Lời Chúa Mỗi Ngày : Thứ Tư Tuần 10 TN1, Năm lẻ

Thứ Tư Tuần 10 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: 2 Cor 3:4-11; Mt 5:17-19.
1/ Bài đọc I:4 Nhờ Đức Ki-tô, chúng tôi dám tin tưởng vào Thiên Chúa như vậy.5 Không phải vì tự chúng tôi, chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình làm được gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do ơn Thiên Chúa,6 Đấng ban cho chúng tôi khả năng phục vụ Giao Ước Mới, không phải Giao Ước căn cứ trên chữ viết, nhưng dựa vào Thần Khí. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống.7 Nếu việc phục vụ Lề Luật – thứ Lề Luật chỉ đưa đến sự chết và được khắc ghi từng chữ trên những bia đá – mà được vinh quang đến nỗi dân Ít-ra-en không thể nhìn mặt ông Mô-sê được, vì mặt ông chói lọi vinh quang – dù đó chỉ là vinh quang chóng qua -,8 thì việc phục vụ Thần Khí lại không được vinh quang hơn sao?9 Vì việc phục vụ án chết mà còn được vinh quang như thế, thì việc phục vụ đức công chính lại chẳng vinh quang hơn lắm sao?10 So với vinh quang tuyệt vời này, thì vinh quang xưa kia chẳng vinh quang gì.11 Thật vậy, nếu cái chóng qua mà còn được vinh quang, thì cái còn mãi lại chẳng vinh quang hơn sao?
2/ Phúc Âm:17 “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.
________________________________________

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Giao Ước mới kiện toàn Giao Ước cũ
Tác giả Sách Giáo Sĩ nói về sự cần thiết của thời gian: “Ở dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời: một thời để chào đời, một thời để lìa thế; một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây; một thời để giết chết, một thời để chữa lành; một thời để phá đổ, một thời để xây dựng” (Eccl 3:1-3).
Thánh Phaolô nói về sự cần thiết của kinh nghiệm: “Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con” (I Cor 13:11). Khi nhìn lại quãng đời niên thiếu, nhiều người hối hận vì họ không thể nào ngờ mình lại vô tư và thiếu chín chắn như thế; nhưng trong tiến trình trở thành người trưởng thành, họ phải trải qua những kinh nghiệm như vậy.
Cũng thế, khi so sánh hai Giao Ước cũ và mới trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa, chúng ta cần để ý đến tiến trình thời gian và kinh nghiệm, vì Thiên Chúa không làm sự gì vô ích. Vì con người không thể tiếp nhận một lúc, nên Ngài phải chuẩn bị mọi sự theo thời gian, mặc dù Ngài không bị lệ thuộc vào thời gian. Vì khả năng con người giới hạn, nên Ngài phải chuẩn bị từ chỗ bất toàn đến chỗ hoàn hảo, mặc dù Ngài có uy quyền để thực hiện cái hoàn hảo ngay. Trong tiến trình trở nên hoàn hảo: phải có cái cũ thì mới có cái mới, và cái mới làm hoàn hảo cái cũ; nếu không có cái cũ thì cũng chẳng có cái mới.
Các Bài Đọc hôm nay là những ví dụ của tiến trình trở nên hoàn hảo. Trong Bài Đọc I, khi thánh Phaolô bị chất vấn bởi những người Do-thái thủ cựu, Ngài so sánh cho họ thấy sự hoàn hảo của giao ước mới trên giao ước cũ, và kết luận: vì giao ước mới hoàn hảo hơn giao ước cũ; nên vinh quang có được do việc phục vụ giao ước mới cũng lớn hơn vinh quang có được do việc phục vụ giao ước cũ. Trong Phúc Âm, khi nhiều người thuộc phái Pharisees nghĩ Chúa Giêsu đến để dạy dân chúng phá bỏ Lề Luật, nên Ngài tuyên bố: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Moses hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Giao ước mới hoàn hảo hơn giao ước cũ.
