Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư Tuần 24 TN2

Thứ Tư Tuần 24 TN2
Bài đọc: I Cor 12:31-13:13; Lk 7:31-35.
1/ Bài đọc I: Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả. Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi. Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi. Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến.
2/ Phúc Âm: Vậy tôi phải ví người thế hệ này với ai? Họ giống ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói: “Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không khóc than.
Thật vậy, ông Gio-an Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: “Ông ta bị quỷ ám.” Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: “Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.” Nhưng Đức Khôn Ngoan đã được tất cả con cái mình biện minh cho.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Sự quan trọng của đức mến.
Tình yêu là một đề tài vô tận của các văn sĩ, thi sĩ. Các tuyệt tác có được là nhờ những cảm hứng đến từ nguồn tình yêu của Thiên Chúa, tổ quốc, cha mẹ, anh chị em, và tha nhân. Chương 13 trong Thư thánh Phaolô gởi cho các tín hữu Corintô là một chương phân tích tuyệt vời về tình yêu. Ngược lại, khi con người không có tình yêu, tất cả sẽ trở nên vô nghĩa và ngay cả trở thành hỏa ngục như triết gia hiện sinh J.P. Sartre nhân định: “Con người là hỏa ngục cho nhau.” Một tìm hiểu chi tiết về các Bài đọc hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận ra giá trị quan trọng của tình yêu và mong muốn tập luyện để có được tình yêu. Khi có được tình yêu, chúng ta sẽ dễ dàng tránh khỏi những tật xấu như các Biệt-phái và Kinh-sư mà Chúa Giêsu trách hôm nay.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Đức mến thì cao trọng hơn cả.
1.1/ Sự quan trọng của đức mến: Biết con người có khuynh hướng tìm những gì cao trọng nhất, thánh Phaolô khuyên: “Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả.” Con đường này là con đường yêu mến mà thánh Thêrêxa Hài Đồng cũng xác nhận: “Ơn gọi của con là Yêu.” Có nhiều nghĩa của chữ “yêu,” nhưng thánh Phaolô dùng chữ “đức mến” để nói lên tình yêu trong khuôn khổ của Kitô Giáo. Ngài so sánh sự quan trọng của “đức mến” với một số ơn cao trọng khác:
– Với ơn nói tiếng lạ: “Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì” Biết các thứ tiếng là một chuyện nhưng biết dùng những thứ tiếng đó để mưu ích cho tha nhân là chuyện khác. Nếu không biết dùng ơn nói tiếng lạ thì có khác gì chiếc “thùng rỗng kêu to” hay nói như thánh Phaolô: “thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng.”
– Với ơn nói tiên tri, ơn hiểu biết, và ơn đức tin: “Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì.” Tiên tri là nói thay cho Chúa để hướng dẫn và đem con người về với Chúa. Có những tiên tri ghét người đến độ không muốn kẻ thù trở về để được cứu (trường hợp của tiên tri Jonah). Điều nguy hiểm thường thấy nơi những người học cao hiểu rộng là tính tự kiêu, cho mình là hơn người và khinh thường tất cả những người khác. Rất nhiều người hiểu biết đã từ chối Thiên Chúa! Người có một đức tin mạnh cũng thế, họ nghĩ ai cũng phải có một đức tin mạnh như họ và bắt mọi người cũng phải làm những việc như họ làm; nhưng họ quên để có một đức tin như thế, họ đã phải dùng nhiều thời gian và trải qua biết bao sa ngã!
– Với những việc bác ái và anh hùng: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.” Việc tốt lành thôi cũng chưa đủ, cần có những ý hướng tốt lành nữa. Có những người đem cho hết gia tài chỉ để mua danh tiếng, chứ không cho vì thương người. Có những người tìm tử đạo để giải thóat cuộc đời đau khổ của mình chứ không để làm chứng nhân cho Chúa.
