Thứ Tư Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Hos 10:1-3, 7-8, 12; Mt 10:1-7.
1/ Bài đọc I: 1 Ít-ra-en vốn là một cây nho sum sê, hoa trái thật dồi dào phong phú.
Nhưng hoa trái càng nhiều, chúng càng dựng thêm các bàn thờ ngẫu tượng;
đất nước càng giàu sang, chúng càng làm thêm những cột thần lộng lẫy.
2 Chúng là thứ người lòng một dạ hai, rồi đây chúng sẽ phải đền tội;
bàn thờ của chúng, chính Người sẽ đập tan, cột thờ của chúng, Người cũng sẽ phá đổ.
3 Bây giờ chúng lại nói: “Chúng tôi không có vua.”
Vì ĐỨC CHÚA, chúng còn không kính sợ,
thì nếu có vua, liệu ông làm gì được cho chúng?
7 Thế là Sa-ma-ri tiêu tùng.
Vua của nó tựa hồ mảnh ván trôi dạt trên mặt nước.
8 Các nơi cao của A-ven sẽ bị phá huỷ, đó là tội của Ít-ra-en.
Gai góc sẽ leo lên các bàn thờ của nó.
Bấy giờ chúng sẽ nói với núi đồi: “Phủ lấp chúng tôi đi! “
và với gò nổng: “Hãy đổ xuống trên chúng tôi! “
12 Hãy gieo công chính, rồi sẽ gặt được tình thương.
Hãy khai khẩn đất hoang;
đây là thời kiếm tìm ĐỨC CHÚA. Khi Người đến, Người sẽ dạy dỗ sự công chính cho các ngươi.
2/ Phúc Âm: 1 Rồi Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
2 Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê và ông Gio-an, em của ông;
3 ông Phi-líp-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế; ông Gia-cô-bê con ông An-phê và ông Ta-đê-ô;
4 ông Si-môn thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là chính kẻ nộp Người.
5 Đức Giê-su sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng:
6 Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en.
7 Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.
________________________________________
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đừng ăn trộm công ơn của Thiên Chúa.
Trong cuộc đời, ai cũng ghét kẻ vô ơn; nhưng còn có tội nặng hơn tội vô ơn là lấy của người khác làm của mình hay gán ơn ấy cho người không làm. Ví dụ: một người Thiên Chúa ban cho làm ăn phát đạt lại nghĩ là do tài khéo của họ, hay gán cho ông “thần tài” mà họ đã dâng hương cúng bái. Ngôn sứ Hosea dùng chữ nặng hơn để diễn tả hạng người này: họ làm điếm đã không được tiền thì chớ, lại còn lấy tiền của chồng cho khách (Hos 2:7-10). Ngôn sứ có ý muốn nói: Thiên Chúa đã ban mọi thứ cho Israel, họ lại nghĩ thần Baal đã ban cho họ và họ dùng những của cải Thiên Chúa ban để xây dựng đền thờ và dâng hương cúng bái thần Baal.
Các bài đọc hôm nay muốn chúng ta nhận ra tất cả những gì chúng ta có là do Thiên Chúa ban tặng. Chúng ta cần biết nhận ra và đáp trả cho tương xứng. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea phơi bày tội lỗi của con cái Israel. Họ là những người “một lòng hai dạ:” một tay nhận của Thiên Chúa ban tặng, một tay dâng kính cho thần Baal. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu chọn lựa, huấn luyện và ban quyền cho các tông đồ trước khi sai các ông ra đi rao giảng để mang các linh hồn về cho Thiên Chúa. Nếu các ông mang được linh hồn nào trở về, đó là công ơn của Thiên Chúa chứ không phải của các ông. Các ông chỉ là khí cụ Thiên Chúa dùng để giảng lời Thiên Chúa. Vì thế, các ông cần tránh hai thái độ: muốn người khác trả ơn mình hay cho mình là người đã cứu linh hồn người khác.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy gieo công chính, rồi sẽ gặt được tình thương.
