Thứ Sáu Tuần I TN2
Bài đọc: I Sam 8:4-7, 10-22a; Mk 2:1-12.
1/ Bài đọc I (năm chẵn): 4 Toàn thể các kỳ mục tập hợp lại và đến với ông Sa-mu-en ở Ra-ma.
5 Họ nói với ông: “Ông coi, ông già rồi, và các con ông lại không đi theo đường lối của ông. Vậy bây giờ, xin ông lập cho chúng tôi một vua để vua xét xử chúng tôi, như trong tất cả các dân tộc.”
6 Ông Sa-mu-en bực mình vì lời họ nói: “Xin ông cho chúng tôi một vua để xét xử chúng tôi.” Và ông Sa-mu-en đã cầu nguyện với Đức Chúa. 7 Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.” 10 Ông Sa-mu-en nói lại mọi lời của Đức Chúa cho dân bấy giờ đang xin ông một vua. 11 Ông nói: “Đây là quyền hành của nhà vua sẽ cai trị anh em. Các con trai anh em, ông sẽ bắt mà cắt đặt vào việc trông coi xe và ngựa của ông, và chúng sẽ chạy đàng trước xe của ông. 12 Ông sẽ đặt chúng làm người chỉ huy một ngàn và chỉ huy năm mươi, sẽ bắt chúng cày đất cho ông, gặt lúa cho ông, chế tạo vũ khí cho ông và dụng cụ cho xe của ông. 13 Các con gái anh em, ông sẽ bắt vào làm thợ chế nước hoa, nấu ăn và làm bánh.
14 Đồng ruộng, vườn nho, vườn cây ô-liu tốt nhất của anh em, ông sẽ lấy mà cho bề tôi của ông.
15 Lúa thóc và vườn nho của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân mà cho các thái giám và bề tôi của ông. 16 Các tôi tớ nam nữ, các người trai tráng khá nhất của anh em, các con lừa của anh em, ông sẽ bắt mà dùng vào việc của ông. 17 Chiên dê của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân. Còn chính anh em sẽ làm nô lệ cho ông. 18 Ngày ấy, anh em sẽ kêu than vì vua của anh em mà anh em đã chọn cho mình, nhưng ngày ấy Đức Chúa sẽ không đáp lời anh em.”
19 Nhưng dân không chịu nghe theo tiếng ông Sa-mu-en. Họ nói: “Không! Phải có một vua cai trị chúng tôi! 20 Cả chúng tôi cũng sẽ giống như mọi dân tộc. Vua chúng tôi sẽ xét xử chúng tôi, sẽ dẫn đầu chúng tôi và sẽ lãnh đạo các cuộc chiến của chúng tôi.” 21 Ông Sa-mu-en nghe tất cả những lời của dân và nói lại những lời ấy cho Đức Chúa nghe. 22 Đức Chúa phán với ông Sa-mu-en: “Hãy nghe theo tiếng chúng, và hãy đặt một vua cai trị chúng.”
2/ Phúc Âm: 1 Vài ngày sau, Đức Giê-su trở lại thành Ca-phác-na-um. Hay tin Người ở nhà,
2 dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ.
3 Bấy giờ người ta đem đến cho Đức Giê-su một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. 4 Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống.
5 Thấy họ có lòng tin như vậy, Đức Giê-su bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.”
6 Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng rằng: 7 “Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?”
8 Tâm trí Đức Giê-su thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy? 9 Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: “Con đã được tha tội rồi”, hai là bảo: “Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi,” điều nào dễ hơn?
10 Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, Đức Giê-su bảo người bại liệt, 11 Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!”
12 Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!”
————————————————–
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải lắng nghe, hiểu thấu, và thực hành Lời Chúa.