1.2/ Định nghĩa về đức mến:
– Đức mến thì nhẫn nhục và nhân hậu: Tiếng Hy-Lạp có hai phân từ dùng cho kiên nhẫn: kiên nhẫn đợi cơ may tới và kiên nhẫn với con người. Phân từ kiên nhẫn (makrothumein) xử dụng bởi các thánh ký trong Tân-Ước luôn hàm chứa sự kiên nhẫn với con người. Thánh John Chrysostom cắt nghĩa: Phân từ này được dùng cho người bị đối xử cách sai trái; tuy ông có quyền và có cơ hội để trả thù nhưng đã không làm. Trái lại, ông muốn tự người đó nhận ra sự sai trái của họ bằng những việc tốt lành ông làm cho họ.
Chúa Giêsu cũng đã từng dạy các môn đệ hãy có sự kiên nhẫn này qua việc yêu thương và làm ơn cho kẻ thù, cầu nguyện cho những người bắt bớ… để có thể trở nên hòan thiện như Cha trên trời. Kiên nhẫn như thế không phải là yếu đuối nhưng là sức mạnh, không phải là thua cuộc nhưng là cách tốt nhất để chinh phục kẻ thù. Lịch sử có nhiều người đã dùng cách thức này và không ai dùng cách hiệu quả hơn Chúa Giêsu trên Thập Giá. Nhiều người Công Giáo có đức tin vững mạnh và cuộc đời liêm chính nhưng chưa đủ để chinh phục người khác về cho Chúa vì thiếu tính thương người. Họ dễ dàng đứng về phía kẻ mạnh để áp bức người cô thân cô thế.
– Đức mến không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc: Người đời thường nói: “Chỉ có hai hạng người trên thế gian: triệu phú và muốn thành triệu phú.” Có hai lọai ghen tương: vì ham muốn tài sản của người khác và vì muốn họ phải mất những gì họ đang có. Lọai ghen tương thứ nhất có thể hiểu vì là tính con người. Lọai ghen tương thứ hai là do bởi sự xui dục của ma quỉ: muốn tha nhân phải chịu đau khổ để mình được thỏa mãn. Ví dụ: một học sinh muốn được điểm A như những học sinh giỏi là điều thông thường; nhưng lại muốn khi mình được điểm A thì các học sinh khác phải không được A như mình! Có những người khi có những gì người khác không có hay được quyền cao chức trọng thì kiêu hãnh tự đắc, coi mình như cái rốn của vũ trụ. Họ khoe khoang để mọi người được biết, bắt người khác phải quỵ lụy mình, và khinh thường tha nhân. Các Kinh-sư và Biệt-phái trong Phúc Âm là những tiêu biểu cho mẫu người này.
– Đức mến không cư xử bất xứng (làm điều bất chính), không tìm tư lợi: Trong tiếng Hy-Lạp, từ cư xử bất xứng (avschmone,w) có hai nghĩa: (1) một hành động ngược lại với những tiêu chuẩn luân lý như lối sống vô luân (1 Cor 7:36); (2) một hành động ngược lại với những tiêu chuẩn xã hội như cách cư xử vô lễ, bất lịch sự, hay không đúng phép xã giao (1 Cor 13:5). Ở đây, thánh Phaolô có lẽ nhấn mạnh vào nghĩa thứ hai hơn. Nhiều người cũng nhận xét có hai lọai người trên thế gian: một lọai chỉ tìm lợi lộc cá nhân, luôn đòi được hưởng đặc quyền và một lọai chỉ để ý đến bổn phận phải đóng góp để tiếp tục phát triển. Để xây dựng xã quốc gia, có người đã đề nghị: Đừng đòi hỏi quốc gia phải làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn có thể làm gì để xây dựng quốc gia. Cũng thế, để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, chúng ta đừng đòi hỏi Giáo Hội phải làm gì cho mình, nhưng hãy tự hỏi mình có thể làm gì để xây dựng Giáo Hội.