1.1/ Tranh chấp giữa hai giao ước cũ và mới: Giống như Chúa Giêsu, thánh Phaolô cũng đã từng có kinh nghiệm về sự tranh chấp giữa Lề Luật của Moses và những giáo huấn của Đức Kitô. Theo kinh nghiệm bản thân, ông đã từng nhiệt thành bắt bớ các tín hữu theo đạo mới, vì ông cho lối sống của họ là hoàn toàn ngược lại với Lề Luật và truyền thống; cho đến khi Đức Kitô tỏ uy quyền của Ngài trên đường đi Damascus. Kinh nghiệm này giúp ông yêu thương và thông cảm với những người Do-thái khó chấp nhận giáo huấn của Đức Kitô; mặc dù họ không ngừng bắt bớ ông như họ đã từng bắt bớ Chúa Giêsu.
Trong trình thuật hôm nay, ông chia sẻ kinh nghiệm của ông về hai Giao Ước với họ như sau: “Không phải vì tự chúng tôi, chúng tôi có khả năng để nghĩ rằng mình làm được gì, nhưng khả năng của chúng tôi là do ơn Thiên Chúa, Đấng ban cho chúng tôi khả năng phục vụ Giao Ước Mới, không phải Giao Ước căn cứ trên chữ viết, nhưng dựa vào Thánh Thần. Vì chữ viết thì giết chết, còn Thánh Thần mới ban sự sống.”
(1) Giao Ước cũ: Giao ước căn cứ trên chữ viết là Giao Ước Thiên Chúa làm với dân trên núi Sinai. Trong Giao ước này, Ngài đã ban cho họ Thập Giới viết trên đá qua tay ông Moses, và căn dặn họ như sau:
Coi đây, hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn: hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai hoạ. Hôm nay tôi truyền cho anh em phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đi theo đường lối của Người, và tuân giữ các mệnh lệnh, thánh chỉ, quyết định của Người, để anh em được sống, được thêm đông đúc, và Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, chúc phúc cho anh em trong miền đất anh em sắp vào chiếm hữu. Nhưng nếu anh em trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các thần khác và phụng thờ chúng, thì hôm nay tôi báo cho anh em biết: chắc chắn anh em sẽ bị diệt vong, sẽ không được sống lâu trên đất mà anh em sắp sang qua sông Jordan để vào chiếm hữu. (Deut 30:15-18)
Mặc dù đã được căn dặn kỹ càng như thế, nhưng không một ai trong Israel có thể tự hào mình không bao giờ vi phạm Thập Giới; và hậu quả là tất cả đều phải chết như lời Thiên Chúa báo trước. Nhưng Thiên Chúa không muốn con người phải chết, đó là lý do tại sao Ngài thiết lập với con người một giao ước mới.
(2) Giao Ước mới: Tiên tri Jeremiah đã tiên báo về giao ước này như sau:
Này sẽ đến những ngày – sấm ngôn của Đức Chúa – Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà Judah một giao ước mới, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai-cập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng – sấm ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó – sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: “Hãy học cho biết Đức Chúa,” vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta – sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa. Israel sẽ tồn tại mãi. (Jer 31:31-34)
1.2/ Vinh quang của việc phục vụ Thánh Thần: Phaolô cũng so sánh vinh quang có được do sự phục vụ giữa hai Giao ước, và kết luận như sau: “Nếu việc phục vụ Lề Luật – thứ Lề Luật chỉ đưa đến sự chết và được khắc ghi từng chữ trên những bia đá – mà được vinh quang đến nỗi dân Israel không thể nhìn mặt ông Moses được, vì mặt ông chói lọi vinh quang – dù đó chỉ là vinh quang chóng qua – thì việc phục vụ Thánh Thần lại không được vinh quang hơn sao?”
2/ Phúc Âm: Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn.
2.1/ Chúa Giêsu đến để kiện toàn Lề Luật: Nhiều Kinh-sư nghĩ, khi Chúa Giêsu chỉ trích họ về việc rửa tay và giữ ngày Sabbath, là Ngài muốn hủy bỏ tất cả Lề Luật và truyền thống của tổ tiên. Thực ra, Ngài chỉ phê bình thói giả hình và khinh thường Lề Luật của họ. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu muốn làm sáng tỏ điều này với các môn đệ: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Moses hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành.”
2.2/ Sự quan trọng của Lề Luật: Khi nói “giao ước mới hoàn hảo hơn giao ước cũ,” cả Chúa Giêsu và thánh Phaolô không bao giờ có ý muốn nói Lề Luật Thiên Chúa ban qua Moses trở thành vô hiệu. Các tín hữu vẫn phải giữ Lề Luật của Thiên Chúa như Chúa Giêsu dạy: “Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Hai thái cực cần tránh: có những người không thích thay đổi, họ muốn giữ tỉ mỉ từng chi tiết của Lề Luật và truyền thống; ngược lại, có những người dễ dàng thay đổi như chong chóng, họ phê bình và đả kích tất cả những gì trong quá khứ.