Thiên Chúa luôn dạy dỗ và hướng dẫn con người trong mọi sự, ngày xưa cũng như thời nay; nhưng rất ít người chịu lắng nghe, tìm hiểu, và mang ra thực hành. Vì thế, không lạ gì mà con người vẫn tiếp tục cuộc sống triền miên đau khổ trong tội lỗi của mình.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc con người cần lắng nghe và đáp trả Lời Chúa. Trong Bài Đọc I, năm lẻ, tác-giả Thư Do-Thái nhấn mạnh đến việc: nếu con người không chịu tuân giữ Lời Chúa dạy, họ sẽ không được vào chốn yên nghỉ của Người. Trong Bài Đọc I, năm chẵn, con cái Israel xin ngôn-sứ Samuel chọn cho họ một vị vua như bao quốc gia khác để cai trị họ, vì họ đã mất tin tưởng nơi ông, và không còn muốn nghe lời hướng dẫn của Thiên Chúa qua ông nữa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dùng uy quyền chữa lành để chứng minh Ngài có quyền tha tội; và như một hậu quả, Ngài đến từ Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I (năm chẵn): “Hãy nghe theo tiếng chúng, và hãy đặt một vua cai trị chúng.”
1.1/ Con người không thấu hiểu điều mình xin: “Đứng núi này trông núi kia” luôn là ảo tưởng của con người. Họ thường không bao giờ bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại và cảm nhận được hạnh phúc trong những gì họ đang có; nhưng luôn mong muốn, tìm tòi, và cầu xin cho được những gì họ nghĩ phải có thì mới hạnh phúc. Kết quả là họ chẳng bao giờ có được bình an và hạnh phúc như lòng mong muốn. Trình thuật hôm nay là một ví dụ điển hình.
(1) Dân chúng không muốn nghe lời ông Samuel, ngôn sứ của Thiên Chúa: Toàn thể các kỳ mục tập hợp lại và đến với ông Samuel ở Ramah. Họ nói với ông: “Ông coi, ông già rồi, và các con ông lại không đi theo đường lối của ông. Vậy bây giờ, xin ông lập cho chúng tôi một vua để vua xét xử chúng tôi, như trong tất cả các dân tộc.”
(2) Dân chúng không muốn Thiên Chúa làm vua cai trị họ: Ông Samuel rất bực mình với lời yêu cầu và ông cầu nguyện với Đức Chúa cho biết phải giải quyết cách nào. Đức Chúa phán với ông Samuel: “Ngươi cứ nghe theo tiếng của dân trong mọi điều chúng nói với ngươi, vì không phải chúng gạt bỏ ngươi, mà là chúng gạt bỏ Ta, không chịu để Ta làm vua của chúng.”
1.2/ Con người phải lãnh nhận hậu quả của những gì mình mong muốn.
(1) Thiên Chúa báo trước hậu quả: Dân chúng không đủ khôn ngoan để tiên liệu trước những gì sẽ xảy ra do việc có vua cai trị; vì thế, Thiên Chúa phải báo trước những hậu quả do việc có vua: “Đây là quyền hành của nhà vua sẽ cai trị anh em: Các con trai anh em, ông sẽ bắt mà cắt đặt vào việc trông coi xe và ngựa của ông, và chúng sẽ chạy đàng trước xe của ông… Các con gái anh em, ông sẽ bắt vào làm thợ chế nước hoa, nấu ăn và làm bánh. Đồng ruộng, vườn nho, vườn cây ô-liu tốt nhất của anh em, ông sẽ lấy mà cho bề tôi của ông… Các tôi tớ nam nữ, các người trai tráng khá nhất của anh em, các con lừa của anh em, ông sẽ bắt mà dùng vào việc của ông. Chiên dê của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân. Còn chính anh em sẽ làm nô lệ cho ông. Ngày ấy, anh em sẽ kêu than vì vua của anh em mà anh em đã chọn cho mình, nhưng ngày ấy Đức Chúa sẽ không đáp lời anh em.”
(2) Dân chúng chấp nhận hậu quả: Nếu những người có khôn ngoan đủ, họ sẽ nhận ra điều các kỳ mục xin là rồ dại, vì những lý do sau: Thứ nhất, làm sao kiếm được một vị vua nào cai trị dân khôn ngoan hơn Thiên Chúa? Thứ hai, họ được tự do khi Thiên Chúa cai trị; nhưng họ và con cháu họ phải làm nô lệ khi có vua. Thứ ba, họ phải đóng đủ mọi thứ thuế để có tiền trang trải cho những nhu cầu của nhà vua. Sau cùng, nếu họ đã lựa chọn có vua, họ sẽ phải lãnh nhận mọi hậu quả; lúc đó, họ có kêu trách, cũng đã quá muộn.
