em phải cố ăn ở hoà thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy Chúa.
15 Anh em phải coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người.
2/ Phúc Âm: 1 Đức Giêsu ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.
2 Đến ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi ngạc nhiên. Họ nói: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?
3 Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Joses, Judah và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” Và họ vấp ngã vì Người.
4 Đức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi.”
5 Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải coi trọng những người trong gia tộc.
Con người hay bị chi phối bởi thành kiến: chủng tộc, giai cấp, nghề nghiệp, xóm làng, gia đình … Những thành kiến này ảnh hưởng đến sự phê phán và cách đối xử của một người với người khác. Để có thái độ khách quan, con người cần phải vượt qua những bức tường thành kiến này mới có thể nhìn thấy những cái hay của những người trong gia đình, cộng đòan, hay cùng quê hương xứ sở.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong những mối tương quan của con người. Trong Bài Đọc I, tác-giả Thư Do-Thái ví mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con người như mối liên hệ giữa cha và con. Như người cha phải sửa phạt con cái, Thiên Chúa cũng phải sửa phạt con người. Mục đích của việc sửa phạt không phải vì ghét bỏ, nhưng để giúp đức tin của con người ngày càng vững mạnh hơn, để họ có thể đương đầu với những cám dỗ và thử thách của cuộc đời. Trong Phúc Âm, Thánh Marcô tường thuật thái độ khinh thường của những người đồng hương với Chúa Giêsu. Họ đã không vượt qua được những thành kiến về nghề nghiệp và gia đình, để tin vào sự khôn ngoan và uy quyền của Thiên Chúa. Chúa Giêsu báo trước cho các ngôn sứ 3 nơi mà họ bị khinh thường: gia đình, họ hàng, và quê hương.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Dạy dỗ và sửa phạt vì lo lắng cho tương lai của con.
1.1/ Hai kiểu mẫu giáo dục: Người tị nạn Việt-Nam chắc chắn đã nhiều lần bị giằng co giữa 2 kiểu mẫu giáo dục con:
(1) Kiểu giáo dục Âu-Mỹ: Không được dùng bạo lực với con nít như: mắng chửi, đe dọa, và đánh đòn. Phải dùng những cách để trẻ con nhận ra lỗi lầm của nó như đứng ra một nơi riêng và tạm thời không cho tham gia vào những sinh họat chung. Phải chăng những cách thức này hiệu quả cho tất cả mọi trẻ?
(2) Kiểu giáo dục Kinh Thánh và Việt-Nam: Tác-giả Thư Do-Thái khuyên: “Con ơi, đừng coi nhẹ lời Chúa sửa dạy, chớ nản lòng khi Người khiển trách. Vì Chúa thương ai thì mới sửa dạy kẻ ấy, và có nhận ai làm con thì Người mới cho roi cho vọt. Anh em hãy kiên trì để cho Thiên Chúa sửa dạy. Người đối xử với anh em như với những người con. Thật vậy, có đứa con nào mà người cha không sửa dạy?” Động từ Hy-Lạp dùng ở đọan này là “mastigo,w =đánh đòn; kỷ luật; trừng phạt.” Một người có thể cho cả 3 nghĩa đều thích hợp ở đây. Nhưng trong các Sách Khôn Ngoan và Sách Tiên Tri, các hình phạt của Thiên Chúa dành cho những người không tuân theo lệnh của Ngài, không phải chỉ đơn thuần là các cách thức giúp con người nhận ra lầm lỗi; nhiều lần các tác giả đã nói đến cây roi (Pro 10:13, 13:24, Isa 9:4), đổ máu, và ngay cả cái chết. Truyền thống Việt-Nam cũng theo truyền thống Kinh-Thánh khi nói: “Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi.”
Người cha vô trách nhiệm là người cha không huấn luyện và sửa dạy con mình, và để mặc cho chúng muốn làm gì thì làm. Một đứa trẻ vô kỷ luật sẽ không thể thành công trên đường đời. Tương tự, cái đau khổ nhất của con người là khi Thiên Chúa để mặc họ muốn làm gì thì làm. Một khi Thiên Chúa để mặc, ma quỉ sẽ vào và thao túng người đó; họ sẽ trở thành nô lệ cho ma quỉ.