– Đức mến không nóng giận, không nuôi hận thù: Nóng giận là không làm chủ được con người mình, là thiếu kiên nhẫn. Nóng giận có thể vi phạm trầm trọng đức mến trong lời nói cũng như trong hành động. Bác ái thì xây dựng trong khi nóng giận có thể phá hủy tất cả những gì mà mình và người khác đã xây dựng lâu năm. Động từ “nuôi” trong tiếng Hy-Lạp là động từ dùng trong lãnh vực kế tóan (logizeshthai): phải vào sổ sách tất cả để đừng quên sót. Một trong những nghệ thuật sống là học để quên, nhưng nhiều người luôn nhớ rành mạch tất cả những gì xấu người khác đã đối xử với mình. Có những cha mẹ khi đánh con là đánh và kể luôn tất cả mọi tội con đã phạm từ khi bắt đầu bị đánh tới giờ! Nhớ tất cả các tội của người khác là cách hiệu quả nhất để giết chính mình và giết tha nhân.
– Đức mến không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật: Nhiều người lại có khuynh hướng ngược lại: mừng khi thấy điều dữ xảy ra cho người mình không thích và không vui khi thấy họ được mọi sự lành bằng an. Khi đọc, nghe, hay xem tin tức trên các phương tiện truyền thông, nếu không thấy những điều dữ xảy ra là kết luận tin tức hôm nay chẳng có gì đặc biệt cả. Các con buôn muốn bão cấp 2 sẽ trở thành bão cấp 5 để có thể kiếm lời bằng cách tăng giá những gì dân chúng cần, vì họ biết bão sẽ chẳng làm thiệt hại gì đến họ.
– Đức mến che chở tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, và chịu đựng tất cả: Động từ “che chở” được dịch từ tiếng Hy-Lạp “ste,gw” đến từ danh từ “ste,gh” có nghĩa là mái nhà. Động từ được dùng cho việc lợp mái nhà để giữ những người trong nhà khỏi mưa nắng. Có lẽ thánh Phaolô muốn dùng từ này ở đây để nói lên rằng một khi có đức mến, con người có thể tìm mọi cách để che chở khuyết điểm của tha nhân, không để tội lỗi họ bị phơi bày ra cho người khác thấy. Tin tưởng tất cả có hai chiều kích: Trước tiên, tin tưởng nơi Thiên Chúa là Đấng có thể làm được mọi sự. Sau đó, tin tưởng nơi tha nhân có khuynh hướng tôn trọng Sự Thật, yêu những gì tốt lành, và quí mến mọi sự tốt đẹp. Với niềm tin như thế, con người có quyền hy vọng những gì họ mong đợi sẽ đến và sẽ không ngần ngại kiên trì hy sinh chịu đựng đau khổ để tha nhân được sống. Như những nhà nông, người có đức mến sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm được, chịu dầm mưa giãi nắng; sau đó, họ đặt trọn niềm tin tưởng vào Trời sẽ ban cho một mùa gặt tốt đẹp.
1.3/ Tại sao đức mến quan trọng? Thánh Phaolô trả lời bằng cách so sánh đức mến với các ơn gọi khác về tính thời gian, sự hòan hảo, và sự cao trọng tuyệt đối. Sau khi so sánh, Ngài kết luận: “Đức mến không bao giờ mất được.”
– Về tính thời gian: Ơn nói tiên tri cũng chỉ nhất thời. Khi Chúa cần phải sửa dạy dân chúng, Ngài sẽ dùng các tiên tri. Nhưng khi những gì Chúa muốn đã đạt được, Ngài không cần đến vị tiên tri đó nữa. Ơn nói các tiếng lạ cũng có ngày sẽ hết như ơn tiên tri. Khi về trời, hoặc tất cả chỉ xử dụng một ngôn ngữ hoặc tất cả sẽ được Chúa ban ơn để hiểu mọi thứ tiếng.
– Về sự hiểu biết: Ơn hiểu biết cũng chỉ nhất thời và giới hạn vì sự hiểu biết thì có ngần; khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi. Thánh Phaolô dùng hai hình ảnh để dẫn chứng sự bất tòan của ơn hiểu biết:
* So sánh sự hiểu biết của trẻ con và của người trưởng thành: Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con. Sự hiểu biết ở thế gian này cũng bất tòan như sự hiểu biết của con trẻ; một khi đã về hưởng hạnh phúc với Chúa thì sự hiểu biết sẽ hòan hảo như sự hiểu biết của người đã trưởng thành.