1.1/ Càng trở nên giàu có con người càng sống xa Thiên Chúa: Một điều quá hiển nhiên là con người sống rất gần gũi với Thiên Chúa khi họ nghèo đói, trong đau khổ hay tuyệt vọng. Nhiều người cầu xin và hứa hẹn nếu Thiên Chúa cứu họ thoát hiểm nguy, họ sẽ dành trọn cuộc đời để thờ phượng Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Nhưng khi đã vượt qua đau khổ và trở nên phú túc giàu sang, họ nghĩ họ chẳng cần tới Thiên Chúa nữa. Họ hãnh diện và tôn thờ những gì họ có và cho những gì họ gặt hái được là do công sức của họ. Tuy họ không dám nói công khai là họ từ bỏ Thiên Chúa; nhưng lòng trí họ xa rời Thiên Chúa để gắn bó vào với các thứ thần: uy quyền, danh vọng, tiền của, thỏa mãn xác thịt. Ngôn xứ Hosea gọi họ là thứ người “lòng một dạ hai.”
Điều này đã xảy ra cho con cái Israel. Ngôn sứ Hosea nhận xét: “Israel vốn là một cây nho sum sê, hoa trái thật dồi dào phong phú. Nhưng hoa trái càng nhiều, chúng càng dựng thêm các bàn thờ ngẫu tượng; đất nước càng giàu sang, chúng càng làm thêm những cột thần lộng lẫy.”
Tại sao những điều này xảy ra? Có nhiều lý do nhưng có lẽ lý do trên hết là tội kiêu ngạo và muốn hưởng thụ. Con người muốn chính họ là vua, là Chúa cho chính họ; chứ không muốn nghe lời bất cứ ai, và cũng không muốn người khác bắt họ phải làm điều họ không muốn. Ngôn sứ Hosea nhận định: Bây giờ chúng lại nói: “Chúng tôi không có vua.” Vì Đức Chúa, chúng còn không kính sợ, thì nếu có vua, liệu ông làm gì được cho chúng? Nhiều người chối bỏ Thiên Chúa không phải vì họ không biết có Thiên Chúa, nhưng để khỏi phải làm theo những điều Ngài truyền; vì những điều Thiên Chúa truyền ngăn cản việc hưởng thụ của họ.
1.2/ Thiên Chúa phải sửa phạt để đưa con người trở lại: Nếu con người biết ơn và trả nghĩa Thiên Chúa khi họ được giàu sang hạnh phúc, Thiên Chúa không cần phải sửa phạt; nhưng vì con người “lòng một dạ hai,” nên Thiên Chúa phải sửa phạt để họ nhận ra họ không thể sống thiếu Thiên Chúa và ăn năn quay về. Sửa phạt, như thế, là một điều cần thiết và biểu lộ tình thương; nếu không, Thiên Chúa sẽ mất những người con Ngài dựng nên.
Khi Thiên Chúa ra tay sửa phạt, con người sẽ nhận ra tội lỗi và lối sống hoang tưởng của họ. Họ sẽ xấu hổ, sợ hãi và không dám đối diện với tình thương cao cả của Ngài, Ngôn sứ Hosea diễn tả trạng thái này như sau: Bấy giờ chúng sẽ nói với núi đồi: “Phủ lấp chúng tôi đi!” và với gò nổng: “Hãy đổ xuống trên chúng tôi!”
Để tránh tình cảnh sẽ xảy ra, chúng ta hãy học bài học lịch sử như Hosea dạy: “Hãy gieo công chính, rồi sẽ gặt được tình thương… Đây là thời kiếm tìm Đức Chúa.” Nếu đang sống trong đầy đủ hạnh phúc, chúng ta hãy biết cám ơn Thiên Chúa và xử dụng những gì Ngài ban cho nên. Nếu đang thiếu thốn đau khổ, chúng ta hãy cầu xin cho vượt qua nếu đẹp ý Ngài.
2/ Phúc Âm: Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần.
2.1/ Chúa ban cho các Tông-đồ mọi quyền năng để phân phát cho dân chúng.
Trong sự quan phòng rất khôn ngoan, Chúa Giêsu không làm việc một mình; nhưng Ngài chọn các Tông-đồ để huấn luyện, ban quyền năng, và ủy thác cho sứ vụ tiếp tục loan truyền Tin Mừng đến mọi người. Noi gương Chúa Giêsu, Giáo Hội trải qua bao thế hệ vẫn tiếp tục sứ vụ này: một mặt không ngừng rao giảng Tin Mừng đến mọi dân tộc, một mặt lo đào tạo hàng giáo sĩ, ban quyền năng, và sai đi, để họ có thể tiếp tục sứ vụ rao giảng Tin Mừng cho thế hệ tương lai. Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội, chúng ta không còn gì nghi ngờ về sự hiện diện luôn của Đức Kitô trong Giáo Hội.