1.2/ Tâm lý của người bị sửa dạy: Đa số con người đều không muốn cho ai nói động đến, sửa dạy, và sửa phạt mình. Tác giả Thư Do-Thái cũng nói lên điều này: “Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.” Mục đích của việc sửa dạy là nhắm tới lợi ích tương lai của đương sự. Chẳng hạn, khẩu hiệu huấn luyện các binh lính: “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.” Tương tự trong việc huấn luyện đức tin: “Bởi vậy, hãy làm cho những bàn tay bủn rủn, những đầu gối rã rời, nên mạnh mẽ. Hãy sửa đường cho thẳng mà đi, để người què khỏi trật bước và hơn nữa, còn được chữa lành.” Để con người có thể vượt qua mọi đau khổ của cuộc đời, đức tin con người cần được thử luyện như vàng thử lửa.
Hơn nữa, việc sửa dạy không phải chỉ nhắm tới cá nhân đương sự mà thôi, nhưng còn nhắm tới lợi ích của cộng đòan, và những người đương sự sẽ có trách nhiệm nữa: “Anh em phải cố ăn ở hoà thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện; vì không có sự thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy Chúa. Anh em phải coi chừng, kẻo có ai lừng khừng mà mất ân sủng của Thiên Chúa, kẻo có ai trở nên rễ đắng nảy mầm, gây xáo trộn và do đó làm hư hỏng nhiều người.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu bị khinh thị tại quê quán của Ngài.
2.1/ Họ nhận ra sự khôn ngoan và uy quyền của Chúa Giêsu: Khi họ nghe những lời giảng dạy của Chúa trong hội đường, và chứng kiến các phép lạ Ngài làm, một cách khách quan họ đã phải thốt lên: “Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?” Thay vì truy tầm căn nguyên của những điều lạ lùng này, họ để thành kiến ảnh hưởng đến sự phê phán và cách đối xử của họ với Chúa Giêsu. Lý do sâu xa hơn là vì kiêu ngạo, con người không muốn ai hơn mình; nhất là những người ở địa vị thấp kém hơn mình về tuổi tác, gia thế, và hòan cảnh xã hội.
2.2/ Họ khinh thường Chúa Giêsu vì 2 lý do:
(1) Nghề nghiệp: của Chúa Giêsu là thợ mộc. Cũng như nghề nghiệp đánh cá của các Tông-đồ, nghề thợ mộc được coi như nghề lao động tay chân và ít học thức. Giảng dạy khôn ngoan không thể đến từ những người làm những việc này. Nói theo kiểu Việt-Nam, “con vua thì lại làm vua, con bác xã chùa lại quét lá đa.”
(2) Gia tộc tầm thường: “Ông ta không phải con bà Maria, và là anh em của các ông James, Joses, Judah và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” Có lẽ Thánh Giuse đã qua đời lâu trước khi biến cố này xảy ra, nên không thấy họ nhắc tới Thánh Giuse, mà chỉ đề cập đến Đức Mẹ. Những tên được đề cập tới có lẽ là các anh chị em họ của Chúa. Họ có ý muốn nói: một người sinh ra từ một gia tộc tầm thường như thế, không thể nào làm được những công việc như Chúa Giêsu đã làm.
2.3/ Ba nơi ngôn sứ bị coi thường: Lẽ ra, “một người làm quan cả họ được nhờ;” nhưng khi cả họ không được nhờ, không phải vì cá nhân người làm quan, nhưng vì sự khinh thường của những người trong họ hàng. Chúa Giêsu trở về quê quán là để giảng dạy và giúp đỡ những người thân thuộc lối xóm; nhưng đứng trước thái độ khinh thường của họ, “Người đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ. Người lấy làm lạ vì họ không tin.” Chúa Giêsu để lại cho các ngôn sứ một bài học thực tế, họ sẽ bị khinh thường tại 3 nơi: (1) chính quê hương mình; (2) giữa đám bà con thân thuộc; và (3) trong gia đình mình.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Để có thể thành công trong cuộc đời, chúng ta cần phải được sửa dạy và chịu hình phạt. Tương tự, để đức tin của chúng ta có thể vượt qua những thử thách trong cuộc đời, Thiên Chúa cần sửa phạt những khi chúng ta lầm lỗi.