* So sánh sự hiểu biết qua gương và qua người thật: Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương, mai sau sẽ được gặp Thiên Chúa mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn, mai sau tôi sẽ được biết hết, như Thiên Chúa biết tôi.
– Về sự tòan hảo: Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. Đức tin cần thiết khi chưa gặp được Chúa; một khi đã gặp được Ngài, đức tin sẽ không cần thiết nữa. Đức cậy là hy vọng những gì mình chưa có; một khi đã có rồi, đức cậy cũng sẽ không cần thiết. Chỉ có đức mến là tồn tại, một khi đã yêu rồi thì cứ tiếp tục yêu; nồng độ của tình yêu sẽ thắm thiết hơn và hòan hảo hơn.
2/ Phúc Âm: Thói quen phê bình, chỉ trích
Một trong những đặc tính của trẻ là chúng sống theo cảm xúc nhất thời: khi nào muốn ăn là ăn, muốn chơi là chơi. Chúng không cần biết những ước muốn của chúng có hợp lý không cho tới khi bị cha mẹ ngăn cấm và tập cho chúng biết sống kỷ luật. Nếu không được cha mẹ tập để sống theo kỷ luật, đứa trẻ sẽ tiếp tục những thói quen đó dầu chúng đã trở thành người lớn. Chúa Giêsu ví các Kinh-sư và Biệt-phái như những đứa trẻ này vì họ không chịu sống theo đường lối của Thiên Chúa đã họach định mà cứ ngoan cố sống theo sở thích mình: “Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói: “Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không khóc than.”
Vì các Kinh-sư và Biệt-phái lấy mình làm tiêu chuẩn để phê bình người khác nên họ không thỏa mãn với bất cứ ai có lối sống khác họ. Họ phê bình Gioan Tẩy Giả là bị quỷ ám vì ông không ăn bánh, không uống rượu như họ. Khi Chúa Giêsu đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì họ lại bảo: “Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi.”
Tuy vậy, kế họach của Thiên Chúa không vì họ mà phải thay đổi vì vẫn có những người sống theo Đức Khôn ngoan chỉ dẫn. Vẫn có những người nghe theo lời giảng của Gioan Tẩy Giả, bỏ đường tội lỗi, và quay trở về với Chúa. Những người này sẽ là bằng chứng hùng hồn cho sự khôn ngoan và kế họach của Thiên Chúa. Các Kinh-sư và Biệt-phái có thể làm trở ngại, nhưng không thể thắng vuợt được Đức Khôn Ngoan của Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Đức mến có thể ví như máu lưu thông trong cơ thể. Máu cần cho sự sống không phải chỉ cho thân thể mà còn tất cả các chi thể. Chi thể nào mà máu không vận chuyển tới sẽ bị đau và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chết. Cũng vậy, tình yêu là động lực cho tất cả mọi hành động của con người: vì yêu Chúa và yêu tha nhân, con người dám hy sinh chịu đựng đau khổ để tòan Thân Thể của Chúa Kitô được lành mạnh. Không có tình yêu mọi công việc sẽ bị đình trệ và dần dần tắt hẳn và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Như lời Thánh Thêrêxa Hài Đồng nói: “Không có tình yêu Giáo Hội sẽ không còn và máu tử đạo cũng sẽ hết.”
– Khi thiếu vắng tình yêu, con người sẽ trở nên cau có, gắt gỏng, khó chịu. Họ sẽ không hài lòng về bất cứ những gì xảy ra, và sẽ luôn tìm những điều xấu của tha nhân để có lý do phê bình. Ngược lại, một khi được ở trong tình yêu, con người sẽ dễ dàng thông cảm và tha thứ mọi khuyết điểm của tha nhân, đúng như lời ca dao Việt-Nam:
Yêu nhau yêu cả đường đi – Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng.
Yêu nhau biết mấy cho vừa – Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.

LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Wednesday in the twenty-fourth week of the Ordinary Time2
Viết bởi Lan Hương

Reading 1 (1 Cor 12:31-13:13)

Brothers and sisters:
Strive eagerly for the greatest spiritual gifts.

But I shall show you a still more excellent way.

If I speak in human and angelic tongues
but do not have love,
I am a resounding gong or a clashing cymbal.
And if I have the gift of prophecy
and comprehend all mysteries and all knowledge;
if I have all faith so as to move mountains,
but do not have love, I am nothing.
If I give away everything I own,
and if I hand my body over so that I may boast
but do not have love, I gain nothing.

Love is patient, love is kind.
It is not jealous, love is not pompous,
it is not inflated, it is not rude,
it does not seek its own interests,
it is not quick-tempered, it does not brood over injury,
it does not rejoice over wrongdoing
but rejoices with the truth.
It bears all things, believes all things,
hopes all things, endures all things.

Love never fails.
If there are prophecies, they will be brought to nothing;
if tongues, they will cease;
if knowledge, it will be brought to nothing.
For we know partially and we prophesy partially,
but when the perfect comes, the partial will pass away.
When I was a child, I used to talk as a child,
think as a child, reason as a child;
when I became a man, I put aside childish things.
At present we see indistinctly, as in a mirror,
but then face to face.
At present I know partially;
then I shall know fully, as I am fully known.
So faith, hope, love remain, these three;
but the greatest of these is love.
Gospel (Lk 7:31-35)

Jesus said to the crowds:
“To what shall I compare the people of this generation?
What are they like?
They are like children who sit in the marketplace and call to one another,

‘We played the flute for you, but you did not dance.
We sang a dirge, but you did not weep.’

For John the Baptist came neither eating food nor drinking wine,
and you said, ‘He is possessed by a demon.’
The Son of Man came eating and drinking and you said,
‘Look, he is a glutton and a drunkard,
a friend of tax collectors and sinners.’
But wisdom is vindicated by all her children.”
________________________________________
Fr. Anthony Dinh Minh Tien, O.P.
I. THEME: The importance of charity
Love is the endless source of writers and poets. There are many marvelous works which resulted from the inspiration about love of God, nation, parents, spouses and others. Chapter 13 of St. Paul’s First Letter to the Corinthians is the wonderful analysis about love. In opposition, when people have no love, all things shall become senseless, and even hellish as J.P. Sartre, an existentialist philosopher said, “Hell is other people.”
An analysis of today readings shall help us to recognize the importance of love and to strive for it by practicing. Once we have that kind of love, we shall easily avoid many bad habits of scribes and Pharisees as Jesus rebuked them in today Gospel.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: Charity is above all.
1.1/ The importance of charity: Knowing people have tendency to find for themselves the best thing, St. Paul advised the Corinthians: “Strive eagerly for the greatest spiritual gifts. But I shall show you a still more excellent way.” This excellent way is the way of love which St. Therese of Jesus also ascertained: “My vocation is to love.” There are many words used for love, but St. Paul used the word “charity” to talk about love only in a Christian framework. He compared the importance of charity with some other important gifts:
(1) With the gift of speaking in tongues: “If I speak in human and angelic tongues but do not have love, I am a resounding gong or a clashing cymbal.” Knowing tongues is one thing, but using that gift to benefit others is another thing. If one doesn’t know how to use the gift of tongues to help others, he isn’t different than an empty can that makes senseless sound.
(2) With the gifts of prophecy, understanding and faith: “And if I have the gift of prophecy and comprehend all mysteries and all knowledge; if I have all faith so as to move mountains but do not have love, I am nothing.” A prophet is the one who speaks in God’s place to guide and to bring people back to God. There are some prophets who hated people to the point that they don’t want their enemy to repent and to be saved; for example, the prophet Jonas’ case. A danger which we often see in the learned is pride; they think they are better and insult all other people. Many of the learned refuse to believe in God! Some people who have a strong faith think that everybody should have a strong faith like them and do all works that they do; but they forgot that in order to have such faith, they must have time and effort to overcome many of their shortcomings.