2.2/ Tập hợp của các môn đệ Chúa Giêsu: “Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là ông Giacôbê con ông Zebedee và ông Gioan, em của ông; ông Philíp và ông Bartholomeo; ông Tôma và ông Matthêu người thu thuế; ông Giacôbê con ông Alphê và ông Tađêô; ông Simon thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giuđa Iscariot, là chính kẻ nộp Người.”
– Nhìn vào danh sách các Tông-đồ, điều đầu tiên chúng ta nhận ra là những con người tầm thường, chẳng có gì nổi bật so với tiêu chuẩn của thế gian, đấy là chưa kể đến yếu đuối, tội lỗi. Điều này chứng minh: sức mạnh và uy quyền hoàn toàn của Thiên Chúa. Ngài giúp con người tầm thường làm những việc phi thường.
– Con người thường hay chọn những người cùng một sở thích hay tính tình giống nhau. Chúa Giêsu chọn các Tông-đồ có tính tình khác nhau, nhiều khi đến chỗ xung khắc: một Phêrô nhanh nhẩu nói năng phải ở với Gioan thâm trầm, ít nói; một Simon nhiệt thành chống lại uy quyền ngoại bang phải ở với Matthew, người thu thuế cho ngoại bang; một Thomas từ chối không tin tất cả lời chứng Chúa đã sống lại và hiện ra của tất cả Tông-đồ khác. Thế mà Thiên Chúa có thể làm cho các ông dẹp khác biệt cá nhân, để sống chung và cùng nhau thi hành sứ vụ Ngài trao.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta đừng bao giờ ăn trộm công ơn của Thiên Chúa đã làm cho chúng ta trong cuộc đời, và luôn biết đáp trả tình yêu Thiên Chúa bằng lối sống công chính và yêu thương tha nhân.
– Chúng ta hãy luôn thờ phượng và sống gần gũi với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh: khi nghèo khó cũng như lúc sang giầu, khi bình an cũng như lúc gian nan khốn khó.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Wednesday of the Fourteenth Week in Ordinary Time
Viết bởi Lan Hương
Readings: Hos 10:1-3, 7-8, 12; Mt 10:1-7.
1/ First Reading: NAB Hosea 10:1 Israel is a luxuriant vine whose fruit matches its growth. The more abundant his fruit, the more altars he built; the more productive his land, the more sacred pillars he set up. 2 Their heart is false, now they pay for their guilt; God shall break down their altars and destroy their sacred pillars. 7 The king of Samaria shall disappear, like foam upon the waters. 8 The high places of Aven shall be destroyed, the sin of Israel; thorns and thistles shall overgrow their altars. Then they shall cry out to the mountains, “Cover us!” and to the hills, “Fall upon us!” 12 “Sow for yourselves justice, reap the fruit of piety; break up for yourselves a new field, for it is time to seek the LORD, till he come and rain down justice upon you.”
2/ Gospel: NAB Matthew 10:1 Then he summoned his twelve disciples and gave them authority over unclean spirits to drive them out and to cure every disease and every illness. 2 The names of the twelve apostles are these: first, Simon called Peter, and his brother Andrew; James, the son of Zebedee, and his brother John; 3 Philip and Bartholomew, Thomas and Matthew the tax collector; James, the son of Alphaeus, and Thaddeus; 4 Simon the Cananean, and Judas Iscariot who betrayed him. 5 Jesus sent out these twelve after instructing them thus, “Do not go into pagan territory or enter a Samaritan town. 6 Go rather to the lost sheep of the house of Israel. 7 As you go, make this proclamation: ‘The kingdom of heaven is at hand.’
________________________________________
I. THEME: Don’t take God’s blessings as your own effort.
In life, almost everyone hate the ingratitude; but there is some sins that are more serious than the ingratitude which are: to take other’s work as one’s own, and to assign to one the work which belongs to other. For example, a person whom God helped him to be successful; but he thinks it was due to his own effort or he attibuted it to “the lucky god” which he offered sacrifice. The prophet Hosea condemned this kind of person with very heavy words: She works as a prostitute not only without money, but also gives her husband’s money to her lover (Hos 2:7-10). The prophet wanted to say that God is the One that gave all things to Israel, but they thought it is Baal who gave it to them, and they used all things God gave to build up altars and to offer sacrifices for Baal!