– Thành kiến làm chúng ta mù quáng và đối xử bất công với người khác. Để bảo tòan sự công bằng, chúng ta cần lọai bỏ thành kiến và chú trọng tới những gì người khác làm hay đạt được. Chúng ta cần có thái độ này với những người trong gia đình và cộng đòan.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Wednesday of the Fourth Week in Ordinary Time (2)
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Readings: Heb 12:4-7, 11-15; Mk 6:1-6.
1/ Reading I: NAB Hebrews 12:4 In your struggle against sin you have not yet resisted to the point of shedding blood. 5 You have also forgotten the exhortation addressed to you as sons: “My son, do not disdain the discipline of the Lord or lose heart when reproved by him; 6 for whom the Lord loves, he disciplines; he scourges every son he acknowledges.” 7 Endure your trials as “discipline”; God treats you as sons. For what “son” is there whom his father does not discipline? 11 At the time, all discipline seems a cause not for joy but for pain, yet later it brings the peaceful fruit of righteousness to those who are trained by it. 12 So strengthen your drooping hands and your weak knees. 13 Make straight paths for your feet, that what is lame may not be dislocated but healed. 14 Strive for peace with everyone, and for that holiness without which no one will see the Lord. 15 See to it that no one be deprived of the grace of God, that no bitter root spring up and cause trouble, through which many may become defiled.
2/ Gospel: NAB Mark 6:1 He departed from there and came to his native place, accompanied by his disciples. 2 When the sabbath came he began to teach in the synagogue, and many who heard him were astonished. They said, “Where did this man get all this? What kind of wisdom has been given him? What mighty deeds are wrought by his hands! 3 Is he not the carpenter, the son of Mary, and the brother of James and Joses and Judas and Simon? And are not his sisters here with us?” And they took offense at him. 4 Jesus said to them, “A prophet is not without honor except in his native place and among his own kin and in his own house.” 5 So he was not able to perform any mighty deed there, apart from curing a few sick people by laying his hands on them. 6 He was amazed at their lack of faith. He went around to the villages in the vicinity teaching.
________________________________________
I. THEME: Respecting those who belong to our clan.
People are affected by prejudices, such as: race, class, career, village and family. These prejudices have an effect on one’s thinking and manner with other. To have an objective attitude, people must overcome these prejudices before they can see the good of those who are in their family, community or country.
Today readings concentrate on one’s relationships with others. In the first reading, the author of the Letter to the Hebrews compared one’s relationship to God as the relationship between a father and his son. As a father who must correct and punish his children, God must do the same with people. The purpose of the punishment is not out of anger or hatred, but to help one’s faith to become firm so that he can face trials and sufferings of his life. In the Gospel, St. Mark reported the insulted attitude of Jesus’ fellow-country men. They couldn’t overcome their prejudices about Jesus’ family and career to believe in his wisdom and power. Jesus forewarned his disciples the three places where they shall be insulted: their family, among their relatives and their country.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: A father must instruct and punish because he is worry about his children’s future.
1.1/ Two models of education: People are torn between the two models of education:
(1) The modern type of education: They think that parents or educators shouldn’t use any violent punishment with children, such as: rebuking, threatening and scourging. If a child does something wrong, he needs to be isolated by let him standing in one place or by temporarily preventing him to participate in any communal activities so that he can recognize his wrong doing. Are these ways effective for all children?