(3) With charitable and heroic deeds: “If I give away everything I own, and if I hand my body over so that I may boast but do not have love, I gain nothing.” Doing good deeds isn’t enough, but one must also have a good intention. There are some people who give all what they have to buy fame and honor, not because of loving others. There are some people who look for martyrdom to end their miserable life, not to be a witness for God.
1.2/ The definition of charity: St. Paul defined charity as follows:
(1) Charity is patience and kind: The Greeks have two participles for patience: first, to be patient is to wait for an opportunity; secondly, to be patient with others. The participle “makrothumein,” used by the New Testament authors, always implied the patience with people. St. John Chrysostom explained: This participle is used for the one who was wrongly treated, though he has power and chance to revenge; but didn’t do that. Instead, he wants his oppressor to recognize his wrong doing by the good works he has done for him.
Jesus also taught his disciples to have this patience through their love, doing good works for their enemy and praying for the persecuted, so that they can be perfect as their heavenly Father is perfect. Such patience isn’t weak, but powerful; nor failure but the best way to conquer enemy. Many people used this way to conquer their enemies, and none used it more effectively than Jesus on the cross. Many Catholics who have strong faith and righteous life, but not enough to conquer others for God because of their lacking of love. They shall be easily taking side with the strong to surpress the weak.
(2) Charity isn’t jealousy, pompous and prideful: People used to say, “There are only two kinds of people in the world: millionaire and want to be millionaire.” There are two corresponding kinds of jealousy: because of desiring other’s property and because of desiring them to loose what they are having. The first jealousy can be understood because of human nature. The second one is due to the devil’s temptation: wanting others to suffer for one’s own satisfaction. For example, a student wants to get an A as a good student is normal; but if he also wants others not to have an A as himself is abnormal. There are some people when they have something which others don’t have, they are so prideful, considered themselves as the center of the universe. They boast about it so all people might know, make others to depend on them and despise of others. Scribes and Pharisees in the Gospel are examples of this kind.
(3) Charity is not rude, it does not seek its own interests: In Greek, the word “aschemonéo” has two meanings: (1) an action opposes to moral standard as an immoral life (1 Cor 7:36); (2) an action opposes to social manner, such as improper manner, impolite or not according to social etiquette (1 Cor 13:5). St. Paul might want to use the second meaning. Some people say that there are two kinds of people in the world: one kind who only looks for individual gain and always requires to have their right; another kind who only pays attention to their duty to contribute to develop. To build up society and nation, one suggested: Don’t demand your nation to do something for you; but should ask yourself what you can do to build up your nation. Similarly, to build up Christ’s mystical body, the faithful shouldn’t ask what the Church must do for them, but should ask themselves what they can do to build up the Church.
(4) Charity is not quick-tempered, it does not brood over injury: One is angry because he can’t control his temper or lacks of patience. Angry can seriously violate charity in words or in deeds. Charity is building up while angry can destroy all what one and others built up for a long time. The verb “to brood over” in Greek is the verb used in accounting “logizeshthai,” one must enter all information so that he won’t forget. One of the arts of living is learning to forget; but there are some who clearly remember all bad things which others did to them. There are some parents when they corrected their children, they recount all of their children’ sins from the past. To remember all of other’s sin is the most effective way to kill oneself and the other.
(5) Charity does not rejoice over wrongdoing but rejoices with the truth: Many have an opposite tendency: they are happy when they hear bad things happened for those they don’t like and not happy when they see them to be prosperous and peace. When they read, hear or see the news in mass media; if they don’t see bad things happen, they conclude that the news have nothing special. The merchants want the hurricane 2 to be the hurricane 5 so that they can make a profit by increasing the price on things which people need because they know hurricane has no effect on them.
(6) Charity bears all things, believes all things, hopes all things, endures all things: The verb “to bear” is translated from the Greek’s verb “stégo,” which comes from the noun “stége,” means the roof. The verb is used for making a roof to protect people in the house from sun and rain. St. Paul might want to use this verb here to say that once people have charity, they can find all possible ways to protect others’ shortcomings, not to let them be displayed for others to see.