Today readings want us to recognize that all what we have are from God; we need to recognize and to correspondingly return God’s love. In the first reading, the prophet Hosea displayed the Israelites’ sins. They were people “one heart with two stomaches:” one to store up God’s gifts, one to offer them for Baal. In the Gospel, Jesus selected, trained and gave graces to twelve apostles before he sent them out to preach, to heal and to gather souls for God. If the apostles can bring back any soul, it is because of God’s graces, not their own efforts. They are only God’s instrument to preach God’s words. Therefore, they need to avoid of two attitudes: to want others to compensate their effort and to think they are the ones that save others’ souls.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Sow for yourselves justice, reap the fruit of piety.”
1.1/ The more riches people become the farther they live away from God: It is plain that people are closer to God when they are poor, painful or hopeless. Many people promised to God that if He saves them from their present dangers, they shall spend all of their life to worship God and to serve others. But when they overcame sufferings and became rich, they no longer remember what they promised. They are proud of what they have accomplished and believed that it is due to their own effort. Though they don’t publicly declare that they no longer believe in God; but their mind were already far away from Him and closer to all kinds of god: power, fame, material property and fleshy enjoyment.
These things happened to the Israelites. The prophet Hosea described them in the following words: “Israel is a luxuriant vine whose fruit matches its growth. The more abundant his fruit, the more altars he built; the more productive his land, the more sacred pillars he set up.”
Why do these things happen to them? There are many reasons, but the most important ones are pride and enjoyment. They want to be God and king for themselves, don’t want to listen to anyone and don’t want anybody to tell them to do things which they don’t like them. Hosea evaluated their circumstance, “If they would say, “We have no king”– Since they do not fear the Lord, what can the king do for them?” (Hos 10:3). Many people denied God, not because they didn’t believe in His existence, but because they don’t want to do what He commands. His commandments prevent their enjoyments.
1.2/ God must punish to bring people back to Him: If people recognized God’s blessings and lived righteously, God doesn’t need to punish them; but because people are “one heart with two stomaches,” God must punish them so that they might recognize that they can’t live without Him and return to Him. Therefore, punishment is necessary and a sign of love; if God doesn’t punish people, He shall loose children whom He created.
When God punishes, people shall recognize their sins and wrongful thoughts. They shall be ashamed and feared to face His immense love. The prophet Hosea described this state as followed, “Then they shall cry out to the mountains, “Cover us!” and to the hills, “Fall upon us!””
To avoid this terrible sitiuation, we should learn the historical lesson as Hosea taught, “Sow for yourselves justice, reap the fruit of piety; break up for yourselves a new field, for it is time to seek the Lord, till he come and rain down justice upon you.” If we are living in God’s full care and happiness, we should thank God and properly use what He gave to us. If we are living in suffering and pain, we should pray so we can overcome it according to His will.
2/ Gospel: “The kingdom of heaven is at hand.”
2.1/ Jesus gave his blessings to the apostles so they could distribute them to others: In God’s providence, Jesus didn’t work by himself, but he selected twelve apostles to train, to bestow his power, and to give them the mission of preaching the gospel to every people. Imitating Jesus, the Church, through many generations, still continues Jesus’ mission. On the one hand, she continually preaches the Gospel to all nations; on the other hand, she continues to form the preachers and to send them out so that they continue to preach the gospel for future generation. When we look back to the history of the Church, we undoubtely believe Christ’s presence in the Church.
2.2/ The list of Jesus’ twelve apostles: Matthew reported the names of the twelve as follows: “The names of the twelve apostles are these: first, Simon called Peter, and his brother Andrew; James, the son of Zebedee, and his brother John; Philip and Bartholomew, Thomas and Matthew the tax collector; James, the son of Alphaeus, and Thaddeus; Simon the Cananean, and Judas Iscariot who betrayed him.”
– Looking at the list, the first thing we notice is that these people are plain, there isn’t anything special about them according to the worldly standard, not counting their sins and weaknesses. This shows that what they shall accomplish, completely depend on God’s strength and power. He help the plain people to accomplish wonderful works.
– People used to choose those who have the same interest or temperament. Jesus chose his apostles who had different temperaments to the point of conflict. Peter who was quick to talk to live with John, a thinker. Simon, a zealot who opposed all foreign power to live with Matthew, a tax-collector, who worked for Roman emperor. Thomas, a doubter, who denied to believe all other apostles’ witness that Jesus has risen. Jesus could help them to discard individual differences to live together and to accomplish the given mission.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We should never take God’s blessings as our own effort. We should always return God’s love for us by living a righteous life and helping others.
– We should always worship and live close to God in all situations, in poor and in richness; in peace and in sufferings.