Nhưng dân vẫn cứng đầu, không chịu nghe theo những lời cắt nghĩa của ông Samuel. Họ nói: “Không! Phải có một vua cai trị chúng tôi! Cả chúng tôi cũng sẽ giống như mọi dân tộc. Vua chúng tôi sẽ xét xử chúng tôi, sẽ dẫn đầu chúng tôi và sẽ lãnh đạo các cuộc chiến của chúng tôi.” Ông Samuel nghe tất cả những lời của dân và nói lại những lời ấy cho Đức Chúa nghe. Đức Chúa phán với ông Samuel: “Hãy nghe theo tiếng chúng, và hãy đặt một vua cai trị chúng.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu là Thiên Chúa vì Ngài làm được những việc Thiên Chúa làm.
2.1/ Chúa Giêsu có uy quyền chữa bệnh: Trình thuật kể: “Đang khi Người giảng dạy cho họ, người ta đem đến cho Đức Giêsu một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống.” Mái nhà của người Do-Thái không xuôi ra hai bên như mái nhà chúng ta, mà phẳng như hình chữ nhật để người ta có thể dùng làm sân thượng để hóng mát. Vì thế, việc dỡ mái nhà xuống cũng đơn giản và ít gây thiệt hại. Khi thấy cách biểu lộ niềm tin của họ, Chúa Giêsu bảo người bại liệt: “Này con, con đã được tha tội rồi.” Tội này có thể là tội dỡ mái nhà hay tội của người bại liệt.
2.2/ Chúa Giêsu có quyền tha tội:
(1) Tội lỗi và hình phạt: Theo truyền thống Do-Thái, hình phạt là hậu quả của tội lỗi: có thể của cá nhân hay của cha mẹ (Job 4:7, Jn 9:2). Các Rabbi có câu: “Không người bệnh nào được lành bệnh cho tới khi tất cả tội lỗi của anh được tha thứ.”
(2) Lý luận của Chúa Giêsu: Khi Ta tha hình phạt qua việc chữa lành, là Ta tha tội, nguyên nhân của hình phạt.
(3) Lý luận của các Kinh-sư: Trong đám đông, có nhiều các Kinh-sư đến không phải để nghe Thiên Chúa giảng, nhưng để bới lá tìm sâu để có thể kết án Chúa, và họ nghĩ họ đã tìm ra lý do để kết án Chúa phạm thượng: ” Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?”
(4) Chúa Giêsu dùng lý luận của các Kinh-sư và việc chữa lành để chứng minh cho họ biết Ngài là Thiên Chúa: “Tâm trí Đức Giêsu thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: “Sao trong bụng các ông lại nghĩ những điều ấy? Trong hai điều: một là bảo người bại liệt: “Con đã được tha tội rồi,” hai là bảo: “Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi,” điều nào dễ hơn?” Dĩ nhiên điều dễ làm hơn là bảo “Con đã được tha tội rồi;” vì không ai có thể kiểm chứng được, còn điều khó làm là bảo “Đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi;” phải là người có uy quyền mới làm được và mọi người đều kiểm chứng.
“Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, Đức Giêsu bảo người bại liệt, Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà!” Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: “Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ!”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Nghe giảng là để dẫn tới đức tin hay làm cho đức tin tăng trưởng hơn, chứ không phải nghe cho qua lần chiếu lệ. Cả người rao giảng lẫn các tín hữu, chúng ta phải tôn trọng lúc lắng nghe và chia sẻ Lời Chúa.
– Nếu chúng ta khinh thường hay không chịu chuẩn bị, chúng ta đã hoang phí thời giờ của người rao giảng cũng như người nghe; và nhất là không đạt được mục đích của cuộc đời: được sống với Thiên Chúa muôn đời.
LM. Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Friday of the First Week in Ordinary Time2
Viết bởi Lan Hương
Reading 1: (1 Sam 8:4-7, 10-22a)
All the elders of Israel came in a body to Samuel at Ramah
and said to him, “Now that you are old,
and your sons do not follow your example,
appoint a king over us, as other nations have, to judge us.”