– Người khôn ngoan là người phải biết suy xét và so sánh cẩn thận, để nhận ra những gì của quá khứ là tốt cần giữ lại, những gì là xấu cần bỏ đi; đồng thời biết nhận ra những cái hay đẹp của hiện tại để học hỏi và áp dụng.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP

Wednesday in the tenth week of OT1
Viết bởi LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
WEDNESDAY OF THE 10 OT1

Readings: 2 Cor 3:4-11; Mt 5:17-19.
1/ First Reading: RSV 2 Corinthians 3:4 Such is the confidence that we have through Christ toward God. 5 Not that we are competent of ourselves to claim anything as coming from us; our competence is from God, 6 who has made us competent to be ministers of a new covenant, not in a written code but in the Spirit; for the written code kills, but the Spirit gives life. 7 Now if the dispensation of death, carved in letters on stone, came with such splendor that the Israelites could not look at Moses’ face because of its brightness, fading as this was, 8 will not the dispensation of the Spirit be attended with greater splendor? 9 For if there was splendor in the dispensation of condemnation, the dispensation of righteousness must far exceed it in splendor. 10 Indeed, in this case, what once had splendor has come to have no splendor at all, because of the splendor that surpasses it. 11 For if what faded away came with splendor, what is permanent must have much more splendor.
2/ Gospel: RSV Matthew 5:17 “Think not that I have come to abolish the law and the prophets; I have come not to abolish them but to fulfill them. 18 For truly, I say to you, till heaven and earth pass away, not an iota, not a dot, will pass from the law until all is accomplished. 19 Whoever then relaxes one of the least of these commandments and teaches men so, shall be called least in the kingdom of heaven; but he who does them and teaches them shall be called great in the kingdom of heaven.”
________________________________________
I. THEME: The New perfects the Old covenant.
The author of the Book of Ecclesiates said about the necessary of time as follows: “For everything there is a season, and a time for every matter under heaven: a time to be born, and a time to die; a time to plant, and a time to pluck up what is planted; a time to kill, and a time to heal; a time to break down, and a time to build up” (Eccl. 3:1-3).
St. Paul talked about the necessary of experience: “When I was a child, I spoke like a child, I thought like a child, I reasoned like a child; when I became a man, I gave up childish ways” (1 Cor 13:11). When looking back at their young age, many people are regretted because they can’t believe that they were so innocent and lacking of mature as such; but in the progress of being mature, they must go through such kinds of experience.
Similarly, when comparing between the Old and the New Covenant in God’s plan of salvation, we need to pay attention to the two aspects: time and experience, because God doesn’t do useless thing. Since people can’t receive everything at one time, so He prepares many things according to time though He isn’t limited by time. Since human ability is limited, God prepares some things from imperfection to perfection though He has power to do perfect things right away. In the progress of being perfection, there must be old thing before new thing, and the new perfects the old. If there is no old thing, there shall be no new thing.
Today readings are two examples of being perfection. In the first reading, when Paul is questioned by the conservative Jews, he let them see the perfection of the New Covenant by comparing it with the Old Covenant; and the glory achieved by serving the New Covenant is also greater than the glory achieved by serving the Old Covenant. In the Gospel, when some Pharisees thought Jesus comes to teach people to skip the Law, he declared to them, “Think not that I have come to abolish the law and the prophets; I have come not to abolish them but to fulfill them.”
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: The New is more perfected than the Old Covenant.
1.1/ The competition between the two covenants: Like Jesus, Paul also has experience about the competition between Moses’ law and Christ’s teaching. According to Paul’s former life, he eagerly persecuted those who follow the new way because he thought their way is bad because it completely different with the Law and the tradition until Christ revealed for him his power and teaching on the way to Damascus. This experience helps him to love and to have compassion on those Jews who are difficult to accept Christ’s teaching, though they continually persecuted him as they did to Christ.