(2) The biblical model of education: The author of the Letter to the Hebrews advised, “My son, do not disdain the discipline of the Lord or lose heart when reproved by him; for whom the Lord loves, he disciplines; he scourges every son he acknowledges.” Endure your trials as “discipline”; God treats you as sons. For what “son” is there whom his father does not discipline?” The Greek verb used in this passage is “mastigóein” which can have three meanings: to scourge, to discipline or to punish. One can argue that all three meanings can be fitted here. In Books of Wisdom and Prophet, the punishments which God used for those who disobeyed Him, not simply the ways that help people to recognize their sins; but many times the authors mentioned “the rod” (Pro 10:13, 13:24, Isa 9:4), shedding blood and even death. The oriental tradition also follows the biblical tradition when saying, “A father uses a rod is the one who loves his child, he hates him when he uses sweet treatments.”
An irresponsible father is the one who doesn’t educate and correct his children, he let them do whatever they like it. An untrained child can’t successful in the future. Similarly, the most painful suffering happens when God let people do whatever they want. Once God let that happen, the devil shall enter and control such people; and they shall be slaves for him.
1.2/ The reaction of those who are corrected: Most of human beings don’t want to be rebuked, corrected or punished. The author knew this reaction when he said, “At the time, all discipline seems a cause not for joy but for pain, yet later it brings the peaceful fruit of righteousness to those who are trained by it.” The purpose of being corrected is for people’s future. For example, the motto for training soldiers is “to sweat in military school than to pour out blood in battlefield.” Similarly in the training of one’s faith, as the author said, “So strengthen your drooping hands and your weak knees. Make straight paths for your feet, that what is lame may not be dislocated but healed.” In order to overcome all obstacles in life, human faith needs to be tested as gold is tested by fire.
Moreover, the correction and punishment aim at not only the individual, but also for the common good and those who shall be affected by that individual. The author said, “Strive for peace with everyone, and for that holiness without which no one will see the Lord. See to it that no one be deprived of the grace of God, that no bitter root spring up and cause trouble, through which many may become defiled.”
2/ Gospel: Jesus was insulted by people of his village.
2.1/ People recognized Jesus’ wisdom and power: When people of Nazareth heard Jesus’ teaching in the synagogue and witnessed his miracles, they were astonished and said, “Where did this man get all this? What is the wisdom given to him? What mighty works are wrought by his hands?”
If they sincerely searched for the answers of these questions, they might recognize Jesus’ divinity and believe in him; instead they let fixed ideas and discrimination affect their judgment and criticism. Moreover, some deeper reasons why they didn’t want to look for the truth are pride and jealousy. They didn’t want to accept anyone who is better than them, especially those who are younger and have lower position than them.
2.2/ They insulted Jesus due to two following reasons.
(1) Career: Jesus is the son of Joseph, a carpenter. Like most of the apostles’ career which is fisherman, the carpenter is considered as a manual labor and less educated. They thought the wisdom of Jesus’ teaching couldn’t come from a son of such family. They believed as a Vietnamese fable: “The son of a king shall be king; the son of a gardener shall continue to sweep leaves.”
(2) A plain family: They questioned about Jesus’ background: “Is not this one, the son of Mary and brother of James and Joses and Judas and Simon, and are not his sisters here with us?”
The mentioned names were probably Jesus’ cousins. They wanted to imply that because Jesus was born from a such plain family, he couldn’t perform such miracles. However, they didn’t give the answers for the questions, “From where did he receive such wisdom and power?”
2.3/ A prophet shall be maltreated in three places: The Vietnamese believe “when one becomes a high rank officer, his whole house shall be benefited.” In today passage, the village weren’t benefited, not because of Jesus’ indifference to them, but because their disregard of him. Jesus came to his village to teach and to heal his relatives and neighbors; but because of their insult, “he could do no mighty work there, except that he laid his hands upon a few sick people and healed them. And he marveled because of their unbelief.” Jesus taught all prophets a realistic lesson, they shall be maltreated at three places: in their nation, among their relatives and in their family.
III. APPLICATION IN LIFE:
– To be successful, we need to be corrected and punished for our mistakes. Same thing happens in the area of faith, God needs to correct us when we sin so that we can overcome our trials in future.
– Prejudices make us blind and unjustly treat others. To protect justice, we need to discard prejudices and pay attention to only what other do or have. We need to have this attitude, first of all, with people in our family and community.