Samuel was displeased when they asked for a king to judge them.
He prayed to the LORD, however, who said in answer:
“Grant the people’s every request.
It is not you they reject, they are rejecting me as their king.”
Samuel delivered the message of the LORD in full
to those who were asking him for a king.
He told them:
“The rights of the king who will rule you will be as follows:
He will take your sons and assign them to his chariots and horses,
and they will run before his chariot.
He will also appoint from among them his commanders of groups
of a thousand and of a hundred soldiers.
He will set them to do his plowing and his harvesting,
and to make his implements of war and the equipment of his chariots.
He will use your daughters as ointment makers, as cooks, and as bakers.
He will take the best of your fields, vineyards, and olive groves,
and give them to his officials.
He will tithe your crops and your vineyards,
and give the revenue to his eunuchs and his slaves.
He will take your male and female servants,
as well as your best oxen and your asses,
and use them to do his work.
He will tithe your flocks and you yourselves will become his slaves.
When this takes place,
you will complain against the king whom you have chosen,
but on that day the LORD will not answer you.”
The people, however, refused to listen to Samuel’s warning and said,
“Not so! There must be a king over us.
We too must be like other nations,
with a king to rule us and to lead us in warfare
and fight our battles.”
When Samuel had listened to all the people had to say,
he repeated it to the LORD, who then said to him,
“Grant their request and appoint a king to rule them.”
Gospel: (Mk 2:1-12)
When Jesus returned to Capernaum after some days,
it became known that he was at home.
Many gathered together so that there was no longer room for them,
not even around the door,
and he preached the word to them.
They came bringing to him a paralytic carried by four men.
Unable to get near Jesus because of the crowd,
they opened up the roof above him.
After they had broken through,
they let down the mat on which the paralytic was lying.
When Jesus saw their faith, he said to him,
“Child, your sins are forgiven.”
Now some of the scribes were sitting there asking themselves,
“Why does this man speak that way? He is blaspheming.
Who but God alone can forgive sins?”
Jesus immediately knew in his mind what
they were thinking to themselves,
so he said, “Why are you thinking such things in your hearts?
Which is easier, to say to the paralytic,
‘Your sins are forgiven,’
or to say, ‘Rise, pick up your mat and walk’?
But that you may know
that the Son of Man has authority to forgive sins on earth”
-he said to the paralytic,
“I say to you, rise, pick up your mat, and go home.”
He rose, picked up his mat at once,
and went away in the sight of everyone.
They were all astounded
and glorified God, saying, “We have never seen anything like this.”
________________________________________
I. THEME: People need to listen, to understand and to practice God’s word.
God always teaches and guides people in everything that happen in this world; but not many people want to listen, to understand and to practice His words. Therefore, it is not a surprise to see people continue to suffer because of their sins.
Today readings highlight the need to listen and to respond to God’s will. In the first reading, the Israelites asked the prophet Samuel for a king as other nations, to reign over them because they had lost their trust in him, and they no longer wanted to listen to God’s teaching through him. In the Gospel, Jesus used divine power to heal and to forgive sins in order to prove that he came from God.
II. ANALYSIS:
1/ Reading I: “Hearken to their voice, and make them a king.”
1.1/ People didn’t understand what they asked for: The imagination, “The grass is always greener in the other side of the hill,” is always in human mind. People never satisfy with what they are having; but always looking, searching and demanding for more. The result is they shall never have peace and happiness. Today passage is an example.
(1) People no longer wanted to listen to Samuel, God’s prophet: All the elders of Israel gathered together and came to Samuel at Ramah,and said to him, “Behold, you are old and your sons do not walk in your ways; now appoint for us a king to govern us like all the nations.”
(2) People didn’t want God to reign over them: Samuel displeased with what they said, “Give us a king to govern us.” And Samuel prayed to the LORD. And the LORD said to Samuel, “Hearken to the voice of the people in all that they say to you; for they have not rejected you, but they have rejected me from being king over them.”
1.2/ People must endure results of what they asked for.