“Believes all things” has two dimensions: First, one believes in God who can do everything. Then, one believes in others who have a tendency to respect the truth, love the good and protect the beautiful things. With such faith, one has a right to hope what he expects shall come, and shall not be hesitant to sacrifice for others to live. As a farmer, the one who possesses charity shall do all what he can do, working tiredlessly under the sun and rain; then, he puts all his trust in God who shall give him a bountiful harvest.
1.3/ Why is charity important? St. Paul answered by comparing charity with other virtues about the lasting time, the perfection and the absolute value. Then he concluded: “Love never fails.”
(1) About the lasting time: The gift of prophecy is temporal. When God needs to correct people, He shall use prophets; but when what He wants, is achieved, He no longer needs them. The gift of tongues is also ended as the prophecy. When people come to heaven, either all use one language or all shall be given grace to understand all languages.
(2) About the understanding: “if knowledge, it will be brought to nothing. For we know partially and we prophesy partially, but when the perfect comes, the partial will pass away.” St. Paul used two images to illustrate the imperfection of the gift of understanding:
– Comparison between children’s and adult’s understanding: “When I was a child, I used to talk as a child, think as a child, reason as a child; when I became a man, I put aside childish things.” Understanding in this world is imperfect as children’s understanding; once people come to live with God, their understanding shall be perfect as the adult’s understanding.
– Comparison the understanding through mirror and the truth: “At present we see indistinctly, as in a mirror, but then face to face. At present I know partially; then I shall know fully, as I am fully known.”
(3) About the perfection: “So faith, hope, love remain, these three; but the greatest of these is love.” Faith is needed when one doesn’t see God yet, once he saw God, faith is no longer needed. Hope is to expect what one doesn’t have yet; once he attained heaven, hope is no longer needed. Only charity shall remain forever. Once he loved, he continue to love, the intensity of love will be stronger, deeper and more perfect.
2/ Gospel: Jesus rebuked the habit of criticism.
One of children’s traits is they live according to their immediate passion: When they want to eat, they eat; when they want to play, they play. They don’t analyze to see if their desire is reasonable or not until their parents prohibit them and teach them to live according to a schedule. If they aren’t disciplined by their parents, they shall continue with those habits even when they are adults. Jesus likened scribes and Pharisees as these children because they refused to live according to God’s way, but stubbornly in their way: “They are like children who sit in the marketplace and call to one another, ‘We played the flute for you, but you did not dance. We sang a dirge, but you did not weep.’”
Since scribes and Pharisees took themselves as the standard to criticize others, they weren’t satisfied with anyone who lived different way with them. They criticized John the Baptist as “possessed by a demon” because he didn’t eating food nor drinking wine like them. When Jesus comes, he is also eating and drinking and they said, “Look, he is a glutton and a drunkard, a friend of tax collectors and sinners.”
However, God’s plan doesn’t depend on them because there are still people who live according to God’s wisdom; there are still people who heard John’s preaching, they forfeit their sinful way and return to God. These people shall be forceful witnesses for God’s wisdom and plan. Scribes and Pharisees can cause obstacles but can’t overcome God’s wisdom.
III. APPLICATION IN LIFE:
– Charity can be likened as blood in a body. Blood is needed for life, not only for a body but all parts of a body. The part which blood can’t reach shall be painful, and if it isn’t healed on time, it shall be dead. Similarly, charity is the cause for all human acts; due to one’s love for God and others, he is ready to sacrifice and to suffer so that Christ’s whole body might be healthy. Without love, all works shall be delayed and gradually stopped and life shall make no sense. St. Therese of the Infant Jesus observed and said: “Without love, the Church shall no longer exist and the martyrs’ blood shall run out.”
– When lacking of love, people becomes sullen, annoyed and moody. They shall not be content with anything that happen and always find a reason from others to criticize them. In opposition, when people are in love, they are easy to have compassion and to forgive all others’ shortcomings.