In today passage, he shared his experience about the two covenants with them as follows: “Such is the confidence that we have through Christ toward God.Not that we are competent of ourselves to claim anything as coming from us; our competence is from God,who has made us competent to be ministers of a new covenant, not in a written code but in the Spirit; for the written code kills, but the Spirit gives life.”
(1) The Old Covenant: The covenant which based on a written code is the Old Covenant which God made with people on the Sinai Mountain. In this covenant, He gave them the Ten Commandments, carved on two stony tablets. Moses showed them the Ten Commandments and solemnly said to them as follows:
“See, I have set before you this day life and good, death and evil. If you obey the commandments of the Lord your God which I command you this day, by loving the Lord your God, by walking in his ways, and by keeping his commandments and his statutes and his ordinances, then you shall live and multiply, and the Lord your God will bless you in the land which you are entering to take possession of it. But if your heart turns away, and you will not hear, but are drawn away to worship other gods and serve them, I declare to you this day, that you shall perish; you shall not live long in the land which you are going over the Jordan to enter and possess” (Deut 30:15-18).
Though the Israelites were clearly commanded as such, but none of them can say that they never violate any of God’s commandments; and as a result for violation, all of them must die as God forewarned. But God doesn’t want people to die forever; this is the reason why He shall establish with people the New Covenant.
(2) The New Covenant: The prophet Jeremiah foretold about this covenant as follows:
“Behold, the days are coming, says the Lord, when I will make a new covenant with the house of Israel and the house of Judah, not like the covenant which I made with their fathers when I took them by the hand to bring them out of the land of Egypt, my covenant which they broke, though I was their husband, says the Lord. But this is the covenant which I will make with the house of Israel after those days, says the Lord: I will put my law within them, and I will write it upon their hearts; and I will be their God, and they shall be my people. And no longer shall each man teach his neighbor and each his brother, saying, `Know the Lord,’ for they shall all know me, from the least of them to the greatest, says the Lord; for I will forgive their iniquity, and I will remember their sin no more” (Jer 31:31-34).
The New Covenant is also called the Covenant of Love which God puts in our heart and the Holy Spirit shall give us strength to fulfill all God’s requirements.
1.2/ The glory is achieved by serving the Holy Spirit: Paul also compared the glory achieved by the serving between the two covenants, and made the following conclusion: “Now if the dispensation of death, carved in letters on stone, came with such splendor that the Israelites could not look at Moses’ face because of its brightness, fading as this was,will not the dispensation of the Spirit be attended with greater splendor?For if there was splendor in the dispensation of condemnation, the dispensation of righteousness must far exceed it in splendor.Indeed, in this case, what once had splendor has come to have no splendor at all, because of the splendor that surpasses it.For if what faded away came with splendor, what is permanent must have much more splendor.”
2/ Gospel: “Whoever obeys and teaches these commandments will be called greatest in the kingdom of heaven.”
All God’s words and law are good and unchangeable because they originated from God and help people to live a good life. The other part belongs to people. If they do that, they shall get the result. Jesus confirmed this principle as follows: “Do not think that I have come to abolish the law or the prophets. I have come not to abolish but to fulfill.Amen, I say to you, until heaven and earth pass away, not the smallest letter or the smallest part of a letter will pass from the law, until all things have taken place.” Below are two main reasons that make people to misunderstand God’s words:
(1) People don’t understand the principle of the law and interpret it according to their understanding: For example, the Sabbath’s law. The principle is for people to worship God and to rest; not to argue about problems related to life, such as: whether one should heal or be healed on the Sabbath; whether one can pluck out the wheat and eat it, etc.
(2) People created more laws: The leaders of Israel created 615 more laws based on the laws which God gave to Moses, not counting oral laws according to their tradition. Human laws can be changed and abolished.
When Jesus argued with the scribes and the Pharisees on problems related to the laws, he wanted people to differentiate between the divine and the human laws. The Pharisees and the scribes wanted to show people that Jesus broke them and wanted to abolish God’s laws. Jesus wanted them to recognize the principle behind the law which is the love for God and others, not keeping the law for the sake of laws.
III. APPLICATION IN LIFE:
– We need to avoid the two extremities: Some people don’t want to have any change, they want to keep everything that belong the Law and the tradition; in opposition, there are some who want to change everything, they criticize and want to change all things that belong to the past.
– The wise are those who carefully think and compare to recognize what is good of the past that needs to be retained; what is bad that needs to get rid of; and what is need to be adapted to make it better.