(1) God warned people about the results they’re going to suffer: People weren’t wise to foresee what shall be results of having a king to govern them; therefore, God told Samuel to let them know about these results: “These will be the ways of the king who will reign over you: he will take your sons and appoint them to his chariots and to be his horsemen, and to run before his chariots; and he will appoint for himself commanders of thousands and commanders of fifties, and some to plow his ground and to reap his harvest, and to make his implements of war and the equipment of his chariots. He will take your daughters to be perfumers and cooks and bakers. He will take the best of your fields and vineyards and olive orchards and give them to his servants. He will take the tenth of your grain and of your vineyards and give it to his officers and to his servants. He will take your menservants and maidservants, and the best of your cattle and your asses, and put them to his work. He will take the tenth of your flocks, and you shall be his slaves. And in that day you will cry out because of your king, whom you have chosen for yourselves; but the LORD will not answer you in that day.”
(2) People accepted all the results: If people are wise, they shall recognize to ask for a king is foolish due to the following reasons: First, How can people find for them a leader who is wiser than God? Secondly, people and their children are free when God governs them; but they shall become as slaves under a king. Thirdly, they must pay all kinds of taxes for all the king’s needs. Lastly, if later they recognize it is bad to have a king and ask God to withdraw their petition, God won’t listen to them.
But people won’t retract their desire and listen to Samuel, they persisted: “No! but we will have a king over us, that we also may be like all the nations, and that our king may govern us and go out before us and fight our battles.” And when Samuel had heard all the words of the people, he repeated them in the ears of the LORD. And the LORD said to Samuel, “Hearken to their voice, and make them a king.””
2/ Gospel: Jesus is God because he performed God’s works.
2.1/ Jesus has power to heal the sick: St. Mark reported the healing as follows: “When Jesus returned to Capernaum after some days, it was reported that he was at home. And many were gathered together, so that there was no longer room for them, not even about the door; and he was preaching the word to them. And they came, bringing to him a paralytic carried by four men. And when they could not get near him because of the crowd, they removed the roof above him; and when they had made an opening, they let down the pallet on which the paralytic lay.”
The roof of a Jewish house doesn’t decrease from the top to two sides; but has a rectangular form so people can go up to enjoy a fresh air. Therefore, the removing of the roof is a simple task and causes a little damage. Seeing their way of expressing faith, Jesus said to the paralyzed: “My son, your sins are forgiven.” The sin can be the sin of removing the roof or the paralytic’s sins.
2.2/ Jesus has power to forgive sins.
(1) Sin and punishment: According to Jewish tradition, disease is a result from sin; it can be from the sin of parents or the sick (cf. Job 4:7, Jn 9:2). The Rabbi have a saying: “No one can be healed until all of his sins are forgiven.”
(2) Jesus’ argument: If I takes away the punishment through healing, I forgave sins, the cause of the punishment.
(3) The scribes’ argument: In the crowd, there were many scribes. They came to Jesus, not to listen to his preaching, but to find a reason to condemn Jesus. They thought they found a reason to condemn Jesus of blasphemy: “Why does this man speak thus? It is blasphemy! Who can forgive sins but God alone?”
(4) Jesus used the scribes’ argument and the healing to prove to them that he is God: “And immediately Jesus, perceiving in his spirit that they thus questioned within themselves, said to them, “Why do you question thus in your hearts? Which is easier, to say to the paralytic, `Your sins are forgiven,’ or to say, `Rise, take up your pallet and walk’?” Of course, it is easier to say: “Your sins are forgiven,” because no one can verify that. The more difficult is to say: “Rise, take up your pallet and walk,” because everyone can verify if the commander has power to do it or not.
“But that you may know that the Son of man has authority on earth to forgive sins” — he said to the paralytic — “I say to you, rise, take up your pallet and go home.” And he rose, and immediately took up the pallet and went out before them all; so that they were all amazed and glorified God, saying, “We never saw anything like this!”
III. APPLICATION IN LIFE:
– To listen to the priest’s homily is to help our faith to grow, is not just to fulfill our duty for attending Mass. Both the preacher and the faithful must value the homily.
– If the preacher doesn’t carefully prepare for his homily, he wasted his and the faithful’s time; especially he doesn’t help his faithful to know God’s teaching and to do His will to reach the eternal life.